Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

Quỹ đất tự nhiên của xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh Yên được phân bổ không đều giữa các thôn. Đất nông nghiệp có 403,47 ha chiếm 52,75 % diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 295,26 ha chiếm 38,60 % diện tích đất tự nhiên. Như vậy diện tích đất nông nghiệp của xã khá lớn, các loại cây trồng khá đa dạng thuận lợi cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo hướng bền vững.

Bảng 3. 1. Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh Yên, thành phố Vĩnh Yên năm 2019 Thứ tự Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên (1) + (2) + (3) 764,88 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 403,47 52,75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 295,26 38,60

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 0,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 108,21 14,15

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 361,18 47,22

2.1 Đất ở OCT 32,46 4,24

2.2 Đất chuyên dùng CDG 301,47 39,41

2.3 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng TON, TIN 10,75 1,41 2.4 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và

đất có mặt nước chuyên dùng SON, MNC 16,50 2,16

3. Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0,23 0,03

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,23 0,23

Nguồn: Văn phòng đăng ký thành phố Vĩnh Yên Đất phi nông nghiệp hiện có 361,18 ha, chiếm 47,22% tổng diện tích tự nhiên của xã. Đất chưa sử dụng trong xã Thanh Trù hiện còn 0,23 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên. Cần có kế hoạch cải tạo và dần đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất.

Xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh yên có nền kinh tế nông nghiệp vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ

đất là rất quan trọng nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Thanh Trù được thể hiện qua bảng 3.2 sau:

Bảng 3. 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh Yên năm 2019

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

1 Đất nông nghiệp 403.47 52,75

1.1 Đất trồng lúa 235.26 58.31

Trong đó: đất chuyên trồng lúa 187.23 46.40

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 48.03 11.90

1.3 Đất trồng cây lâu năm 11.97 2.97

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 108.21 26.82

Nguồn: Phòng TN&MT Vĩnh Yên Nghiên cứu bảng 3.2 ta thấy đất nông nghiệp chiếm 52,75% diện tích đất tự nhiên của xã Thanh Trù, nhưng trong đất nông nghiệp thì đất SXNN chiếm tương đối, chiếm hơn 38,60 % (tương ứng với 295.26 ha trong đó diện tích đất trồng lúa 235.26 ha; đất trồng cây hàng năm khác là 48.03 ha). Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác đang được nhân dân sử dụng để trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hiệu quả kinh tế của các loại cây này đã được nâng lên do nhân dân trong xã đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sử dụng các loại giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. Đất trồng cây lâu năm là 11,97 ha. Thanh Trù có quỹ đất được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản rất lớn, lên tới 108,21 ha, chiếm 26,82% diện tích đất nông nghiệp. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất được thể hiện trong biểu đồ 3.1 dưới đây. Đất xã Thanh Trù chủ yếu là nhóm đất phù sa chiếm 93,47%, còn lại là nhóm đất sông hồ.

Hình 3. 2. Din tích các loi đất nông nghip xã Thanh Trù – thành ph Vĩnh Yên

Tại các vùng nghiên cứu hiện có 4 nhóm cây trồng chính: - Nhóm cây lương thực: lúa nước, ngô, khoai lang, sắn. - Nhóm cây hoa màu: su su, hành, cải bắp, súp lơ

- Nhóm cây công nghiệp: Mía, củ cải đường, cây đậu tương - Nhóm cây ăn quả: chuối, vải, nhãn, na

Các cây trồng trên được phân bổ theo mùa vụ khác nhau trong năm. Về cơ bản, mùa vụ của các cây trồng chính ở các vùng giống nhau, chỉ có lúa và một số cây ăn quả như: nhãn, vải ở vùng cao có sự khác biệt do điều kiện thời tiết, khí hậu và tập quán canh tác ở một số địa phương trong vùng.

Về vật nuôi, tại xã có các nhóm vật nuôi chính sau: - Gia cầm, thuỷ cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng

- Gia súc: lợn, dê;

- Đại gia súc: trâu, bò, ngựa; - Thuỷ sản: tôm, cá nước ngọt.

Các vật nuôi này được chăn nuôi rải rác quanh năm với quy mô nhỏ tại các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)