Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bùn thải tại tỉnh TháiNguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 64 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bùn thải tại tỉnh TháiNguyên

3.3.2.1 Các quy định chung về công tác quản lý bùn thải

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chất thải nói chung và bùn thải nói riêng được quy định rất rõ ràng trong luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành luật. Theo Luật bảo vệ môi trường chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.

Theo Điều 4. Của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thị nguyên tắc chung về quản lý chất thải là:

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và

sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan.

- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.

- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải tuân theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 52a quy định về chất thải đặc thù từ khai thác khoáng sản của Nghị đinh số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường như sau:

- Bùn phát sinh, chất thải lỏng thu hồi và quặng còn lại từ hoạt động tuyển quặng được quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc được lưu giữ tại hồ chứa quặng đuôi theo quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

- Hồ chứa quặng đuôi, hồ chứa bùn thải từ quá trình tuyển quặng phải được thiết kế bảo đảm ổn định về công trình, chống tràn, chống thấm, chống sụt lún, chống rò rỉ chất thải ra môi trường, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

- Chủ cơ sở khai thác khoáng sản phải có kế hoạch tận thu quặng còn lại trong hồ chứa quặng đuôi; trường hợp không được tận thu, quặng đuôi trong

hồ phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải và có phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

3.3.2.2 Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về bùn thải trong khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã rất quan tâm tới công tác BVMT, đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể và đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý bùn thải nói riêng. Sau 5 năm thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả tích cực như sau:

- Quản lý đồng bộ; huy động các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản; tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đưa hoạt động khoáng sản của các đơn vị được cấp phép trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật;

- Kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo đảm khoáng sản được thăm dò, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường.

- Kịp thời ban hành các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các sở, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện, đặc biệt trong việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong khai thác kháng sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường được quan tâm nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở.

- Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được đẩy mạnh làm căn cứ cho công tác quản lý cấp phép theo quy định.

- Công tác thẩm định hồ sơ, cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật đảm bảo việc khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, đồng thời bảo vệ môi trường.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từng bước được tăng cường. Qua đó đã phát hiện và xử lý các vi phạm, đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực đúng các chế độ chính sách và quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.

Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước vẫn còn một số tồn tại như:

- Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên nhiều lúc còn mang tính hình thức, phong trào theo thời điểm, chưa đi vào chiều sâu;

- Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như đã phân công hoặc việc triển khai còn chậm;

- Còn nhiều cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường;

- Công nghệ sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa chú trọng chế biến sâu khoáng sản gây thất thoát, lãng phí tài nguyên, phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường;

- Vẫn còn tái diễn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác nhỏ lẻ, lén lút ở một số nơi gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan;

- Một số đơn vị chưa làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, còn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được giao quản lý;

- Hạ tầng kỹ thuật BVMT chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác BVMT;

- Việc bố trí ngân sách chi sự nghiệp môi trường chưa đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ môi trường.

Kết quả sau 5 năm triển khai Đề án về cơ bản công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường từng bước được chấn chỉnh, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước đi vào nề nếp; công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được quan tâm, đã cơ bản kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số điểm nóng từng bước được giảm thiểu.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và giải quyết dứt điểm các vấn đề môi trường còn tồn tại, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt “Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020” với mục tiêu tổng quát:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường nhằm quản lý khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đẩy mạnh kinh tế hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2017-2020.

- Phối hợp quản lý đồng bộ, huy động các cấp, các ngành, trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật.

- Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường, giúp các ngành, các cấp xác định và thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Đối với lĩnh vực quản lý khoáng sản

- Tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản; thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hồ sơ, đảm bảo việc tham mưu cấp phép đúng quy định của pháp luật và chủ trương của tỉnh;

- Nâng cao năng lực quản lý về khoáng sản ở địa phương; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nguồn thu từ khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng khoáng sản của tỉnh;

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, các nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

- Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả;

- Hạn chế, tiến tới sớm chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế; không xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng, có ý nghĩa chiến lược;

- Ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

- 100% tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản phải thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính về môi trường; ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, hoàn phục môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định.

- Giải quyết dứt điểm việc vận chuyển khoáng sản gây ô nhiễm môi trường. - Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số khu vực xung quanh các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; không để phát sinh mới các điểm nóng ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác khoáng sản.

Thực hiện nhiệm vụ công tác trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tham mưu cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào việc xây dựng chương trình, kế hoạch nhiệm vụ công tác; kịp thời tổ chức triển khai, phân công thưc hiện và sơ kết tổng kết các chương trình, đề án, kế hoạch đã ban hành; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành tiếp tục được tăng cường qua việc chỉ đạo ban hành các quy chế phối hợp và hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời đã tích cực tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với UBND và phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để tháo gỡ những khó khăn vướng mắt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

+ Đối với lĩnh vực quản lý khoáng sản

Công tác quản lý khoáng sản tiếp tục được tăng cường, chú trọng nâng cao chất lượng tham mưu tính tiền, đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản; việc thanh tra, kiển tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực khai thác khoáng sản được đẩy mạnh. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Đề án tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2017 - 2020; tham mưu xây dựng và ban hành phương án quả lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đã thực hiện tốt việc thẩm định, tham mưu đấu giá, tỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp giấy phép thăm dò, khai tác khoáng sản. Tính đến nay triên địa bàn có 135 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Chủ trì kiểm tra 150 cuộc về hoạt động khao tác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

+ Lĩnh vực bảo vệ môi trường

Công tác quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục được quan tâm và đạt được kết quả tích cực.

- Đã tham mưu tiếp tục triển khai thực hiên một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường theo Chỉ thị của Chính Phủ, tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, triển khai thực hiện và đưa vào vận hành dự án mạng lưới quan trắc môi trường tự động; xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; thực hiện theo tiến độ các dự án, đề ánh phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

- Chủ động mở rộng phạm vị, quy mô phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế để phát sinh các điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, trong năm đã kiểm tra 153 lượt cơ sở. Qua kiểm tra đã phát hiện và giải quyết kịp thời các điểm gây ô nhiễm môi trường, giải quyết các kiến nghị của cử tri, không để xảy ra khiếu kiện lới về môi trường.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bùn thải sau tuyển khoáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)