* Ưu điểm
- Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở, ngành UBND cấp huyện, sự phối hợp của phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã nên Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị.
- Các chi nhánh trong thời gian đầu mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí và các điều kiện thực hiện, nhưng đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo không để ùn tắc công việc, giải quyết cơ bản kịp thời các thủ tục hành chính.
- Kết quả thực hiện Văn phòng đăng ký một cấp đã phát huy được một số ưu điểm:
+ Văn phòng đăng ký một cấp sau khi được kiện toàn, mặc dù còn nhiều khó khăn về các điều kiện thực hiện nhưng đã thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng.
+ Hoạt động đăng ký đất đai có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, đảm bảo việc triển khai thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận của địa phương theo đúng kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, theo nhiệm vụ chính trị của địa phương; đội ngũ cán bộ trong hệ thống Văn phòng đăng ký một cấp
đã được điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn cán bộ hiện có.
+ Chất lượng thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận được nâng cao, đảm bảo sự thống nhất trong toàn tinhrdo Văn phòng đăng ký 1 cấp đã thường xuyên kiểm tra, quản lý, hướng dẫn các chi nhánh;
+ Văn phòng đăng ký đất đai đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn về thẩm quyền và đã quan tâm chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhập, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để đảm bảo tính thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.
* Tồn tại, hạn chế
- Việc xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính tại các huyện thực hiện còn chậm, hồ sơ địa chính không được cập nhật biến động thường xuyên dẫn đến khó khăn cho việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc sắp xếp hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được các địa phương thực hiện, các kho lưu trữ hồ sơ địa chính còn tạm thời, không thuận tiện cho việc tra cứu, cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên hồ sơ địa chính.
- Trang thiết bị kỹ thuật cho Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh sau khi tổ chức lại còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
- Hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng ký đất đai được lập qua các thời kỳ không được lưu trữ đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.
* Nguyên nhân hạn chế
- Số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai rất lớn nên các chi nhánh đều phải bố trí ít nhất 2 cán bộ (riêng chi nhánh thành phố Thái Nguyên phải bố trí 05 cán bộ) thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả. Biên chế của các chi nhánh quá ít, bình quân 4-5 biên chế một huyện, do đó cán bộ bố trí tiếp nhận và trả kết quả đa số là cán bộ hợp đồng.
- Hồ sơ địa chính được lập qua các thời kỳ không được cập nhập biến động thường xuyên, hồ sơ đất đai không được lưu trữ đầy đủ dẫn đến gập rất nhiều khó khăn khi giải quyết các hồ sơ về đăng ký biến động đất đai, việc người sử dụng đất tự ý chuyển đổi, chuyển mục đích sử dụng, sử dụng đất không đúng ranh giới được cấp giấy chứng nhận cũng gây khó khăn cho việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.
- Khi sát nhập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về Văn phòng Đăng ký đất đai để hoạt động theo cơ chế 1 cấp, một khối lượng lớn công việc trước đây đang do cán bộ địa chính cấp xã, phường thực hiện như trích lục bản đồ địa chính, tách thửa đất, hướng dẫn lập hồ sơ, cung cấp thông tin đất đai…Đến nay, cán bộ địa chính cấp xã, phường đều hướng dẫn người sử dụng đất đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện, dẫn đến các chi nhánh quá tải về công việc.
- Một số nguyên nhân về quá hạn giải quyết đối với một số thủ tục hành chính: + Việc đo đạc tách thửa đất theo yêu cầu của người sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2003, trước đây do cán bộ địa chính cấp xã hoặc do các công ty đo đạc, bản đồ thực hiện và không đưa vào thủ tục hành chính, người sử dụng đất tự thỏa thuận với các công ty, cán bộ địa chính cấp xã và thực hiện. Khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp đã đưa việc đo đạc tách thửa đất vào giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính, đa số người dân lựa chọn Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện.
+ Trong khoảng thời gian từ năm 1/4/2016 đến hết 6/2017 do vừa phải tiếp nhận hồ sơ mới và phải giải quyết một số hồ sơ tồn từ trước 31/3/2016 (3.631 hồ sơ) do các huyện bàn giao nên cũng để một số trường hợp trả kết quả quá thời gian quy định.
+ Thời gian đầu do còn lúng túng trong quy trình luân chuyển hồ sơ từ cấp huyện về Sở và từ Sở chuyển kết quả về các huyện, thành phố, thị xã. Trang bị thiếu thốn để các Chi nhánh hoạt động như máy quét hồ sơ, máy đo
toàn đạc, máy tính, máy in A3… chưa được trang bị nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
+ Sự phối hợp giữa Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai với UBND cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, chi cục thuế còn chưa tốt, khi hồ sơ Văn phòng Đăng ký chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường còn trả đi trả lại nhiều lần do không thống nhất cách giải quyết hồ sơ. Cơ quan thuế khi tiếp nhận hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính không giải quyết đúng thời gian quy định dẫn đến chậm thủ tục hành chính. Một số huyện việc phối hợp giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu giữa chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai với UBND cấp xã còn chưa tốt dẫn đến việc chậm trả kết quả.
