Xuất xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế hồ thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 73 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2 xuất xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế hồ thả

- Xây dựng tiêu chuẩn thiết kế hồ đập thải quặng đuôi có cân nhắc đến kết quả phân loại đặc tính của quặng đuôi (nguy hại, không nguy hại, có tính phóng xạ, v.v.)

- Cần xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết đối với mỗi loại đập/hồ thải quặng đuôi (dựa trên kết quả đánh giá phân loại từ đầu) để đề xuất Phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hồ/đập thải quặng đuôi và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật vận hành an toàn hồ đập quặng đuôi; - Hồ thải phải đáp ứng yêu cầu hoạt động ổn định trong mọi điều kiện làm việc, trong thời gian thi công đến khai thác sử dụng và đóng cửa hồ thải.

- Hồ thải phải đảm bảo ổn định thấm theo quy định của nền hồ chứa thải và thân đập, hai vai các đập thải và vùng tiếp giáp trong hồ thải không gây ra hiện tượng thấm vượt quá lưu lượng và vận tốc cho phép, gây xói ngầm, bóc cuốn trôi vật liệu, uy hiếp tính bền vững và tuổi thọ công trình.

- Hồ thải phải có các công trình xả lũ đảm bảo an toàn để giữ an toàn cho các đập ngăn thải, để dự phòng trường hợp có lũ xảy ra không để nước trong hồ thải chảy tràn qua đỉnh đập.

- Đập thải nên được sử dụng chủ yếu để ngăn chặn quặng đuôi. Cần hạn chế tối đa lượng nước lưu trữ trên đập để tăng cường việc sấy khô và cố kết quặng đuôi; trừ khi có yêu cầu cụ thể thì mới sử dụng các biện pháp khác, ví

dụ yêu cầu xử lý quặng đuôi dưới nước để giảm thiểu quá trình oxy hóa, các phản ứng hóa học, ngăn chặn bụi.

- Trường hợp các đập thải có chức năng chứa nước tuần hoàn, cân bằng nước cho các hồ thải, kiểm soát sự hình thành axit hoặc để giữ nước tràn khi thu hoạch, cần xem xét đến trường hợp mật độ tại chỗ của quặng đuôi giảm, làm tăng nguy cơ thấm và chảy tràn.

- Từ giai đoạn thiết kế dự án, cần tiến hành các phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng địa chất thủy văn, phân tích tính chất hóa học của nước thấm. Kết quả thu được sẽ quyết định được có cần phải sử dụng các lớp chống thấm hoặc các lớp thoát nước hay không. Nếu các điều kiện không cho phép thải ra bên ngoài, nước thấm phải được thu gom và xử lý phía hạ lưu.

- Chất lượng nước tràn hoặc thấm được giám sát bằng các hệ thống điều khiển và xử lý. Hệ thống này cần phải được đặt giữa khu chứa và bất kỳ điểm giải phóng nào ra bên ngoài.

- Cần tránh việc đổ các lớp bùn ướt quá dày ở một khu vực. Điều này sẽ làm khối quặng đuôi lâu đạt được cường độ, hợp nhất, làm tăng khối lượng lưu trữ trong hồ thải.

- Ở các khu vực xây dựng thượng nguồn: sử dụng phương pháp thải bồi trúc từ phía đập để đảm bảo sự hợp nhất và đạt cường độ nhanh chóng của quặng đuôi.

- Quặng đuôi có thể được lưu trữ ở mức cao hơn đỉnh của đập thải khi chứng minh được tính ổn định về địa kỹ thuật trong mọi điều kiện kể cả động đất.

- Lựa chọn các phương pháp xử lý quặng đuôi và các khu vực xây dựng có địa hình phù hợp để tránh nguy cơ phát sinh bụi tới khu dân cư, cuốn trôi quặng đuôi hoặc vận chuyển nước thấm.

- Thiết kế hồ thải cần tính đến nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi trong khối quặng đuôi, ảnh hưởng đến nền móng và cấu trúc lưu giữ quặng đuôi.

- Tất cả các hồ thải phải được thiết kế đủ dung tích để chứa quặng đuôi và giữ lại nước trong các trận lũ thiết kế. Các hệ thống được thiết kế để xả nước cũng phải đảm bảo an toàn trong những trường hợp cực đoan, không lường trước được trong thiết kế.

- Vị trí xây dựng đập thải phải tính đến ảnh hưởng tới các moong khai thác, các đường lò khai thác liền kề, các ảnh hưởng đến môi trường và dân cư phía hạ lưu.

- Tất cả các đập thải phải được giám sát và theo dõi (độ lún, độ dịch chuyển, độ lỗ rỗng đất đắp,…) liên tục để so sánh hiệu quả đập với các giả định thiết kế, để có những sửa đổi khi cần thiết.

- Phương pháp xây dựng đập thải quặng đuôi nên thiết kế xây dựng theo các giai đoạn sử dụng để giảm thiểu chi phí vốn ban đầu và cho phép thay đổi trong từng giai đoạn để cải thiện hiệu suất lưu giữ của đập.

- Thiết kế hồ thải quặng đuôi phải tính đến yêu cầu khi kết thúc đổ thải, đóng cửa mỏ, phải tạo ra một kiểu bề mặt ổn định, với các yêu cầu bảo trì như đối với địa hình tự nhiên hoặc các mục đích sử dụng đất tương tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)