3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.7. Các nghiên cứu về thực trạng sản xuất và chất lượng nước uống đóng cha
NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.7.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Hiện nay trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng nước uống đóng chai và điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất loại sản phẩm này. Chất lượng nước uống đóng chai được nghiên cứu trên các phương diện: vi sinh vật và hóa lý.
thương hiệu nước khoáng đóng chai khác nhau, cho thấy số lượng vi khuẩn hiếu khí dao động từ 103
- 106 khuẩn lạc/ 100 ml. Các mầm bệnh phân lập được bao gồm
Pseudomonas (có trong tất cả các thương hiệu), E. coli (có trong 3 thương hiệu). Cả 4
thương hiệu đều không đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cho phép [44].
Silva (2007) nghiên cứu độc lực của Pseudomonas được phân lập từ nước uống, nước máy, nước khoáng, kết quả cho thấy Pseudomonas có khả năng sản xuất các yếu tố gây bệnh như: hemolysins, hemaglutinins, xytotoxins và khả năng bám dính của chúng vào bề mặt các tế bào biểu mô [49].
Nazih (2009) đánh giá sự nguy hiểm của các loại vi khuẩn dinh dưỡng trong nước uống đóng chai được tiêu thụ ở Syria. Mục đích của đề tài cung cấp thông tin đầy đủ về chất lượng vi sinh của các sản phẩm nước và đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng cho sức khỏe con người thông qua điều tra khả năng kháng sinh của các chủng
Pseudomonas và Aeromonas. Nghiên cứu 430 mẫu nước khoáng đóng chai thuộc 10
hãng khác nhau ở trên thị trường Syria đã cho thấy 53,49% các chủng được tìm thấy kháng lại 1 hoặc 2 trong số 20 kháng sinh thử nghiệm. Phần lớn các chủng
Pseudomonas và Aeromonas được tìm thấy có khả năng kháng axid Nalidixic,
ampicillin và novobiodin [47].
Theo nghiên cứu của Amna và Zaid (2010), khi phân tích về chất lượng vi sinh của 187 nhãn hiệu nước khoáng đóng chai khác nhau trên thị trường ở Karachi được phân tích từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 về sự hiện diện của vi khuẩn
Coliforms, vi khuẩn fecal Coliforms, E. coli, fecal Entrococci, Pseudomonas
aeruginosa và tổng số vi khuẩn hiếu khí. Kết quả cho thấy 67 (36%) của các mẫu này
không tuân thủ các tiêu chuẩn hướng dẫn cho nước uống của Pakistan và tổ chức y tế thế giới. Phần lớn các mẫu (39 mẫu) là nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí và
Pseudomonas aeruginosa cao hơn so với tiêu chuẩn, trong khi nhiều người đã bị
nhiễm cả Coliforms (20 mẫu) và vi khuẩn fecal Coliforms (11 mẫu). Sự hiện diện của vi khuẩn Coliforms trong nước uống cho thấy sự hiện diện có thể của vi sinh vật gây bệnh đường ruột do đó không an toàn để uống. Các dữ liệu được trình bày ở đây làm tăng mối quan tâm về chất lượng nước khoáng đóng chai và nêu bật những nguy hiểm gây ra đến sức khỏe cộng đồng [39].
Gangil và cs (2013) đã điều tra chất lượng vi sinh của nước uống đóng chai (gói) bán trên thị trường tại thành phố Jaipur. Trong nghiên cứu này, 20 mẫu nước uống (15 chai nước và 5 gói) khác nhau được lấy ngẫu nhiên, được đánh giá chất lượng trên cơ sở các thông số vi khuẩn khác nhau. Trong số 20 mẫu này, có 50% mẫu được tìm thấy không thỏa mãn tiêu chuẩn. Số lượng Psychrophillic, Coliforms, E. coli
và Staphylococcus có tỷ lệ 25%, 45%, 20% và 5% các mẫu tương ứng đã được tìm
Trên cơ sở kết quả đánh giá vi sinh tổng thể 55% số mẫu được chứng minh là không thích hợp để tiêu thụ. Tất cả các nhãn hiệu túi nước (100%) có số lượng Coliforms cao. Có 6/15 nhãn hiệu nước đóng chai có giá trị vi sinh cao hơn do đó không thích hợp cho con người. Các thương hiệu nước uống đóng chai (gói) ở địa phương đã được tìm thấy không thích hợp cho sự tiêu thụ của con người. Vì vậy, chính phủ cần tăng cường các nỗ lực trong việc giám sát các hoạt động trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này để cung cấp nước sạch và lành mạnh cho công chúng [42].
