Chất lượng thịt của lợn lai đực Duro cx F1(Pietrai nx Meishan) và đực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 41 - 59)

Chất lượng thịt của hai tổ hợp lai được thể hiện qua bảng 3.4 và 3.5

Bảng 3.4. Chất lượng thịt của cơ thăn của lợn lai đực

Duroc x F1( Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1( Duroc x Meishan)

Chỉ tiêu Du x (Pi x MS) (n=5) Pi x (Du x MS) (n=5) P pH 45 6,76 ± 0,04 6,78 ± 0,05 0,90 pH 24 5,63 ± 0,04 5,75 ± 0,06 0,24 pH 48 5,6 ± 0,30 5,58 ± 0,05 0,81

Tỷ lệ mất nước bảo quản thịt 24 giờ (%) 1.93 ± 0,23 1,56 ± 0,26 0,40 Tỷ lệ mất nước chế biến thịt 24 giờ (%) 29,23 ± 0.67 27,59 ± 0.65 0,11 Tỷ lệ mất nước bảo quản thịt 48h (%) 2,81 ± 0,40 2,09 ± 0,31 0,14 Tỷ lệ mất nước chế biến thịt 48h (%) 30,24 ± 0.80 33,11 ± 0,77 0,07 L*24 (màu sáng ở 24 giờ) 58,34 ± 0.64 55,34 ± 1,37 0,11 a*24 (màu đỏ ở 24 giờ) 13,77 ± 0,25 16,59 ± 0,47 0,00 b*24 (màu vàng ở 24 giờ) 7,29 ± 0,32 7,93 ± 0.82 0,52 L*48 (màu sáng ở 48h) 58,37 ± 0,55 56,16 ± 1,25 0,18 a*48 (màu đỏ ở 48h) 13,92 ± 0,20 17,01 ± 0,315 0,00

b*48 (màu vàng ở 48h) 7,22 ± 0,282 9,08 ± 0,639 0,06 Lực cắt (độ dai của thịt) 24 giờ (N) 40,01 ± 8.60 40,27 ± 7,61 0,81 Lực cắt (độ dai của thịt) 48 giờ (N) 38,95 ± 4.02 46,49± 6.94 0,51 pH là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Sellier (1998) cho rằng giá trị pH liên qua đến 3 loại thịt không bình thường là: thứ nhất là thịt mềm, nhạt, rỉ dịch (PSE) loại này liên quan đến pH sau 45 phút giết thịt có giá trị thấp hơn 5,9, thứ 2 là thịt tối, cứng, khô (DFD) loại này liên quan đến pH sau 24 giờ giết thịt có giá trị cao hơn 6,2, thứ 3 thịt bị axit hóa khi pH sau 24 gờ giết thịt có giá trị từ 5,4-5,5. Các chỉ tiêu pH sau 45 phút, 24 và 48 gờ sau giết thịt ở hai tổ hợp lai là giảm theo thời gian bảo quản điều này phù hợp với quy luật bình thường và giữa hai tổ hợp lai tương đương nhau (p>0,05). Trong nghiên cứu này pH sau 45 phút giết thịt (6,76 - 6,78) và pH sau 24 giờ giết thịt (5,63 – 5,75) của hai tổ hợp lai nằm trong giới hạn bình thường, thịt không bị PSE, DFE, hay acid hóa. Lý do pH cao ở cả hai tổ hợp lai có lẽ nguyên nhân do Meishan và Duroc có pH cao. Thật vậy theo kết quả nghiên cứu của Jiang và cs (2012) báo cáo rằng các tổ hợp lai (L x MS), D x (L x MS), D x (L x Y) với pH sau 45 phút giết thịt lần lượt là 6,18, 6,01, 6,08, trong khi đó lợn PIC là 5.68.Tổ hợp lai Du × (L × Y) có giá trị pH45 là 6,30; 6,55 (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006). Các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1 (L x Y) giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn tương ứng 6,37; 6,31; 6,34 và 5,59; 5,57; 5,57 (Phan Xuân Hảo và cs, 2009).

Tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến thể hiện khả năng giữ nước của thịt và các chất dinh dưỡng bên trong thịt, và đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng thịt. Kết quả cho thấy tỷ lệ mất nước của thịt bảo quản sau 24 giờ của hai tổ hợp lai lần lượt là 1.93; 1,56 không có sai khác thống kê (P>0,05) và nằm trong giới hạn đảm bảo thịt bình thường. Sau 48 giờ bảo quản tổ hợp lai Du x (Pi xMS) cao hơn là 3.6 so với 2,09 % ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) (p<0,05).

Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Phan Xuân Hảo và CS (2009) với các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1(L x Y) có tỷ lệ mất nước của thịt bảo quản sau 24 tương ứng là 2,86; 2,97; 2,73%; tỷ lệ mất nước bảo quản 48 giờ sau giết thịt của tổ hợp lai Du x (L x Y), (Du x Pi) x (L x Y) tương ứng 5,16; 7,73% (Halina Sieczkowska và cs., 2009); Tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 3,78% ở tổ hợp lai 3 giống Pi x (L x Y) và 3,53% ở Pi x F1(Y x L) (Nguyễn Văn

Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006).Tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào và cs (2013) tỷ lệ mất nước của thịt bảo quản sau 24giờ và 48 giờ bảo quản ở tổ hợp lai PiDu50 x F1(L x Y), PiDu75 x F1(L x Y) tương ứng là 1,83; 1,87% và 2,57; 2,71%.

Tỷ lệ mất nước chế biến sau 24 và 48 giờ ở hai tổ hợp lai là tương tự nhau (P>0,05) tương ứng là 29,24; 27,59; 30,24; 33,11. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Phạm Thị Đào và cs (2013) với các tổ hợp lợn lai giữa đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 với nái F1(L x Y) tương ứng là 27,46%, 26,23% và 29,79%).

Màu sắc của thịt có ảnh hưởng quan trọng đến cảm quan của người tiêu dùng. Màu sáng (L24) ở hai tổ hợp lai không có sự sai khác lần lượt là: 58,35; 55,33. Giá trị a*24 tương ứng 13,77; 16,59 có sai khác thống kê giữa hai tổ hợp lai (P<0,05); giá trị b* 24 tương ứng 7,29; 7,94 (p>0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả đã công bố trước đây của Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1 (L×Y) có giá trị a*24 tương ứng là: 13,50; 14,00; 13,92; giá trị b* 24 thấp hơn tương ứng 5,89; 6,40; 6,12. Giá trị L* 48 của thịt thăn ở hai tổ hợp lai là tương đương nhau (P>0,05). Chỉ tiêu a*24 thì a*48 ở tổ hợp lai Pi x (Du xMS) nhận giá trị cao hơn 17,01 so với 13,92 ở tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và có sai khác về mặt thống kê (p<0,05). Giá trị b* 48 ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) cao hơn 9,08 so với 7,22 của tổ hợp lai Du x (Pi x MS) tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2013) giá trị L* 48 của thịt thăn ở tổ hợp lai PiDu50 x F1( L x Y), PiDu75 x F1(L x Y), PiDu25 x F1(L x Y) lần lượt là 53,94; 55,78; 54,71, giá trị a* 48 lần lượt là 16,19; 16,06; 14.65 và b* 48 lần lượt là: 8,79; 8,24; 9,33.

Lực cắt của thịt là một chỉ tiêu được người tiêu dùng quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau khi giết thịt của hai tổ hợp lai là tương tự nhau (P>0,05) với kết quả tương ứng 40,01 ; 40,27 N. Độ dai của thịt bảo quản 48 giờ sau giết thịt của hai tổ hợp lai đạt tương ứng 46.49 ; 38,95 N. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Phạm Thị Đào và cs (2013) độ dai 24 giờ các tổ hợp PiDu 25 x F1(L x Y); PiDu50 x F1(L x Y); PiDu 75 x F1(L x Y) tương ứng là 47,16; 47,47, 46, 49 N và độ dai của thịt bảo quản 48 giờ sau

Phan Xuân Hảo và cs (2009) các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái Y, L và F1 (L x Y) có độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt tương ứng là 42,90; 42,28; 42,26 N.

Thành phần hóa học của thịt thăn hai tổ hợp lai được thể hiện qua bảng 3.5

Bảng 3.5. Thành phần hóa học cơ thăn của lợn lai đực Duroc x F1( Pietrain x Meishan) và đực Pietrain x F1( Duroc x Meishan)

Chỉ tiêu (%) Du x (Pi x MS) (n=5) Pi x (Du x MS) (n=5) P Tỷ lệ vật chất khô 27,78 ± 0,39 23,98 ± 0,14 0,00 Tỷ lệ Protein thô 23,90 ± 0,21 21,17 ± 0,25 0,00 Tỷ lệ Lipit thô 2,53 ± 0,48 1,64 ± 0,19 0,25 Tỷ lệ khoáng tổng số 1,35 ± 0,05 1,47 ± 0,04 0,03

