Hiện trạng lượng bùn thải tại các mỏ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 54 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Hiện trạng lượng bùn thải tại các mỏ nghiên cứu

Tại 03 mỏ tiến hành nghiên cứu, lượng bùn thải sau quá trình tuyển khoáng được phát sinh khá lớn và được các mỏ thu gom, quản lý chặt chẽ.

+ Mỏ Chì kẽm Làng Hích:

Toàn bộ lượng bùn thải sau quá trình tuyển nổi quặng chì kẽm được thu gom về bể trung gian sau đó được bơm về hồ chứa bùn thải Sa Lung cách xưởng tuyển khoảng 1km.

Hiện nay với diện tích bãi thải là 31.000 m2 theo tính toán có thể tích đổ thải khoảng 201.500 m3.

Theo tính toán trữ lượng còn lại của mỏ kẽm chì Làng Hích ≈ 1.000.000 tấn. Kế hoạch khai thác đến năm 2020 vào khoảng 338.600 tấn QNK; Công suất của xưởng tuyển là 50.000 tấn QNK/năm thì lượng bùn thải phát sinh 1 năm của xưởng tuyển là: 42.984 tấn/năm ≈26.865 m3/năm (tỉ trọng 1,6 tấn/m3). Thời gian hoạt động tính đến năm 2020 là thì lượng bùn phát thải là 201.488 m3

Vậy với thể tích đổ thải còn lại của hồ chứa là 201.500 m3 hoàn toàn có thể đáp ứng được khối lượng bùn thải là 201.488 m3 tính đến năm 2020. Hiện nay Mỏ chì kẽm Làng Hích đang tiến hành thăm do đánh giá lại trữ lượng để lập dự án tiếp tục khai thác. Để đảm bảo dung tích chứa và sự an toàn của hồ Sa Lung mỏ sẽ thực hiện phương án thiết kế để mở rộng hồ chứa thải để đáp ứng chứa thải của thời gian khai thác còn lại đến năm 2030.

+ Mỏ Thiếc – Bismut Tây Núi Pháo

Với tổng lượng quặng nguyên khai là 112.887 tấn, sau quá trình tuyển khoáng thu hồi được lượng tinh quặng thiếc và bismut khoảng 441 tấn thì phát sinh lượng lớn chất thải rắn sau tuyển (112.887– 441) = 112.446 tấn/20 năm với tỷ trọng bùn thải 2,0 tấn/m3 thì thể tích phát sinh khoảng 56.223m3. Hiên nay công suất khai thác của mỏ là 6.200 tấn quặng nguyên khai/năm, lượng bùn thải quặng đuôi phát sinh sau quá trình tuyển là khoảng 5.600 tấn/năm. Từ khi được cấp phép khai thác đến nay mỏ đã hoạt động được 8 năm như vậy lượng bùn thải phát sinh sau quá trình tuyển là khảng 44.800 tấn tương đương khoảng 22.400 m3. Mỏ có hồ lắng với tổng dung tích khoảng 100.000 m3, trong đó riêng ngăn chứa bùn có dung tích 69.000 m3 đủ dung tích để chứa bùn thải phát sinh trong quá trình hoạt động của xưởng tuyển, hiện tại lượng bùn thải phát sinh đang được lưu giữ trong hồ.

Mỏ sắt Trại Cau bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ cuối 1963 với công suất thiết kế ban đầu là 150 ngàn tấn quặng/năm sau quá trình hoạt động được nâng lên 350 nghìn tấn quặng/năm. Hồ quặng đuôi của mỏ sắt Trại Cau có sức chứa khoảng 1,8 triệu m3 bùn thải. Mỗi tháng từ hoạt động tuyển khoáng của nhà máy tuyển phát sinh khoảng 50.000 m3 bùn thải. Trong quá trình hoạt động bùn thải tại hồ thường xuyên được nạo vét vận chuyển về các bãi thải là các công trường đã khai thác hết trữ lượng quặng như khu Thác Lạc, Quang Trung Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)