3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2019
Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.1.
- Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2014-2019 đạt 16,04% trong đó, năm 2019 tăng trưởng cao nhất đạt 15,85%, năm 2014 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 14,48% do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng % 10,27 10,50 11,68 12,60 11,25 11,78 1 Nông, lâm nghiệp,
thủy sản % 4,32 4,38 4.41 4,50 4,78 5,15 2 Công nghiệp - XDCB % 14,48 15,50 16,14 18,90 15,39 15,85 3 Thương mại - Dịch vụ % 12,00 11,97 12,40 13,50 13,95 14,26
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014 - 2019)
- Tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ tương đối ổn định bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 13,01% trong đó năm 2019 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 14,26%, riêng năm 2014 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này.
- Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp cho tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2019 là 3,85%.
Với lợi thế từ tự nhiên, kết hợp với nhiều chủ trương chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, thu hút lao động và khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Kinh tế tỉnh Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần từ 21,76% năm 2010 xuống 22,48 % năm 2020; tỷ trọng trong ngành công nghiệp, xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm giao động từ
41,32 % đến 42,35 %; ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng từ 36,92% năm 2010 đến 39,17 % năm 2020 cơ cấu nền kinh tế. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân và giữ vững chính trị, xã hội quốc phòng, an ninh.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tình hình dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2 Tình hình dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2019
Hạng mục Đơn vị hành chính Mật độ dân số Số xã Số thị trấn Số phường Mật độ dân số trung bình (người/km2) Dân số trung bình (Người) TP.Thái Nguyên 11 0 21 1.633 364.078 TP. Sông Công 4 0 7 692 66.888 Huyện Đại Từ 28 2 0 288 165.192 Huyện Phú Lương 13 1 0 276 96.744 Huyện Định Hóa 23 1 0 173 88.946 Huyện Đồng Hỷ 13 2 0 209 89.435 Huyện Võ Nhai 14 1 0 81 67.637 Thị xã Phổ Yên 14 1 4 672 173.945 Huyện Phú Bình 19 1 0 584 142.205
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019 )
* Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2019 toàn tỉnh có 1.255 nghìn người, sinh sống trên địa bàn của 139 xã, 32 phường, 9 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, huyên Phổ
Yên, huyên Phú Bình và huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyên Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương. Đơn vị hành chính, mật độ dân số, dân số được thể hiện qua bảng:
Dân số năm 2019 trên địa bàn là 1.255 nghìn người; tăng 11,3 nghìn người so với năm 2018. Dân số khu vực thành thị chiếm 35,1% và dân số khu vực nông thôn chiếm 64,9% tổng dân số.
Tổng tỷ suất sinh năm 2019 đạt 2,09 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 115 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 18,32‰; tỷ suất chết thô là 7‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 14,2‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 21‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,32‰. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của dân số tỉnh Thái Nguyên là 73,5 năm, trong đó nam là 70,9 năm và nữ là 76,2 năm (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019 ).
3.1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Hệ thống giao
Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, quốc lộ 1B, quốc lộ 37; tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đường sắt Hà Nội- Quán Triều: tuyến đường sắt Kép- Lưu Xá (Lạng Giang, Bắc Giang).
Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển cửa Sông Cầu và Sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm Đa Phúc đang được xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có thể kết nối đến cảng Hải Phòng. Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các huyện trong tỉnh.
b. Hệ thống Thủy lợi
Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng Sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính
từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
c. Y tế
Tổng cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn là 666 cơ sở, trong đó có 24 bệnh viện (20 bệnh viện nhà nước quản lý và 4 bệnh viện ngoài nhà nước); 11 phòng khám đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã phường; 27 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp và 423 cơ sở khám chữa bệnh và y tế khác. Số giường bệnh trên địa bàn là 5.816 giường, tăng 201 giường (+3,6%) so với năm 2017; trong đó có 4.916 giường trong các bệnh viện, tăng 4,3%. Số giường bệnh của các cơ sở y tế (không tính giường của trạm y tế) bình quân 1 vạn dân năm 2018 là 39 giường bệnh, tăng 1,3 giường bệnh/1 vạn dân so với năm 2017.
d. Giáo dục - đào tạo
Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2018, toàn tỉnh có 451 trường học phổ thông, số học sinh phổ thông có 205,7 nghìn người, tăng 3,9%. Bao gồm: tiểu học có 103,6 nghìn học sinh (tăng 5,3%), trung học cơ sở có 65,9 nghìn học sinh (tăng 2,5%); trung học phổ thông có 36,2 nghìn học sinh (tăng 2,5%).
Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 10 trường trung cấp; 14 trường cao đẳng và 9 trường đại học. Tổng số có 25,8 nghìn học sinh học hệ trung cấp (giảm 3,8% so với năm 2017); 12,2 nghìn sinh viên học hệ cao đẳng (giảm 0,5%) và là 38,8 nghìn sinh viên (giảm 9,4%) đang học đại học.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên
3.1.3.1. Thuận lợi
- Thái Nguyên có vị trí địa lý chính trị quan trọng, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp.
- Tỉnh Thái Nguyên có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp như: yêu nước, yêu quê hương, cách mạng, nhân dân tin yêu Đảng, các dân tộc đoàn kết, cần cù lao động, thông minh, sáng tạo... là yếu tố có ý nghĩa rất cơ bản và quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, góp phần cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Tiềm năng về nguồn nhân lực: Thái Nguyên hiện có nhiều trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên (10 trường). Ngoài ra còn có trên 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả các tỉnh khác.
- Trên địa bàn tỉnh có các Khu công nghiệp của trung ương và địa phương đây là những điều kiện rất thuận lợi trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế Quốc tế của tỉnh.
