Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

3.1.1.1. Sơđồ vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. + Phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội,

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,

+ Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, + Phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 352.663,68 ha, dân số 1.255.000 người Thái Nguyên là nơi tụ hội các nền văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của Vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 10 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc.

Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế

3.1.1.2. Điạ hình

+ Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phá Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, một số nơi có địa hình đá vôi quá trình castơ phát triển mạnh. Độ cao địa hình từ 500 -1000m, độ dốc trung bình từ 25-350.

+ Vùng địa hình đồi núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồi đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm:

+ Địa hình đồng bằng: Nằm ở phía nam của tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xem giữa các đồi bát úp dốc thoái là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường <100.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của nhiệt đới gió mùa.Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28 0C và lượng mưa trong mùa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song có sự khác biệt về độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Thủy văn: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: Sông Cầu có lưu vực 3.480 km2; Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có tài nguyên, khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ), chì, kẽm, thiếc...

b.Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.

+ Đất phù sa: Diện tích 19.448ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, sông Công và các Sông suối khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hàng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho việc phát triển các cây nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu...)

- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các tỉnh phía Nam của tỉnh. Đất bằng hiện đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đật ở các chân sườn hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân tán hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình gây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.

c.Tài nguyên nước mặt: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và phân bố tương đối đều.

Gồm các con sông lớn là: Sông Cầu; Sông Công; Sông Nghịch Tường. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

d.Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: Thắng cảnh Hồ Núi Cốc; Di tích hang phượng hoàng, suối Mỏ Gà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)