Phần cơ thăn được xem là có thành phần dinh dưỡng đại diện cho phẩm giống. Kết qua cho thấy hàm lượng vật chất khô trong thịt của tổ hợp lai Du x (Pi x MS) cao hơn tổ hợp lai Pi x (Du x MS) tương ứng là 27,78 và 23,98 % ( P< 0,001). Protein thô của tổ hợp lai Du x (Pi x MS) cao hơn (23,9%) so với 21,17% ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) ( P<0,001). Kết quả cho thấy tổ hợp lai Du x (Pi x MS) có giá trị dinh dưỡng tốt hơn Pi x (Du x MS).Lipit thô trong cơ thăn giữa hai tổ hợp lai là tương đương nhau (P>0,05). Lipit trong cơ thăn là chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng thịt, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu độ dai, khả năng giữ nước và nó tạo nên hương vị của thịt. Hàm lượng lipit trong cơ thăn khoảng 2,5% được xem là tốt nhất cho chất lượng thịt (Bejerholm và Barton-Gade, 1986). Giống lợn Meishan có hàm lượng mỡ trong cơ thăn cao, điều này có thể làm tăng hàm lương mỡ ở các con lai của nó (Jiang và cs, 2012). Hàm lượng khoáng ở tổ hợp lai Pi x (Du x MS) lại cao hơn (P<0,05) (1,35 so với 1,47%) (P<0,05).

Kết quả trong nghiên cứu này đều cao hơn hoặc tương đương so với các kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Bộ và cộng sự (2013) trên lợn Pietrain kháng stress mang kiểu gene CC và CT thứ tự là 26,29%, 23,51%, 1,04% và 1,26%, và 25,88%, 23,24%, 0,90% và 1,26% và kết quả của Phạm Thị Đào và cs (2013) trên 3 tổ hợp lai PiDu25 x F1(L x Y), PiDu50 x F1(L x Y) và PiDu75 x F1(L x Y)

lần lượt là 26,23, 21,53, 2,02 và 1,3%; 26,30, 22,18, 2,02, 1,44% và 26,30, 22,63, 2,06 và 1,63%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

- Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất thịt của hai tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và Pi x (Du x MS) có tốc độ sinh trưởng tốt với tăng khối lượng trung bình là 722 và 755g/ngày, lượng ăn vào trung bình (1,90 và 2,01kg/ngày), TTTA trung bình trong giai đoạn nuôi 100 ngày là 2,6 và 2,56.Tỷ lệ móc hàm đạt 79,9 và 79,92%, thịt xẻ đạt 72,44 và 71,21%. Diện tích mắt thịt tổ hợp lai Pi x (Du x MS) cao hơn (54,7 so với 46,64 cm2) (P < 0,05).Tuy nhiên tỷ lệ nạc của hai tổ hợp lai tương đương nhau (P>0,05).

- Các chỉ tiêu pH, tỷ lệ mất nước, độ dai và màu sắc thịt của các tổ hợp lai đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng thịt cụ thể:

+ Các giá trị pH45, pH24, pH48 lần lượt tương ứng ở hai tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và Pi x (Du x MS) là: 6,76; 6,78; 5,63; 5,75; 5,6 và 5,58. Các giá trị nằm trong giới hạn bình thường, thịt không bị PSE, DFE hay axit hóa.

+ Tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến 24 và 48 giờ nằm trong giới hạn bình thường tương ứng với hai tổ hợp lai là: 1,93; 1,56; 3,81 ; 2,09; 29,24; 27,59; 30,24 và 33,1.

+ Màu sắc thịt L*, a*, b* 24 của hai tổ hợp lai tương ứng là: 58,35; 55,33;13,77; 16,59; 7,29 và 7,93. Các giá trị L*, a*, b* sau 48h tương ứng là: 58,37; 56,16; 13,92; 17,01 và 7,22; 9,08. Kết quả màu sắc thịt tương tự với các nghiên cứu đã công bố trên các tổ hợp 3, 4 máu ngoại.

+ Dộ dai của thịt sau 24 và 48h của hai tổ hợp lai lần lượt là: 40,01; 40,27; 38,95 và 46,49N.

- Các chỉ tiêu về VCK, Protein thô trong cơ thăn của tổ hợp lai Du x (Pi x MS) cao hơn tổ hợp lai Pi x (Du x MS) và có sai khác thống kê (P<0,05). Tuy nhiên hàm lượng Lipit lại tương đương nhau (P >0,05) lần lượt là 2,53 và 1,64%. Hàm lượng khoáng của hai tổ hợp lai lần lượt là 1,35 và 1,47% và có sai khác thống kê (P<0,05).

