Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 37)

và ở Việt Nam

* Trên thế giới

Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… Bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về

lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật .

Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội (Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thế Đặng, Nông Thị Thu Huyền, 2014).

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu từ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm (Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thế Đặng, Nông Thị Thu Huyền, 2014).

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động của sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Trần Đình Thao, 2014).

Thái Lan 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổi cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước

mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới. Chỉ tính trong năm 2015, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn.

Thế nhưng Thái Lan, sau đó, rơi vào nguy cơ “đất không đủ cày” vì tốc độ công nghiệp hóa, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí; “trương nở” của những đô thị lớn; kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương châm phát triển bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi màu mỡ, xói mòn hoặc nhiễm mặn... Sớm “bắt bệnh” để tìm thuốc chữa, việc đầu tiên là phải đổi mới chính sách. Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông” để ổn định chính trị xã hội.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến. Vì vậy, mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai và cho năng suất cao.

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng đất và bảo vệ đất tố hơn (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2013).

Một trong chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ US, chiếm 28,3% tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canada tương ứng là 5,7 tỉ chiếm 39.1%; ở Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5 %; Nhật Bản là 42,3 tỉ

chiếm 68,9%; ở Áo là 1,6 tỉ chiếm 35,5%; cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm 40,1% tổng thu nhập nông nghiệp. (Vũ Thị Phương Thuỵ, 2013).

Tại Hà Lan: Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

Do đó, Hà Lan đã dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao. Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Euro, bình quân 4.000 euro/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá. Bằng cách nhập khẩu các sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi... để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm, Hà Lan tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống... chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.

Quỹ đất ít, “tấc đất, tấc vàng”, Hà Lan đã áp dụng công nghệ “dùng vốn thay đất”. Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết kiệm đất (thậm chí có nơi không dùng đất), lại có thể khống chế hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

Ngoài ra, với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ “tăng diện tích đất”, tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.

Đài Loan: Vấn đề quan trọng nhất đối với Đài Loan trong chính sách đất đai là làm thế nào để phối hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả, duy trì sự cân bằng,

điều hoà giữa các lợi ích tổng thể và lợi ích cá nhân, bảo vệ lợi ích lâu dài cho các thế hệ tương lai.

Đài Loan chủ trương phải giữ một diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất lương thực, bảo tồn sinh thái tự nhiên và khoảng không cây xanh.

Trong quan điểm phát triển hỗn hợp của Đài Loan, các kế hoạch tổng hợp cho sử dụng đất sẽ bao gồm thời gian biểu và lựa chọn các vùng đất vào các mục tiêu hợp lý, đồng thời cũng tính đến sự cân bằng khu vực, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và giữ cân bằng sinh thái. Đài Loan chủ trương duy trì chính sách trợ cấp sản xuất lúa gạo, nhưng để có sự tương đồng trong phát triển kinh tế cũng như việc phân bổ các nguồn lực, việc gieo trồng các loại lúa gạo có chất lượng cao sẽ được khuyến khích.

Một chế độ gối vụ áp dụng với đất trồng lúa và màu sẽ được lập nên để sản xuất nông nghiệp nhằm quay vốn nhanh và liên tục. Sẽ phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang tính dân tộc có khả năng sinh lợi cao, đồng thời dựa vào công nghiệp mở rộng các loại hình sản xuất nông nghiệp sử dụng vốn và kỹ thuật tập trung

* Ở Việt Nam

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên là 0,43 ha/người, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135/160 nước trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới. (Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Châu, 2015)

Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai nói chung và đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu và công bố nhiều loại bản đồ

đất, nhiều tài liệu khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng của nhiều vùng trên toàn quốc. Những công trình có đóng góp lớn, phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả như: Cao Liêm, Quyền Đình Hà (2000); Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (2005); Chu Hữu Quý, Cao Liêm, Quyền Đình Hà (2008); Quyền Đình Hà (2010); Trần Đình Đằng, Vũ Thị Bình (2013); Phạm Vân Đình, Quyền Đình Hà (2014); Quyền Đình Hà (2015); Nguyễn Thị Minh Hiền, Ngô Thị Thuận (2014); Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy (2011); Đỗ Kim Chung (2015); Vũ Thị Phương Thuỵ (2014); Đỗ Văn Viện (2015); Phạm Văn Hùng (2015); Phạm Văn Hùng, T.Gordon MacAulay and Sally P. Marsh (2013); Phạm Văn Hùng,T.Gordon MacAulay (2014).

