Ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng thì việc đánh giá hiệu quả xã hội cũng rất quan trọng.
Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm; tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm cho chính người nông dân đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để trao đổi, buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ kéo theo chất lượng đời sống người dân tăng lên, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giải quyết nhu cầu về việc làm cho lao động nông thôn. Ngược lại, sẽ khiến cho cuộc sống của người dân không ổn định dẫn đến p
hát sinh các tệ nạn xã hội trong thời gian nông nhàn hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 3.7:
Bảng 3. 7. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất STT LUT Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Giảm tỷ lệđói nghèo Đáp ứng nhu cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa 1 Chuyên lúa *** ** ** ** ** 2 Su su - Lúa ** ** ** ** ** 3 Ngô - Lúa *** ** ** ** ** 4 Su su – hành – Lạc ** *** ** ** **
* thấp (Nguồn: phiếu điều tra)
Việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như làm đất, gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nông nhàn. LUT chuyên màu và cây công nghiệp hằng năm gồm 2 kiểu sử dụng đất: ngô xuân - ngô mùa, lạc. Mức độ thu hút lao động của 2 kiểu sử dụng đất đều đạt mức trung bình. Thường thì những loại cây trồng này đều được gieo trồng trên nương rẫy mỗi khi xong vụ đất bị bỏ hoang khiến cho cỏ dại mọc nhiều và dày nên người dân mất nhiều công làm cỏ. Mức độ thu hút lao động LUT chuyên lúa và LUT lúa – màu đều ở mức trung bình.
Tất cả các kiểu sử dụng đất trồng cây hằng năm đều đảm bảo lương thực từ mức trung bình trở lên. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ.
LUT chuyên rau màu: Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao và cũng có khả năng giải quyết việc làm đạt mức cao nhất trong các loại hình sử dụng đất, thu nhập từ việc bán su su cao nên đã làm cho chất lượng đời sống người dân tăng lên góp phần giảm tỉ lệ đói nghèo. Tuy nhiên, diện tích trồng su su vẫn chỉ dừng ở quy mô nhỏ ở một số hộ gia đình tập trung ở một số thôn gần nguồn nước sông, đầm trong xã
Hộ ông Nguyễn Văn Phú xóm Đình là một ví dụ điển hình về sử dụng loại hình đất trồng su su. Gia đình Ông là một trong những gia đình đầu tiên trồng su su trên địa bàn xã. Năm 2018 gia đình ông trồng 0,8ha đến nay với diện tích 0,8 ha su su gia đình ông đã thu nhập hằng năm với số tiền từ 60 - 70 triệu đồng từ việc bán quả và lá.
Với số tiền đó gia đình ông đã trang trải được những nhu cầu cần thiết của gia đình, cuộc sống gia đình cũng đầy đủ hơn. Ngoài ra gia đình ông cũng đã đầu tư được máy sát thóc phục vụ bà con trong thôn bản, có vốn để phát triển kinh tế gia đình ngày một ổn định hơn. Nhận thấy được lợi nhuận mà cây bưởi mang lại gia đình ông đã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng mới thêm 1ha.
Qua ví dụ ta thấy được hiệu quả mà cây su su mang lại là rất lớn cho người dân. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể để mở rộng diện tích trồng
còn là cây đặc sản của Thanh Trù. Ngoài ra, nên phát triển thêm một số loại cây khác hiện đang được trồng nhỏ lẻ trong các vườn tạp của hộ gia đình phát triển mạnh như su su.