- Về tài nguyên đất và rừng là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng các loại cây có thế mạnh như chè, cây ăn quả, cây đặc sản, phát triển trồng rừng, phát triển ngành chăn nuôi. Xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm sản, tăng kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm nông, lâm nghiệp.
- Về tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…
3.1.3.2. Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những tiềm năng thế mạnh, thuận lợi đã nêu, Thái Nguyên cũng còn gặp một số khó khăn, thách thức lớn như sau:
- Là tỉnh miền núi, các yếu tố địa chất, thổ nhưỡng phức tạp, khoáng sản nhiều nhưng phân tán, đầu tư khai thác hiệu quả thấp, khả năng đầu tư vốn cho kết cấu hạ tầng của địa phương hạn chế.
- Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội đã đạt ở mức cao hơn bình quân chung cả nước, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên.Năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao.
- Văn hoá - xã hội còn một số mặt hạn chế, yếu kém, nhất là các loại tội phạm, tệ nạn ma tuý còn diễn biến phức tạp. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều
3.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
* Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2019
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2019 diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 352.664 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:
* Đất nông nghiệp: Là 303555 ha, chiếm 86,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó :
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 112.048 ha, chiếm 31,77%. - Diện tích đất trồng cây lâu năm là 51.019 ha, chiếm 14,57 % - Diện tích đất trồng cây hàng năm là 61.029 ha, chiếm 17,31 %.
* Đất phi nông nghiệp: Là 44.445 ha, chiếm 12,60% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Diện tích đất ở là 12.346 ha, chiếm 4,06 %.
- Diện tích đất chuyên dùng là 21.760 ha, chiếm 6,17 %.
* Diện tích đất chưa sử dụng: Là 4.664 ha, chiếm 1,33% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Đơn vị tính(ha) STT Chỉ tiêu Mã Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu I TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 352664 100,0 1 Đất nông nghiệp NNP 303555 86,08 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 112048 31,77 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 61029 17,31 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 44754 12,69 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 16275 4,61 1.1.2 Đất tồng cây lâu năm CLN 51019 14,47 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 186648 52,92 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 109605 31,09 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 37688 33,10 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 39354 10,69 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4622 1,31 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 237 0,07
2 Đất phi nông nghiệp PNN 44445 12,63
2.1 Đất ở OCT 12346 4,06
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 9834 2,78 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2512 0,71
2.2 Đất chuyên dùng CDG 21760 6,17 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 158 0,04
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2657 0,75
2.2.3 Đất an ninh CAN 479 0,14
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1269 0,36
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 5157 1,46
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 12041 3,41
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 81 0,02
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 69 0,02
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa… NTD 837 0,24
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 5642 1,60
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3698 1,05
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12 0,003
3 Đất chưa sử dụng CSD 4664 1,33 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 989 0,28 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1517 0,43 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 2157 0,61
(Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2019)
Trong cơ cấu các loại đất, đất nông nghiệp có tỷ trọng cao và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá. Tỷ trọng đất phi nông nghiệp có xu
hướng tăng, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì trong tương lai quỹ đất ở của tỉnh sẽ còn mở rộng.
* Cơ cấu các loại đất của tỉnh Thái Nguyên
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2018 là 352.664 ha (Bảng 3.1), trong đó:
- Đất nông nghiệp: 303555ha, chiếm 86,08% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 44445 ha, chiếm 12,63% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 4664 ha, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên.
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất tỉnh Thái Nguyên năm 2018
3.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Về tổ chức, bộ máy
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên (Văn phòng đăng ký 1cấp) được thành lập theo Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 29/1/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Sau khi có quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian từ ngày 29/1/2016 đến ngày 31/03/2016, sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính triển khai thực hiện.
Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch số 168/KH-STNMT ngày 03/02/2016 về việc tiếp nhận và bàn giao Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND cấp huyện về Sở Tài nguyên và môi trường.
Sở Nội vụ có Văn bản số 173/SNV-TCBM&TBD ngày 04/02/2016 hướng dẫn công tác bàn giao về tổ chức bộ máy và nhân sự.
Tổ chức bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai gồm 4 phòng chức năng và 9 chi nhánh.
Tổng số cán bộ và người lao động của Văn phòng Đăng ký đất đai hiện nay là 167 người, trong đó có 60 viên chức và 107 cán bộ hợp đồng. Trình độ chuyên môn có 30 cán bộ có trình độ thạc sỹ (17,9%), 126 cán bộ có trình độ Đại học (74,5%), 11 cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp (6,7%).
Sau khi tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai rà soát, đánh giá và sắp xếp lại cán bộ hiện có hợp lý hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng chi nhánh, điều động tăng cường 06 cán bộ, chủ yếu cán bộ kỹ thuật đo đạc cho các chi nhánh. Đồng thời kiện toàn cán bộ lãnh đạo các chi nhánh, bổ nhiệm 04 Giám đốc chi nhánh, 02 phó Giám đốc chi nhánh.
Tổ chức tập huấn kỹ năng làm việc, đặc biệt là hướng dẫn về công nghệ thông tin cho cán bộ của các chi nhánh, hướng dẫn kỹ thuật đo đạc tách thửa bằng máy toàn đạc điện tử. Khi nhận chuyển giao, đến 70% cán bộ của các chi nhánh chưa sử dụng thành thạo các phần mềm về bản đồ địa chính, phần phềm xây dựng cơ sở dữ liệu, hoặc trích lục bản đồ bằng công nghệ số, đặc biệt là thực hiện đo đạc tách thửa bằng máy toàn đạc điện tử.
Một số chi nhánh có số lượng biên chế được giao thấp, như chi nhánh thành phố Thái Nguyên 6/31 cán bộ là viên chức; huyện Định Hóa có 3/8 cán