Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 36)

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý + Điạ hình

+ Khí hậu, thủy văn. + Các nguồn tài nguyên

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.2.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái 2.2.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên

- Về tổ chức, bộ máy

- Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động - Trang thiết bị, trụ sở làm việc, kho lưu trữ - Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao

2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019 Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019

- Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đăng ký biến động đất đai.

- Công tác trích lục, trích đo địa chính

- Công tác chuyển đổi quyền sử dụng đất; xác định thời hạn sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất; đăng ký giao dich đảm bảo; cung cấp thông tin địa chính

- Quản lý bản đồ địa chính.

- Lưu trữ, cung cấp thông tin số liệu địa chính

2.2.5. Ý kiến đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ so với chỉ tiêu được giao

- Đánh giá của người sử dụng đất, của cán bộ tham gia trực tiếp về thực hiện thủ tục hành chính.

- Đánh giá khác

2.2.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

- Những ưu điểm, hạn chế của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2019

- Nguyên nhân làm hạn chế kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu chưa được công bố, tính toán phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp điều tra như sau:

- Điều tra phỏng vấn bằng bộ câu hỏi qua phiếu điều tra chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của cán bộ, người sử dụng đất về hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Nội dung thông tin được thu thập theo mẫu phiếu điều tra bao gồm: + Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có hồ sơ giao dịch tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2019: Tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, địa chỉ, nhận xét về việc thực hiện thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên cụ thể về: mức độ công khai, thái độ làm việc của cán bộ “1 cửa”, thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định (điều tra ngẫu nhiên phiếu phân theo địa bàn 9 thành phố Thị xã, huyện, số phiếu điều tra tùy thuộc vào số lượng hồ sơ thực hiện trong các năm tại mỗi thành phố, thị xã, huyện).

+ Đối với cán bộ tham gia trực tiếp (viên chức, người lao động của Văn phòng Đăng ký đất đai): Tên người tham gia trực tiếp trong hoạt động của văn phòng, nhận xét đánh giá về cơ chế phối hợp và các hoạt động của VPĐKQSDĐ. Cụ thể điều tra như sau:

Bảng 2.1. Số phiếu điều tra theo đối tượng

STT ĐỐI TƯỢNG SỐ PHIẾU (Phiếu)

1 Tổ chức sử dụng đất 30

2 Hộ gia đình, cá nhân 70

3 Cán bộ tham gia trực tiếp 50

TỔNG 150

- Số liệu thứ cấp: là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố hoặc thông qua ở các cấp, các ngành.

- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:

Thu thập các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tại UBND tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh... phục vụ cho nghiên cứu của đề tài, trong đó:

+ Tại UBND tỉnh: Thu thập số liệu báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 - 2019.

+ Tại Cục thống kê: Thu thập số liệu thống kê có liên quan trong niên giám thống kê 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

+ Tại Sở Tài nguyên và Môi trường: Thu thập số liệu, các báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, tập trung các văn bản liên quan đến Văn phòng Đăng ký đất đai.

+ Tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh: Thu thập các văn bản liên quan đến hoạt động; các số liệu, báo cáo tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 2014 - 2019.

+ Thu thập các văn bản pháp luật, tạp trí nghiên cứu, bài giảng về đăng ký đất đai, hệ thống đăng ký đất đai tại các thư viện.

2.3.2. Phương pháp thống kê tổng hợp

Các thông tin thu thập được về hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai được chia thành nhóm, thống kê, tổng hợp và hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể theo các nội dung nghiên cứu, để từ đó tìm ra những tính chất cơ bản, những nét đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh

Phân tích, so sánh các số liệu điều tra sơ cấp với các số liệu điều tra thứ cấp; So sánh kết quả nghiên cứu với tình hình thực tiễn của địa phương, để

đánh giá được kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excell để xử lý các số liệu thu thập được về việc đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của cán bộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất về hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai. Qua đó khái quát để đưa ra đánh giá, nhận xét cho vấn đề nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Sơđồ vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. + Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội,

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,

+ Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, + Phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 352.663,68 ha, dân số 1.255.000 người Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của Vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 10 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế

3.1.1.2. Điạ hình

+ Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phá Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, một số nơi có địa hình đá vôi quá trình castơ phát triển mạnh. Độ cao địa hình từ 500 -1000m, độ dốc trung bình từ 25-350.

+ Vùng địa hình đồi núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồi đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm:

+ Địa hình đồng bằng: Nằm ở phía nam của tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xem giữa các đồi bát úp dốc thoái là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường <100.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của nhiệt đới gió mùa.Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28 0C và lượng mưa trong mùa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song có sự khác biệt về độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Thủy văn: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: Sông Cầu có lưu vực 3.480 km2; Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có tài nguyên, khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ), chì, kẽm, thiếc...

b.Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.

+ Đất phù sa: Diện tích 19.448ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, sông Công và các Sông suối khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho việc phát triển các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu...)

- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các tỉnh phía Nam của tỉnh. Đất bằng hiện đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đật ở các chân sườn hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân tán hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình gây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.

c.Tài nguyên nước mặt: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều.

Gồm các con sông lớn là: Sông Cầu; Sông Công; Sông Nghịch Tường. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

d.Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: Thắng cảnh Hồ Núi Cốc; Di tích hang phượng hoàng, suối Mỏ Gà.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2019

Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.1.

- Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2014-2019 đạt 16,04% trong đó, năm 2019 tăng trưởng cao nhất đạt 15,85%, năm 2014 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 14,48% do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng % 10,27 10,50 11,68 12,60 11,25 11,78 1 Nông, lâm nghiệp,

thủy sản % 4,32 4,38 4.41 4,50 4,78 5,15 2 Công nghiệp - XDCB % 14,48 15,50 16,14 18,90 15,39 15,85 3 Thương mại - Dịch vụ % 12,00 11,97 12,40 13,50 13,95 14,26

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014 - 2019)

- Tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ tương đối ổn định bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 13,01% trong đó năm 2019 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 14,26%, riêng năm 2014 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này.

- Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp cho tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2019 là 3,85%.

Với lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chủ trương chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, thu hút lao động và khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Kinh tế tỉnh Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần từ 21,76% năm 2010 xuống 22,48 % năm 2020; tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm giao động từ

41,32 % đến 42,35 %; ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng từ 36,92% năm 2010 đến 39,17 % năm 2020 cơ cấu nền kinh tế. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)