Oluyege và cs (2014) đã nghiên cứu sự nhiễm vi sinh của nước uống đóng chai ở các đô thị Ado-ekiti thuộc Tây Nam Nigeria. Tổng số 19 mẫu đã được thu thập từ các nhà cung cấp khác nhau, được phân tích các chỉ tiêu hóa lý, tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms tổng và thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh. Kết quả cho thấy tổng số vi khuẩn hiếu khí trung bình trong nước đóng chai là 4,69 log10 cfu/ml, dao động từ 4,43 log10 cfu/ml đến 4,85 log10 cfu/ml và Coliforms tổng số trung bình là 4,38 log10 cfu/ml, dao động từ 4,23 log10 cfu/ml đến 4,68 log10 cfu/ml. Các vi sinh vật phân lập đã được kiểm tra độ nhạy với các kháng sinh khác nhau thường được sử dụng. Những sinh vật này bao gồm: E. coli, Pseudomonas sp., Serratia sp., Micrococcus sp.,
Enterococcus sp., Bacillus sp., Streptococcus sp., Klebsiella sp., Proteus sp.,
Citrobacter sp., Stapylococcus aureus và Salmonella sp. Hầu hết các sinh vật có khả
năng kháng thuốc kháng sinh và điều này đặt ra cho cộng đồng mối nguy về sức khỏe của người sử dụng [48].
Kalpana và cs (2014) đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá chất lượng vi sinh của nước uống đóng chai (gói) bán lẻ ở các cửa hàng tại Chennai. Trong nghiên cứu này, 51 mẫu bao gồm 36 gói và 15 mẫu nước uống đóng chai được phân tích. Kết quả đã phân lập được từ những mẫu nước này các loại vi khuẩn bao gồm: Klebsiella
pneumonia, Enterobacter aerogenes, Citrobacter freundii, Pseudomonas spp.,
Acinetobacter spp., Staphylococcus aureus, Staphylococci không có enzyme đông tụ
máu, Micrococcus spp. và Bacillus spp. Kết quả phân tích cũng cho thấy trong số 36 mẫu gói nước phân tích, có 33,3% mẫu không đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống của tổ chức Y tế thế giới (không có Coliforms/ 100 ml nước) làm cho chúng không thích hợp cho con người tiêu thụ [43].
Một nghiên cứu gần đây của Merfat và cs (2015) đã điều tra chất lượng vi sinh của nước uống đóng chai được phân phối từ các máy đặt tại các trường học và các trường đại học ở Ajman, UAE. Tổng cộng, 49 mẫu nước uống đã được thu thập từ các máy ở các trường học và các trường đại học tại các tiểu vương quốc của Ajman. Nhìn chung, 25 trên tổng số 49 mẫu được tìm thấy chứa hoặc là Pseudomonas aeruginosa
hoặc tổng Coliforms hoặc cả hai. 6 mẫu dương tính với Coliforms tổng, trong khi 19 mẫu dương tính với Pseudomonas aeruginosa. 10 mẫu nước được tìm thấy dương tính
25 mẫu nước uống đóng chai lấy từ máy được tìm thấy không đạt yêu cầu [45].