3.6.2. đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
Một là, Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị theo Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh với các cơ quan đơn vị liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai ban hành kèm theo Quyết định số 28/2016/QĐ- UBND ngày 20/09/2016 của UBND tỉnh.
Hai là, chủ trì và phối hợp với các địa phương và đơn vị tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, người dân sử dụng đất hiểu biết hơn về quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, quy trình thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, nhằm giảm các khâu trung gian, chi phí không chính thức cho người dân trước khi thực hiện thủ tục hành chính.
Ba là, đầu tư cơ sở vật chất, đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Nhằm đảm bảo trong những năm tới, 100% thủ tục hành chính của Sở và các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai được tin học hóa để thực hiện quản lý quy trình tiếp nhận, cung cấp, giải quyết thủ tục hành chính; được liên thông
đồng bộ với hệ thống điện tử của các huyện, của tỉnh và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3.
Bốn là, tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức người lao động của Văn phòng Đăng ký đất đai và cán bộ địa chính cấp huyện. Bố trí đảm bảo đủ cán bộ để tiếp nhận hoặc hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ cho công dân tại bộ phận một cửa do các Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện, nhất là ở các thành phố, thị xã nơi có nhu cầu giao dịch lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính của công dân.
Năm là, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt đối với cấp xã và cán bộ địa chính cấp xã thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm theo phân cấp như: hướng dẫn người sử dụng đất lập hồ sơ đăng ký đất đai, trích lục bản đồ, cung cấp thông tin đất đai…, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thẩm định hồ sơ.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hành chính gắn với thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức của Sở, thanh tra, kiểm tra công vụ của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã, kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Kết quả điều tra, nghiên cứu luận văn đã làm rõ được thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai. Khẳng định được Văn phòng đăng ký đất đai thành lập và hoạt động theo phương châm lấy người sử dụng đất và yêu cầu giao dịch của xã hội là trung tâm và là đối tượng phục vụ; hoạt động của văn phòng đã được kết hợp đồng thời với nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính ở địa phương. Cụ thể kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở:
+ Kết quả đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2019 tổng số hồ sơ tiếp nhận là 29853 hồ sơ với các hình thức cấp đổi GCNQSD đất; cấp lại GCNQSD đất; đăng ký, cấp GCNQSD đất lần đầu. tổng số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn là 26859 hồ sơ đạt 89,97%, số hồ sơ đang giả quyết là 1466 chiếm 4,91%, số hồ sơ quá hạn là 966 hồ sơ chiếm 3,24%; số hồ sơ bị trả lại là 562 hồ sơ chiếm 1,88%. Nguyên nhân hồ sơ bị quá hạn là do đối tượng làm thủ tục bổ sung thêm các giầy tờ chậm, hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm…; Nguyên nhân các hồ sơ bị trả lại là do hồ sơ không đầy đủ; tranh chấp; chủ sử dụng đất không chứng minh được nguồn gốc sử dụng đất…
+ Các loại hình đăng ký biến động sử dụng đất chính tại Văn phòng đăng ký đất đai đó là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, gia hạn và thế chấp, xóa thế chấp quyền sử dụng đất, tách hợp thửa đất.
- Đề xuất được 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐ đai: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị; giải pháp về tuyên truyền chính sách, pháp luật đất đai; giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất; giải pháp về tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn; Giải pháp về tương cường công tác QLNN về đất đai tại địa phương; giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
2. Kiến nghị
- UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí phòng làm việc và kho lưu trữ để đảm bảo cho các chi nhánh có đư chỗ ngồi làm việc và có kho lưu trữ hồ sơ địa chính theo đúng quy định.
- Xem xét bổ sung chỉ tiêu viên chức cho số lượng cán bộ thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004). Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Hà Nội. Phần KQ NC (lập và qLHSĐC)
2. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường (2005). Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014a). Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014).Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơđịa chính, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015). Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký đất đai, Hà Nội.
7. Chính phủ (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009). Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội. 9. Chính phủ (2010). Nghịđịnh số 83/2010/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
10. Chính phủ (2014). Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2013, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Chiến (2006). Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển.
12. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2012). Quản lý đất đai và Bất động sản đô thị. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
13. Đặng Anh Quân (2011). Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển, TP Hồ Chí Minh.
14. Quốc hội nước CHXHCNVN (1987), Luật Đất đai 1987, Nxb Chính trị Quốc gia.
15. Quốc hội nước CHXHCNVN (1993), Luật Đất đai 1993, Nxb Chính trị Quốc gia.
16. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị Quốc gia.
18. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Luật Dân sự 2015, Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
20. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình quản lý thị trường bất động sản, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
21. UBND tỉnh Thái Nguyên (2018). Niên giám thống kế tỉnh Thái Nguyên,