Xuất giải pháp phát triển loại hình sử dụng đất thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 79)

3.5.3.1. Giải pháp cho các loại sử dụng đất

* Giải pháp khoa học kỹ thuật

- Thực hiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên diện tích đất thích nghi cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, (xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá hệ thống kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng, thực hiện tốt các chương trình, dự án về khai thác đất bằng và mặt nước chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững và tăng giá trị sản phẩm trên một ha canh tác.

* Giải pháp quy hoạch

Quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng mũi nhọn của xã như các loại rau đặc sản su su.

Bố trí hợp lý các vùng sản xuất nông nghiệp theo các tiểu vùng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

Chuyển những diện tích đất trồng một vụ lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày hiệu quả cao (ngô, đậu tương).

* Giải pháp cơ sở hạ tầng

Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi tại các vùng chuyên canh lúa và rau màu. Xây dựng các thuỷ lợi nhỏ, tăng cường công tác cải tạo, tu bổ hồ đập nhỏ, xây dựng hệ thống kênh mương, tăng hiệu quả của các công trình thuỷ lợi để người dân chủ động nước tưới vào mùa khô và không bị ngập úng vào mùa mưa.

* Giải pháp thị trường

- Cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giúp người dân và các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản.

- Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Giữ vững và sử dụng có hiệu quả các thương hiệu hàng hoá như su su xóm Rừng ... Đẩy mạnh việc viết tin bài đăng trên trang thông tin điện tử để giới thiệu, quảng bá các mặt hàng nông sản thực phẩm của xã.

- Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa cơ sở chế biến nông sản với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. 3.5.3.2. Giải pháp cải thiện, nâng cao độ phì đất bằng sử dụng phân bón hợp lý và cân đối

- Để đảm bảo cho mục đích sử dụng đất bền vững ở những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung thì một trong những biện pháp cơ bản cần quan tâm đó là duy trì và nâng cao độ phì của đất, cung cấp các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu của quá trình thâm canh đến chất lượng đất và môi trường.

- Với mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nông dân cần chú trọng trong công thức bón cả phân hữu cơ và phân NPK, vi sinh góp phần cải thiện độ phì của đất, với các cây dài ngày khác cần ưu tiên theo hướng này.

- Đối với một số loại hình sử dụng đất chuyên canh các cây ngô, lạc, bưởi và một số cây trồng khác phần lớn không sử dụng phân bón, đây sẽ là

nguy cơ dẫn đến hậu quả suy kiệt dinh dưỡng do cả rửa trôi và cây hút; dẫn đến năng suất cây trồng thấp.

3.5.3.3. Giải pháp cụ thể

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản xuất.

- Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, Hội nông dân, Hội phụ nữ,...

- Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm. - Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi.

- Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhằm tăng cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của huyện.

- Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất.

- Quan tâm hơn tới việc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh yên tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Là xã có nền nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên của xã là 764,88 ha, trong đó đất nông nghiệp là 403.47 ha (chiếm 52.75%). Xã có có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng đã đạt mức bình quân nhưng vẫn chưa đồng bộ, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương.

2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã là:

Có 3 loại hình sử dụng đất chuyên lúa, Lúa - Màu, chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm với 3 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT su su cho năng suất và hiệu quả cao nhất.

3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lựa chọn ra 3 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã:

- LUT 1: Chuyên lúa phân bố phổ biến trên toàn xã, là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho nhân dân trên địa bàn xã.

- LUT 2: Lúa- màu, Loại hình mang lại hiệu quả cao nhưng hiện tại chỉ dừng lại ở sản xuất nhỏ lẻ cần được phát triển nhân rộng trong toàn xã.

- LUT 3: Cây rau màu (su su), trong tương lai loại hình sử dụng đất này có thể là hướng đi mới để phát triển kinh tế.

4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì xã Thanh Trù cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong nông nghiệp, chính sách về sử dụng và bảo vệ đất nông nghiệp, bố

trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

2. Kiến nghị nghị

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất tác giả có đề nghị sau:

- Đối với hộ nông dân trong xã thì cần tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mạnh dạn đầu tư và áp dựng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán canh tác lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn… Tránh không còn diện tích đất ruộng bỏ hoang hoá.

- Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng hộ. Nhất là đầu tư cơ sở sản xuất, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên (2015), Báo cáo chính trị Đại hội đảng bộ

thành phố Vĩnh Yên nhiệm kỳ 2015-2020.

2. Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xã Thanh Trù thời kỳ 2015-2020. 3. Lê Văn Khoa (2009), Giáo trình tài nguyên đất môi trường, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

4. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

5. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Đại học Thái Nguyên

6. Trần Thị Mận (2013), “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc - Tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học nông Nghiệp I, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Thế Đặng, Nông Thị Thu Huyền (2014),

Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần An Phong (2013), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Vĩnh Yên (2014),

Báo tổng kết 5 năm 2010- 2015, nhiệm vụ năm 2015-2020.

10. Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên (2010), báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2011-2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2015-2020).

