Xuất về công cụ chính sách, pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 71 - 73)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1 xuất về công cụ chính sách, pháp lý

- Trước tiên cần xây dựng thông tư hướng dẫn quản lý đập quặng đuôi, trong đó nên phân quặng đuôi thành hai loại: nguy hại và không nguy hại theo thành phần của quặng đuôi để xây dựng các chính sách quản lý đập quặng đuôi phù hợp;

- Xây dựng các quy trình hướng dẫn kỹ thuật đánh giá và phân loại quặng đuôi đặc thù cho từng loại khoáng sản, nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm;

- Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các Dự án khai thác mỏ mới bao gồm nhà máy tuyển quặng, thì yêu cầu trong Hồ sơ xin cấp phép và hoặc phê duyệt báo cáo ĐTM nên có báo cáo đánh giá, phân loại quặng đuôi để làm cơ sở thiết kế hồ/đập thải và lập kế hoạch quản lý, kiểm soát quặng đuôi/hồ đập quặng đuôi. Trong quá trình vận hành thử nghiệm và hoạt động, cần có các báo cáo đánh giá bổ sung để điều chỉnh cho phù hợp với bản chất thực tế của quặng đuôi; trình lên cơ quan quản lý có thẩm quyền thẩm định xem xét phê duyệt lại;

- Đối với dự án có phát sinh quặng đuôi hiện đang hoạt động hoặc đóng cửa: cần có đánh giá, phân loại riêng. Nếu quặng đuôi thuộc nhóm chất thải nguy hại, cần tiến hành các nghiên cứu kỹ về khả năng ổn định về hóa học để tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường nước ngầm, nước mặt. Nếu quặng đuôi không thuộc nhóm chất thải nguy hại thì tuần hoàn tối đa lượng nước trên hồ/đập thải để giảm thiểu nguy cơ rủi ro mất an toàn hoặc sử dụng để lấp moong khai thác đã kết thúc;

- Có cơ chế tài chính khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản ứng dụng công nghệ thải bằng 0, tuần hoàn, tái sử dụng toàn bộ quặng đuôi hoặc công nghệ thải làm giảm thiểu khả năng gây nguy cơ rủi ro sự cố (như thải khô, thải chồng lớp, v.v);

- Xây dựng các chương trình ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu tận thu các thành phần có giá trị còn trong quặng đuôi;

- Trong các chương trình quốc gia ứng phó BĐKH, đưa công tác ứng phó BĐKH các đập hồ thải quặng đuôi phải là ưu tiên hàng đầu;

- Yêu cầu doanh nghiệp mỏ trình duyệt phương án phòng ngừa ứng phó sự cố vỡ đập/hồ quặng đuôi;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bùn thải sau tuyển khoáng tại thái nguyên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)