Trong đó có một số những công trình tiêu biểu, là kim chỉ nam cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài đó là:

- Trần Thị Mận (2013) đã xây dựng mô hình bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định phương án tổ chức sản xuất trên đất canh tác cho huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bài toán tối ưu được giải bằng Modul Solver trong phần mềm Excel, theo phương pháp nhượng bộ từng bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của huyện Gia Viễn tương đối đa dạng. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất là dưa chuột, GTSX đạt 50,4 triệu đồng/ha; GTGT đạt 45,8 triệu đồng/ha. LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là lúa + cá cho GTSX là 93,350 triệu đồng và GTGT là 82,465 tiệu đồng đồng trên 1 ha. Cá nuôi vụ mùa trên ruộng lúa cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao (GTSX đạt 80,5 triệu đồng, GTGT đạt 73,25 triệu đồng/ha). Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, huyện cần chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp. Thực hiện theo phương án này, mặc dù không phải đầu tư bổ sung nhưng GTSX sẽ tăng 97,814 tỷ đồng, GTGT sẽ tăng 93,825 tỷ đồng so với hiện trạng (Trần Đình Thao, 2014).

- Trần Đình Thao (2014), đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas phản ánh năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tính toán mức kỹ thuật giao động từ 50% đến 90%, mức bình quân là 82,08%. Nghiên cứu kết luận: trình độ giáo dục của chủ hộ, số lần tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật canh tác ngô, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, các biện pháp chống xói mòn đất và chất lượng ngô giống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng ngô [11].

- Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Châu (2015) đã sử dụng các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản phẩm, thu nhập thuần để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai của vùng núi tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vùng núi Bắc Giang: trên đất vàn thấp nơi thoát nước kém và hay có nguy cơ ngập úng vào mùa mưa chỉ sản xuất được 1 vụ lúa thì có thể áp dụng mô hình canh tác mới là: lúa - cá, hoặc chuyển hoàn toàn sang nuôi cá. Ở những vùng đất vàn tưới tiêu chủ động chế độ canh tác ba hay bốn vụ đã đem lại thu nhập cao từ loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn với các công thức luân canh cải tiến. Trên chân đất vàn cao nơi tưới tiêu không chủ động, loại hình trồng lúa kết hợp với cây trồng cạn vẫn được áp dụng, nhưng công thức luân canh mới có hiệu quả cao nhất là: Lúa xuân - đậu tương hè - khoai tây. Trên địa hình đồi thấp có thể chuyển đổi từ trồng thuần cây sắn sang trồng xen cây lạc trong nương sắn để không ảnh hưởng đến đất và thu nhập cũng cao hơn. Trên địa hình đồi cao có thể chuyển một số diện tích trồng các cây lâm nghiệp như địa phương thường làm sang trồng cây vải và xen cây dứa trong vườn vải ở giai đoạn đầu khi cây vải chưa khép tán để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng

sử dụng và bảo vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng bền vững.

* Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 90% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương thực đến chỗ là tỉnh chủ động được lương thực thậm chí có xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác và gần đây là thủy sản. Như vậy, nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của cả nước.

Theo số liệu thống kế năm 2016, số dân Vĩnh Phúc là 1.227.554 người, trong đó dân số nông nghiệp là 1198860 người, chiếm 98% dân số cả tỉnh. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Vĩnh Phúc là 117490,49 ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 957,11m2. Lao động nông nghiệp có 367237người, chiếm 57% lao động xã hội. Năm 2017, cả tỉnh có 461883,16 ha đất nông nghiệp, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 117490,49 ha, đất lâm nghiệp chiếm 339764,72 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 4011,5 ha, đất làm muối 428,6, còn lại là đất nông nghiệp khác 178,36 ha. Do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm gần đây, diện tích đất này ngày càng giảm mạnh. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa trong quá trình phát triển cùng với phương thức quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất nông nghiệp cũng chưa phù hợp, chưa có hiệu quả đã làm cho tình trạng hạn mức sử dụng đất ngày càng giảm mạnh, đã và đang

đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải suy nghĩ và tháo gỡ để hướng tới việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)