11.Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2004)”, Công báo, Văn phòng Chính phủ.

12. Nguyễn Văn Tân (2013), Đánh giá phân hạng đất nâu đỏ và đất nâu vàng phát triển trên đá mẹ bazan ở tỉnh Quảng Trị, Viện khoa học kỹ thuật

nông nghiệp, Hà Nội.

13.Trần Đình Thao (2014), "Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học

14. Nguyễn Văn Thân (2014), Bài giảng đánh giá đất đai, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội

15. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (2013), Giáo trình đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

16.Vũ Thị Phương Thuỵ (2013), “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Châu (2015), "Tình hình quản lý sử

dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Giang ", Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, Số 47 - 2008

18.Trương Văn Tuấn (2007), "Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk", Tạp chí Khoa học - Đại học Đà Nẵng, Số 19 - 2007

19. Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất đai, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20.Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học -

Xã hội, Hà Nội.

21.Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

22. A. Young (1994), PROPERTY ASSESSMENT FAQS

23. FAO (1993), Guidelines: Land Evaluation for Rainfed Agriculture, FAO, Rome, pp 23 – 25.

24. FAO (1976), The state of food and agriculture.

25. Julian Dumanski (1998), Land Use Planning for Rural Development –

Method and Procedures of National and Provincial level, DSE.1998,

pp. 18 – 21.

26. T.G. Mac Aulay (1997), Quantitave Techniques in agriculuture Economic

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

Số phiếu:……….. Ngày điều tra:……….. Người điều tra:………. I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Họ tên chủ hộ: ... Tuổi: ... Trình độ: ... Giới tính: ( ) Nam, ( ) Nữ

2. Loại hộ: ( ) Giàu; ( ) Trung bình; ( ) Nghèo

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú)

1.1. Số nhân khẩu: ... 1.2. Số người trong độ tuổi lao động: ... 1.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: ( ) Nông nghiệp

( ) Nguồn thu khác 1.4. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: ( ) Trồng trọt

( ) Chăn nuôi

( ) Nuôi trồng thủy sản ( ) Khác

PHẦN II: TÌNH HÌNH SẢN XUÂT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ

1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ... m2, bao gồm mấy mảnh: ... 2. Đặc điểm từng mảnh: TT mảnh Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất (a) Địa hình tương đối (b) Hình thức canh tác (c) Lịch thời vụ Dự kiến thay đổi sử dụng (d) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3

2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu; 3 = Đất mua; 4 = Khác (ghi rỏ) 2 = Vàn; 3 = Thấp, trũng; 4 = Khác (ghi rỏ) (c): 1 = Lúa xuân - Lúa mùa;

2 = 1 vụ lúa; 3 = Lúa - cỏ; 4 = Chuyên canh rau, màu;(ghi rừ

từng loại cây trồng) 5 = 2 lúa - 1 màu; 6 = 1 lúa - 2,3 màu 7 = Cây ăn quả; 8 = Hoa cây cảnh; 9 = NTTS; 10 = Khác (ghi rỏ)

(d): 1 = Chuyển sang trồng rau;

2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả; 3 = Chuyển sang NTTS;

4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh; 5 = Khác (ghi rỏ):

2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất

2.2.1. Cây trồng hàng năm + hoa cây cảnh

1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng LX LM - Tên giống - Thời gian trồng - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khỏc (ghi rỏ tên sản phẩm, số lượng) - Tỉ lệ SP hàng húa % 2. Chi phí

Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài 1000đ - Tự sản xuất kg 2. Phân bón - Phân hữu cơ kg - Phân vô cơ kg + Đạm + Lõn + Kali + NPK + Phân tổng hợp khác + Vôi 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Thuốc diệt cỏ + Tên thuốc + Liều lượng + Giỏ tiền - Thuốc kích thích tăng trưởng: + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Các loại khác (nếu có)

b. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào

Hạng mục ĐVT Cây trồng

1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ 2. Chi phí lao động tự làm Công 3. Thuế nông nghiệp

4. Thuỷ lợi phí 5. Dịch vụ BVTV Chi khác ………….. 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán -Bán cho đối tượng

- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)

2.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐV T Loại thuỷ sản - Tên giống - Diện tích - Thời gian thả - Thời gian thu hoạch - Năng suất - Sản lượng - Sản phẩm khác 2. Chi phí

a. Chi phí vật chất - tinh bình quân trên 1 sào

Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản 1. Giống - Mua ngoài 1000đ - Tự sản xuất con 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Thức ăn tổng hợp - Thức ăn xanh + Vôi 3. Thuốc phòng trừ dịch bệnh

b. Chi phí khác- tính bình quân trên 1 sào

Hạng mục ĐVT Loại thuỷ sản 1. Chi phí lao động thuê ngoài

2. Chi phí lao động tự làm 3. Thuế nông nghiệp 4. Thuỷ lợi phí 5. Dịch vụ 6. Tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao Chi khác ... 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Loại thủy sản 1. Gia định sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng

- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)

4. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)