Xuất về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 75 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3 xuất về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

nghip khoáng sn

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và các nghị định, thông tư hướng dẫn dưới luật. Thực hiện tốt quy trình thẩm định báo cáo ĐMT các dự án khai thác chế biến khoáng sản, lập kế hoạch quản lý môi trường, xác nhận hoàn thành các công trình dự án có hồ thải quặng đuôi.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn kỹ thuật đánh giá, phân loại và quản lý quặng đuôi và bãi/hồ/đập chứa quặng.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn hồ đập chứa quặng đuôi tại các mỏ, các khu vực khai thác khoáng sản.

- Xây dựng các ngưỡng tiêu chuẩn thải quặng đuôi, xây dựng hướng dẫn kỹ thuât đánh giá, phân loại quặng đuôi cũng như xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế đập hồ thải quặng đuôi của các nhóm khoáng sản có tính chất nguy hại khác nhau hoặc công nghệ thải quặng đuôi khác nhau;

- Thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá, phân loại quặng đuôi; - Đề xuất các chương trình, cơ chế, chính sách nhằm ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản ứng dụng KHCN tiên tiến nhằm nâng cáo hiệu suất khai thác, giảm thiểu thất thoát tài nguyên, kiểm soát quặng đuôi và an toàn hồ, đập, bãi chứa quặng đuôi.

- Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường và an toàn đập quặng đuôi trên địa bàn.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và quản lý an toàn đập quặng đuôi trên địa bàn.

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và an toàn đập quặng đuôi do địa phương quản lý.

+ Đối với doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản:

- Phải chịu trách nhiệm chính trong suốt vòng đời hoạt động của đập/hồ thải quặng đuôi, từ thiết kế, xây dựng, vận hành, đóng cửa và cải tạo phục hồi môi trường.

- Tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật trong qua trình hoạt động và các yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;

- Có nghĩa vụ phải nắm chắc các quy định liên quan đến đập quặng đuôi của mình và đảm bảo rằng chúng luôn được giám sát và phải có hồ sơ chi tiết đối với tất cả các tài liệu liên quan đến đập quặng đuôi.

- Có nghĩa vụ lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến an toàn đập và cung cấp đầy đủ, trng thực số liệu liên quan cho Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương địa phương.

- Lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành các đập quặng đuôi để giảm tác động lâu dài và các rủi ro;

- Có trách nhiệm quản lý quặng đuôi với mục đích làm giảm thiểu các mối nguy hại;

- Chuẩn bị đủ nguồn lực (nhân lực, vật lực) đảm bảo đáp ứng hoạt động quản lý đập quặng đuôi;

- Thiết lập chương trình đánh giá, bao gồm cả đánh giá độc lập và cải tiến liên tục các vấn đề về sức khỏe, an toàn và hiệu quả môi trường thông qua quản lý rủi ro liên quan đến đập quặng đuôi;

- Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn, vỡ đập/hồ chứa quặng đuôi. - Ứng dụng KHCN vào tận thu triệt để các thành phần có giá trị còn lại trong quặng đuôi hoặc ứng dụng tuần hoàn, tái sử dụng quặng đuôi.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)