Đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng nước uống đóng chai được sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 57 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Đánh giá thực trạng nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai

cuối năm 2015 tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vào 6 tháng cuối năm 2015 trong nước uống đóng chai của 35 cơ sở sản xuất được mô tả ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh (n=35) TT Các chỉ tiêu Số mẫu Đạt Không đạt 1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí 35 0 2 E. coli 35 0 3 Coliforms 29 6 4 Streptococci feacal 35 0 5 Pseudomonas aeruginosa 35 0

6 Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit 35 0

7 Số cơ sở đạt 6 chỉ tiêu vi sinh 29 6

Qua nghiên cứu lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu vi sinh để đánh giá chất lượng nước uống đóng chai của 35 cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 6 tháng cuối năm 2015 cho thấy: 100% mẫu đạt chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí theo quy định của Bộ y tế (2010b) [6]. Đồng thời, không phát hiện E. coli, Streptococci feacal,

Pseudomonas aeruginosa và bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit trong cả 35 mẫu nước

uống đóng chai.

Có 6 mẫu nước không đạt về chỉ tiêu vi sinh, chiếm 17,14%, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Coliforms. Tỷ lệ này tăng 2,86% so với tỷ lệ nhiễm Coliforms tổng số 6 tháng đầu năm 2015.

Như vậy, chỉ có 6/35 (17,14%) cơ sở có mẫu nước uống đóng chai không đạt tiêu chuẩn vi sinh, so với 14/35 (40%) cơ sở không đạt vào 6 tháng đầu năm 2015. Kết quả này đạt được là nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng cũng như hiểu biết, nhận thức và ý thức của chủ cơ sở, công nhân được tăng cường. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh tranh (2008) (có 8% số mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về mặt vi sinh) [17], Trần Thị Thanh Nga (2012): 5,3% [23], nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Gangil và cs (2013) về tỷ lệ mẫu nhiễm Coliforms tổng số trong nước uống đóng chai ở thành phố Jaipur là 45% [42].

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn 6/35 mẫu nhiễm Coliforms tổng số. Đây là loại vi khuẩn rất dễ nhiễm trong nước là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho cơ thể con người [63]. Vì vậy, để sản xuất nước uống đóng chai được đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm vi sinh vật, cơ sở cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nước đầu vào;

công đoạn lọc và thanh trùng nước an toàn; các bước làm sạch bình chứa và thói quen thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc đóng nắp, lưu kho thành phẩm.

3.2.2. Đánh giá thực trạng nhiễm hóa chất trong nước uống đóng chai 6 tháng cuối năm 2015 tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Theo kết quả hậu kiểm nước uống đóng chai của 35 cơ sở sản xuất 6 tháng đầu năm 2015 đã cho thấy tỉ lệ nhiễm hóa chất Clor rất cao (hơn 50%) (bảng 3.7). Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành lấy mẫu để kiểm tra hàm lượng Clor dư, đồng thời kiểm tra thêm các độc chất (thủy ngân và mangan) trong sản phẩm vào 6 tháng cuối năm 2015.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học vào 6 tháng cuối năm 2015 trong nước uống đóng chai của 35 cơ sở sản xuất được mô tả ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả phân tích chỉ tiêu hóa học (n=35)

TT Các chỉ tiêu Số mẫu Đạt Không đạt 1 Clor 33 2 2 Thủy ngân 35 0 3 Mangan 35 0 4 Số cơ sở đạt 3 chỉ tiêu 33 2

Kết quả phân tích ở bảng 3.9 cho thấy: không có mẫu nước nào nhiễm thủy ngân và mangan. Chỉ có 2 mẫu có chứa Clor dư, chiếm tỷ lệ 5,71%. Giá trị này tương đương với tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu về hàm lượng Clor trong nghiên cứu của Chi cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ngãi (2014) là 5,5% [59], nhưng cao hơn so với kết quả công bố của Đặng Ngọc Chánh và cs (2008) rằng không có mẫu nào nhiễm Clor trong 150 mẫu khảo sát [14]. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Moazeni và cs (2013) về 21 nhẫn hiệu nước uống đóng chai ở Iran cho thấy số mẫu đạt đối với chỉ tiêu Clor chỉ 48% [46].

Mặc dù, tỷ lệ mẫu có dư lượng Clor trong sản phẩm nước uống đóng chai 6 tháng cuối năm 2015 (5,71%) rất thấp so với tỷ lệ nhiễm Clor (51,43%) của 6 tháng đầu năm 2015 (bảng 3.7) nhưng thực trạng này đã cho thấy vẫn còn một số cơ sở không tuân thủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đây là vấn đề đáng lo ngại, cần phát hiện nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng nước uống đóng chai được sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)