Bên cạnh các chỉ tiêu vi sinh, các thành phần hóa học trong nước uống đóng chai cũng được phân tích. Moazeni và cs (2013) đã đánh giá chất lượng hóa học của 21 nhãn hiệu nước uống đóng chai ở Iranian. Các chỉ tiêu hóa học được nghiên cứu là K+, F−, Cl−, Mg2+, Ca2+ và pH. Kết quả cho thấy khoảng 43% và 52% các mẫu nghiên cứu có hàm lượng các ion Potassium và sulfate cao hơn hàm lượng ghi trên nhãn. Khoảng 71%, 48% và 67% hàm lượng ion Ca2+, Cl− và pH thấp hơn giá trị ghi trên nhãn [46].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Sunkari (2013) về chất lượng hóa học của nước uống đóng chai tại Ghana cho thấy: Sản phẩm nước uống đóng chai của tất cả các nhãn hiệu ở Ghana đều có hàm lượng As, Cd, Pb, Zn, Na, K và Cu dưới giới hạn cho phép [50].
Nghiên cứu của Fisher và cs (2015) về chất lượng nước đóng gói ở Freetown, Sierra Leone cho thấy không phát hiện bất kì sự nhiễm hóa học nghiêm trọng nào trong số các đại lượng hóa học nghiên cứu [41].
Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu lý, hóa trong nước uống đóng chai ở Kuwait, Abdalrahman và cs (2015) thấy rằng: hàm lượng các kim loại nặng ở hầu hết các mẫu nước uống đóng chai đều đáp ứng tiêu chuẩn nước uống, ngoại trừ hàm lượng Se ở 2 nhãn hiệu địa phương (ABC and Abraaj). Sự khác nhau về chất lượng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự hình thành địa chất nơi nguồn nước ngầm chảy qua và các chất hòa tan từ nguồn nước thiên nhiên hoặc do hệ thống kiểm soát chất lượng nước ở các cơ sở [38].
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong thời gian gần đây, chất lượng nước uống đóng chai cũng được quan tâm nghiên cứu ở nước ta.
Năm 2008, Đặng Ngọc Chánh và cs đã phân tích và so sánh chất lượng vi sinh và lý hóa của sản phầm nước uống đóng chai sản xuất từ nguồn nước máy và nước giếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá về mặt lý hóa, tỷ lệ mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn là 84,2% trong khi mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn là 50%. Có 65,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn vi sinh và 56,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn vi sinh. 100% mẫu nước đóng chai thử nghiệm không tìm thấy độc chất (As, Hg, Cd, Benzen). Tổng cộng mẫu nước đóng chai đạt theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 là 63 mẫu (42%) [14].
uống đóng chai tại một số cơ quan sử dụng làm nước uống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để khảo sát thực trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh như Coliforms, E. coli và Pseudomonas aeruginosa. Kết quả đã xác định mẫu nước uống đóng chai nhiễm Coliforms từ 75,0% đến 89,3%; chỉ tiêu E. coli từ 69,2% đến 78,6% và có từ 3,7% đến 13,0% mẫu nước uống đóng chai không đạt quy định kỹ thuật về chỉ tiêu Pseudomonas aeruginosa. Các chủng vi khuẩn phân lập được có các đặc tính sinh vật hóa học đặc trưng, điển hình của giống, loài; có độc lực với chuột thí nghiệm; vi khuẩn E. coli gây chết chuột tới 65,0%; vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
gây chết 85,0% chuột thí nghiệm [1].
Trần Thị Thanh Nga (2011) đã tiến hành khảo sát chất lượng chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Hà Nam, thu thấp 19 mẫu nước uống đóng chai để khảo sát thực trạng trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi chuẩn gây bệnh như Coliforms, E. coli, bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit, Streptococcus feacalis
và Pseudomonas aeruginosa. Kết quả cho thấy tỉ lệ mẫu đạt rất cao. Có 96,74% mẫu
đạt chỉ tiêu Coliforms tổng số; 97,44% mẫu đạt về Pseudomonas aeruginosa và 100% mẫu đạt về E. coli, bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit [23].
Trần Thị Ánh Hồng và cs (2011) nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã tiến hành thu thấp 49 mẫu nước uống đóng chai để khảo sát thực trạng trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh. Tại thời điểm nghiên cứu là 36%, đây là tỷ lệ nhiễm cao, trong đó các mẫu chưa đạt chỉ tiêu về Coliforms tổng số là cao nhất chiếm 30%; E. coli hoặc Coliforms
chịu nhiệt là 4%; Streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa và bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit là 2% [21].
