Hiện trạng khai thác và phát sinh bùn thải ở một số mỏ tại TháiNguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.3. Hiện trạng khai thác và phát sinh bùn thải ở một số mỏ tại TháiNguyên

Tại mỏ chì kẽm Làng Hích, lượng bùn thải phát sinh sau tuyển sẽ được dẫn bằng đường ống thoát thải Ф 159 về bể chứa có dung tích 100 m3 của trạm bơm trung gian, bể chứa của trạm bơm trung gian sẽ làm nhiệm vụ chứa bùn thải của trạm bơm trung gian trong trường hợp sự cố bơm bùn thải không hoạt động, không để bùn nước tràn ra suối gây ảnh hưởng tới môi trường. Sau đó trạm bơm trung gian sẽ bơm bùn thải theo đường ống Ф 180 dẫn ra hồ lắng Sa Lung cách xưởng tuyển 1 km về phía Nam. Hồ lắng làm nhiệm vụ tiếp nhận và lắng trong toàn bộ phần đuôi thải sau khi tuyển nổi. Hồ lắng được quy hoạch trong thung lũng phía Nam khu Sa Lung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, bốn xung quanh là đồi núi. Hồ lắng có diện tích 31.000 m2, chiều sâu trung bình 4,5 m, với dung tích chứa 135.000 m3.[7]

Tại mỏ chì kẽm Côi Kỳ hiện tại có 2 hạng mục tuyển quặng, đó là:

- Tuyển Barit: Nếu sản xuất 1 tấn quặng nguyên khai thì lượng đất đá thải phát sinh chiếm khoảng 10% tổng khối lượng quặng nguyên khai. Với công suất tuyển quặng barit 7.200 tấn/năm, khối lượng quặng cần tuyển trọng lực (dùng nước) chiếm 30% thì lượng bùn thải đuôi quặng phát sinh hàng năm là: (7.200*30%)*10% = 216 tấn/năm = 127 m3/năm (với tỷ trọng bùn thải 1,7tấn/m3). Như vậy sau 11 năm hoạt động thì tổng lượng bùn thải phát sinh

ước tính khoảng 2.376 tấn (1.398m3). Trong thành phần chủ yếu chứa silicat, các hợp chất cacbonat: FeCO3, CaMgCO3, Barit, TSS, bùn cặn...[5]

- Tuyển thô, tuyển tinh quặng ilmenite:

+ Khâu tuyển thô thu hồi quặng ilmenite: Theo thiết kế cơ sở của dự án thì tổng trữ lượng quặng ilmenite là 8.124 tấn, hàm lượng quặng trong quặng thu hồi (0,047 tấn/m3). Vậy lượng bùn thải phát sinh trong 4 năm của khâu này là 172.851 m³. [5]

+ Khâu tuyển tinh (làm giầu quặng): Theo nguồn thiết kế cơ sở của dự án, tổng lượng chất thải sau chế biến tinh quặng là 23% so với tổng quặng thô đầu vào; tương ứng với cứ 1.000 kg quặng thô đầu vào sẽ thải ra 230 kg chất thải rắn và thời gian hoạt động của quá trình tuyển tinh là 10 năm. Vậy công suất chế biến của nhà máy là 15.000 m³/năm sẽ tương ứng với chất thải rắn là 3.450 m³/năm. Vậy tổng lượng đất đá thải trong 10 năm là: 34.500m³.[5]

Như vậy tổng lượng đất đá thải (bùn thải) phát sinh trong quá trình tuyển ilmenite là: 207.351 m³/tổng thời gian tồn tại của quá trình này. [5]

Tại mỏ sắt Bồ Cu: Với công suất khai thác quặng 6.000 tấn/năm và hệ số bóc trung bình cho toàn mỏ là 1,54m3/tấn thì hàng năm mỏ phải bóc 9.240 m3

đất đá thải. Thành phần đất đá thải của mỏ chủ yếu là đất đá có lẫn các kim loại. Các loại chất thải này có thể sẽ bị rửa trôi hay hoà tan khi gặp nước có độ pH thấp, làm phát sinh tác nhân độc hại ảnh hưởng tới môi trường, cần phải có những biện pháp quản lý tốt trong quá trình đổ thải để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh… [3]

Tại mỏ vàng Bản Ná: Dự án đầu tư khai thác vàng sa khoáng khu vực Bản Ná khai thác và chế biến 179.215m3 cát quặng với hệ số bóc trung bình toàn mỏ tính toán là 18 m3/m3 như vậy lượng đất đá bóc toàn mỏ là 18 x 179.215 = 3.225.870m3 đất đá bóc và khoảng 200.000 m3 bùn thải. Như vậy tổng khối lượng đất đá thải và bùn thải vào khoảng 3.425.870 m3.[4]

Tại mỏ vàng Đèo Cắng: Khu vực Lũng địa chất: Lượng bùn thải từ quá trình tuyển quặng là 100.000 tấn, tương ứng khoảng 65.000 m3, ứng với khoảng 2.500 m3/năm. Khu vực Đèo Cắng: Lượng bùn thải từ quá trình tuyển quặng là 43.000 tấn, tương ứng khoảng 29.000 m3, ứng với khoảng 1.050 m3/năm. Thành phần chủ yếu của bùn thải là cát sét mịn. Ngoài thành phần chính là bùn, cát thì trong thành phần bùn thải còn có hàm lượng nhất định các kim loại nặng có lẫn trong thành phần khoáng vật.[2]

Tại mỏ Thiêc - Bismut Tây Núi Pháo: Với tổng lượng quặng nguyên khai là 112.887 tấn, sau quá trình tuyển khoáng thu hồi được lượng tinh quặng thiếc và bismut khoảng 441 tấn thì còn phát sinh lượng lớn chất thải rắn sau tuyển, đó là lượng đuôi thải bằng: (112.887– 441) = 112.446 tấn/20 năm (với tỷ trọng bùn thải 2,0 tấn/m3 thì thể tích phát sinh khoảng 56.223m3). Trong thành phần có chứa một số kim loại nặng (Pb, As, Zn, Mn,Fe...) và bùn cặn.[6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)