Kiến nghị

Hai tổ hợp lai Du x (Pi x MS) và Pi x (Du x MS) có sức sản xuất và chất lượng thịt tốt, đề nghị đưa vào sản xuất để phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt theo phương thức công nghiệp ở Thừa Thiên Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hà Xuân Bộ, Đỗ Đức Lực, and Đặng Vũ Bình, (2013). Ảnh hưởng của kiểu gen Halothane, tính biệt đến năng suất thịt và chất lượng thịt lợn Pietrain kháng stress. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 11, 1126-1133.

2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003). “Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo”, TCVN – 3899 -84. Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi thú y. 3. Trần Văn Do (2006). Sinh trưởng phát triển của lợn VânPa tại Đakrông,

Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tóm tắt đề tài NCKH. Sở KHCN tỉnh Quảng Trị.

4. Phạm Kim Dung, Nguyễn Văn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Văn Đức, (2004). Về tính trạng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của giống lợn Duroc, Landrace, Yorkshire và tổ hợp lai giữa chúng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12, 1658-1659.

5. Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực, Đặng Vũ Bình (2013). Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 11, 200-208.

6. Phan Xuân Hảo (2002). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrae x Yorkshire). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 5(1): 31-35.

7. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Piétrain và Duroc (PiDu). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 7(3): 269-275. 8. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thuý, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và

Đăng Vũ Bình (2009). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các con lai giữa đực lai PIDU (Piétrain x Duroc) và nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(4): 484-490.

9. Phan Văn Hùng, Đặng Vũ Bình (2008). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1 (LxY) và F1 (YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4(6): 537-541.

10. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt (1997), “Bài giảng kỹ thuật chăn nuôi lợn”. Trường đại học Nông lâm Huế.

11. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2005), “Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 12. Phùng Thăng Long (2007). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất

thịt của tổ hợp lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái). Tạp chí NN&PTNT, 4,, 23-25.

13. Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, Nguyễn Hoàng Định, Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V. Verleyen, F.Farnir, P.Leroy và Đặng Vũ Bình (2008). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng (Việt Nam). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6: 549-555.

14. Trịnh Hồng Sơn, Phạm Duy Phẩm, Trịnh Quang Tuyên, Lê Văn Sáng, Nguyễn Hữu Xa, Vương Thị Mai Hồng, Ngô Văn Tấp, Đàm Tuấn Tú, Nguyễn Văn Tuấn, . Bước đầu xác định đặc điểm sinh học của giống lợn Meishan. Báo cáo khoa học năm 2010, Phần di truyền - giống vật nuôi. 15. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2013). Khả năng

sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn đực dòng tổng hợp VCN03. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11: 965-971.

16. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2014). Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái dòng VCN03. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Số 10: 9-18.

17. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Đinh Văn Chỉnh (2014). Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu năng suất của lợn đực dòng VCN03, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 4: 2-12.

18. Lê Đình Phùng, Phùng Thăng Long, Lê Đức Thạo, Lê Lan Phương, Ngô Mậu Dũng, Nguyễn Văn Danh, Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Hảo, Phạm Khánh Từ (2015). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn lai PIC280 x F1(Landrace x Yorkshire) và PIC399 x

F1(Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Tạp chí NN&PTNT, số 5, 95-102.

19. Lê Văn Phước, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Kim Đường (2008) Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn yorkshire và con lai F1 (Mc x Y) nuôi thịt. Tạp chí khoa học Đại Học Huế,(46),89-96

20. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(LandracexYorkshire) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang.Tạp chí Khoa học và Phát triển 8(1): 106-113.

21. Tổng cục thống kê (2014). Niên giám thống kê tóm tắt năm 2014.

22. Lê Đức Thạo, Phùng Thăng Long, Đinh Thị Bích Lân, Lê Đình Phùng, Nguyễn Văn An (2015). Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lai F1 (Pietrain x Meishan) và F1 (Duroc x Meishan) nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), 100 (1), 165-173.

23. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối giống với lợn đực Duroc và Piétrain.Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 4(6):48- 55.

24. Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn (2010). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LandracexYorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và (PiétrainxDuroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1): 98- 105.

25. Nguyễn Thiện ( 2002). Kết quả nghiên cứu và phất triển lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam. Viện chăn Nuôi 50 năm xây dựng và phát triển, NXB.

26. Nguyễn Thiện (2008), Giống lợn năng suất cao, kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sức sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lợn lai pietrain x (duroc x meishan) và duroc x (pietrain x meishan) (Trang 41 - 59)