Phạm Thị Mỹ Hạnh và cs (2012) đã tiến hành nghiên cứu, điều tra 32 cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm 32 mẫu nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy: về điều kiện vệ sinh cơ sở: 100% cơ sở có vi trí sản xuất cách xa nguồn ô nhiễm, có hệ thống thoát nước tốt và kín, không ứ đọng và có nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu; 87,5% cơ sở bố trí kho bảo quản thành phẩm và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ; 96,9% cơ sở có đủ nước sạch để duy trì vệ sinh cơ sở và rửa tay; có 65,6% số cơ sở bố trí phòng thay bảo hộ cho nhân viên sản xuất. Về điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ: 100% cơ sở quan tâm đến việc phòng chống côn trùng, 78,1% cơ sở có đủ dụng cụ chuyên dùng, hợp vệ sinh và có khu vực rửa vỏ bình riêng biệt, 68,8% số cơ sở có đủ bàn cao dùng cho chiết rót sản phẩm. Về điều kiện vệ sinh nhân viên có 78,1% nhân viên có ý thức thực hành vệ sinh tốt, thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức theo đúng quy định. Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước: 28,1% mẫu nước không đạt chỉ tiêu vi sinh chủ yếu là nhiễm E. coli (9,3%) và Pseudomonas
aeruginosa là 18,8%; 100% số mẫu đều đạt các chỉ tiêu về lý hóa theo tiêu chuẩn Việt
Nam về nước uống đóng chai [20].
giá thực trạng sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk, 55 mẫu nước uống đóng chai tại các cơ sở được khảo sát thực trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh. Kết quả Streptococci feacal là 5%, E. coli
hoặc Coliforms chịu nhiệt là 13,3%; bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit là 21,7%;
Pseudomonas aeruginosa là 46,7%. Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy: 80% cơ
sở đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, 43,3% mẫu nước uống đóng chai phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật; người trực tiếp sản xuất có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm đạt 76,2%, trong khi chỉ có 65,9% thực hành đúng về an toàn thực phẩm [36].
Theo Hoàng Quốc Sơn và cs (2014), tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật chung trong nước uống đóng chai tại Nghệ An trong ba năm 2011 - 2013 là 4%. Đây tuy không phải là tỷ lệ nhiễm cao, nhưng phản ánh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, là nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng [25]. Nguyễn Duy Long và Võ Thị Oanh Kiều (2014) khi đánh giá tình hình nhiễm vi sinh vật trong nước uống tại tỉnh Khánh Hòa năm 2011 - 2012, cho thấy tỷ lệ mẫu nước uống đóng chai (n = 53) nhiễm Pseudomonas aeruginosa là 33,96%, Coliforms
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- 35 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 35 sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 130 người (35 chủ cơ sở và 95 nhân viên) trực tiếp tham gia sản xuất tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai được tiến hành điều tra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (xem phụ lục 7).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2015 đến 2/2016
2.1.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- 35 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên toàn tỉnh Quảng Trị - Phòng Thanh tra - Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị
- Phòng thí nghiệm Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế - Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 (Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm Thừa Thiên Huế và Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Quảng Trị)
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học trong sản phẩm nước uống đóng chai tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.2.1.1. Điều tra thực trạng về điều kiện thủ tục hành chính tại cơ sở
2.2.1.2. Điều tra thực trạng chấp hành các quy định về thiết kế nhà xưởng tại cơ sở 2.2.1.3. Điều tra thực trạng vệ sinh khu vực chiết rót và trang thiết bị tại cơ sở
2.2.1.4. Điều tra thực trạng về bao bì chứa đựng sảnphẩm
2.2.1.5. Điều tra thực trạng về nguồn nước nguyênliệu
2.2.1.6. Điều tra thực hành vệ sinh của nhân viên 2.2.1.7. Điều tra thực trạng vệ sinh tại cơ sở
2.2.1.8. Điều tra thực trạng kiến thức của chủ cơ sở và công nhân tại cơ sở
2.2.1.9. Điều tra về tình hình nhiễm vi sinh vật và hoá học trong nước uống đóng chai