Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng nước uống đóng chai được sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.7.2. Các nghiên cứu trong nước

Trong thời gian gần đây, chất lượng nước uống đóng chai cũng được quan tâm nghiên cứu ở nước ta.

Năm 2008, Đặng Ngọc Chánh và cs đã phân tích và so sánh chất lượng vi sinh và lý hóa của sản phầm nước uống đóng chai sản xuất từ nguồn nước máy và nước giếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đánh giá về mặt lý hóa, tỷ lệ mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn là 84,2% trong khi mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn là 50%. Có 65,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước máy đạt tiêu chuẩn vi sinh và 56,7% mẫu nước đóng chai có nguồn từ nước giếng đạt tiêu chuẩn vi sinh. 100% mẫu nước đóng chai thử nghiệm không tìm thấy độc chất (As, Hg, Cd, Benzen). Tổng cộng mẫu nước đóng chai đạt theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004 là 63 mẫu (42%) [14].

uống đóng chai tại một số cơ quan sử dụng làm nước uống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để khảo sát thực trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh như Coliforms, E. coliPseudomonas aeruginosa. Kết quả đã xác định mẫu nước uống đóng chai nhiễm Coliforms từ 75,0% đến 89,3%; chỉ tiêu E. coli từ 69,2% đến 78,6% và có từ 3,7% đến 13,0% mẫu nước uống đóng chai không đạt quy định kỹ thuật về chỉ tiêu Pseudomonas aeruginosa. Các chủng vi khuẩn phân lập được có các đặc tính sinh vật hóa học đặc trưng, điển hình của giống, loài; có độc lực với chuột thí nghiệm; vi khuẩn E. coli gây chết chuột tới 65,0%; vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

gây chết 85,0% chuột thí nghiệm [1].

Trần Thị Thanh Nga (2011) đã tiến hành khảo sát chất lượng chất lượng nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Hà Nam, thu thấp 19 mẫu nước uống đóng chai để khảo sát thực trạng trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi chuẩn gây bệnh như Coliforms, E. coli, bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit, Streptococcus feacalis

Pseudomonas aeruginosa. Kết quả cho thấy tỉ lệ mẫu đạt rất cao. Có 96,74% mẫu

đạt chỉ tiêu Coliforms tổng số; 97,44% mẫu đạt về Pseudomonas aeruginosa và 100% mẫu đạt về E. coli, bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit [23].

Trần Thị Ánh Hồng và cs (2011) nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã tiến hành thu thấp 49 mẫu nước uống đóng chai để khảo sát thực trạng trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh. Tại thời điểm nghiên cứu là 36%, đây là tỷ lệ nhiễm cao, trong đó các mẫu chưa đạt chỉ tiêu về Coliforms tổng số là cao nhất chiếm 30%; E. coli hoặc Coliforms

chịu nhiệt là 4%; Streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa và bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit là 2% [21].

Phạm Thị Mỹ Hạnh và cs (2012) đã tiến hành nghiên cứu, điều tra 32 cơ sở sản xuất và kiểm nghiệm 32 mẫu nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy: về điều kiện vệ sinh cơ sở: 100% cơ sở có vi trí sản xuất cách xa nguồn ô nhiễm, có hệ thống thoát nước tốt và kín, không ứ đọng và có nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu; 87,5% cơ sở bố trí kho bảo quản thành phẩm và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ; 96,9% cơ sở có đủ nước sạch để duy trì vệ sinh cơ sở và rửa tay; có 65,6% số cơ sở bố trí phòng thay bảo hộ cho nhân viên sản xuất. Về điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ: 100% cơ sở quan tâm đến việc phòng chống côn trùng, 78,1% cơ sở có đủ dụng cụ chuyên dùng, hợp vệ sinh và có khu vực rửa vỏ bình riêng biệt, 68,8% số cơ sở có đủ bàn cao dùng cho chiết rót sản phẩm. Về điều kiện vệ sinh nhân viên có 78,1% nhân viên có ý thức thực hành vệ sinh tốt, thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tập huấn kiến thức theo đúng quy định. Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước: 28,1% mẫu nước không đạt chỉ tiêu vi sinh chủ yếu là nhiễm E. coli (9,3%) và Pseudomonas

aeruginosa là 18,8%; 100% số mẫu đều đạt các chỉ tiêu về lý hóa theo tiêu chuẩn Việt

Nam về nước uống đóng chai [20].

giá thực trạng sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk, 55 mẫu nước uống đóng chai tại các cơ sở được khảo sát thực trạng nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và các vi khuẩn gây bệnh. Kết quả Streptococci feacal là 5%, E. coli

hoặc Coliforms chịu nhiệt là 13,3%; bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit là 21,7%;

Pseudomonas aeruginosa là 46,7%. Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy: 80% cơ

sở đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, 43,3% mẫu nước uống đóng chai phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật; người trực tiếp sản xuất có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm đạt 76,2%, trong khi chỉ có 65,9% thực hành đúng về an toàn thực phẩm [36].

Theo Hoàng Quốc Sơn và cs (2014), tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật chung trong nước uống đóng chai tại Nghệ An trong ba năm 2011 - 2013 là 4%. Đây tuy không phải là tỷ lệ nhiễm cao, nhưng phản ánh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, là nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng [25]. Nguyễn Duy Long và Võ Thị Oanh Kiều (2014) khi đánh giá tình hình nhiễm vi sinh vật trong nước uống tại tỉnh Khánh Hòa năm 2011 - 2012, cho thấy tỷ lệ mẫu nước uống đóng chai (n = 53) nhiễm Pseudomonas aeruginosa là 33,96%, Coliforms

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng nước uống đóng chai được sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)