Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 43)

Các loại hình sử dụng đất nghiệp và hiệu quả sử dụng các loại hình đó trên địa bàn xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Thanh Trù - ngoại ô thành phố Vĩnh Yên. - Phạm vi thời gian: 2019

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Nội dung 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông ngiệp xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên.

- Điều kiện tự nhiên

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá áp lực về phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp.

* Nội dung 2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thanh

Trù, thành phố Vĩnh Yên.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Xác định các loại hình sản xuất nông nghiệp - Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

* Nội dung 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường

* Nội dung 4. Tác động của hiệu quả sử dụng đất đến sản xuất nông nghiệp xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên

- Tác động tích cực - Tác động tiêu cực

Nội dung 5. Lựa chọn loại hình và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập nguồn số liệu và tài liệu đã có:

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - Xã hội của xã, từ báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai 2019, Bản đồ địa chính của xã Thanh Trù file số, Kế hoạch sử dụng đất xã, thành phố Vĩnh Yên 2019 lấy từ Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2019; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Tại UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố, các phòng ban liên quan và trên các thông tin đại chúng.

+ Loại hình kiểu sử dụng đất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của xã Thanh Trù. Số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã được thu thập tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Vĩnh Yên, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố.

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Đây là phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân thông qua điều tra phỏng vấn nông dân, thu thập các số liệu về kinh tế- xã hội của các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc như: lịch thời vụ, chi phí đầu tư (phân bón, giống, thuốc trừ sâu, khác), năng suất, kỹ thuật áp dụng, phong tục tập quán, tín dụng, giá cả thị trường và các thông tin về môi trường:... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông dân. Việc điều tra sẽ được thực hiện một cách ngẫu nhiên ở cấp nông hộ. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành phân tích thống kê và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác ở địa phương.

2.4.3 Phương pháp chn địa h nghiên cu

Hộ nghiên cứu được lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau đây: - Hộ sản xuất nông nghiệp lâu năm

- Hộ luân phiên các loại cây trồng trong năm - Hộ có diện tích sử dụng đất nông nghiệp khá lớn - Hộ trồng các loại cây trồng phổ biến

Tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên với tổng số hộ điều tra 140 hộ/xã.

Từ các tiêu chí lựa chọn, các xóm Vị trù, xóm Đông, Xóm Đoài, Xóm Sắn, Vinh Quang, Xóm Rừng chọn ra 28 hộ để phỏng vấn.

2.4.4. Phương pháp x lý, tng hp s liu

Sử dụng phần mềm Stella 9.0, Excel: dựa vào các yếu tố đầu vào và đầu ra của các kiểu sử dụng đất đai để đánh giá tính hiệu quả của các loại hình sản xuất.

2.4.5 Phương pháp đánh giá hiu qu s dng đất

2.4.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vòa mục đích và phạm vi nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và đặc điểm, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất, có thể các định hệ thống các chỉ tiêu sau:

* Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha). + Giá trị sản xuất (Go/ha) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1 ha đất.

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm

- Giá trị gia tăng (VA/ha) (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất. Để tính VA cần

phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC (Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Giốn, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…

VA = GO – DC hoặc VA = GO – IE

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.

- Thu nhập hỗn hợp (NVA/ha) (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 ha. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA – DP – T

Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định. T là thuế sử dụng đất.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (Thường tính cho 1000 đồng chi phí)

+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO = GO/DC + Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA = VA/DC

+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA = NVA/DC

Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

+ Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLNVA = NVA/LD.

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động.

* Hệ thống chỉ tiêu thứ hai:

- Hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác

+ Giá trị sản xuất (GO/ha) (như hệ thống chỉ tiêu thứ nhất)

+ Lãi thô (GM/ha) (Gross Magin) là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí biến đổi.

GM = GO – VC

Chi phí biến đổi VC (Variable Cost) còn ghọi là chi phí khả biến, là loại chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí biến đổi gồm các loại: Giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thuê máy móc và chi phí công lao động.

Chi phí cố định FC (Fixed Cost) là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp hay hộ nông dân phải chịu trong một thời kỳ về các khoản đầu tư vào tài sản cố định. Trong thời kỳ đó các khoản chi phí này không thay đổi và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, thậm chí nếu không sản xuất vẫn phải chịu khoản chi phí này. Đối với hệ thống sử dụng đất thì đó là: Tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, thuê công cụ...

Lãi ròng: Ni là lãi ròng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hộ nông dân. Ni = GO - VC - FC

- Hiệu quả trên một đơn vị chi phí.

Lãi thô trên chi phí biến đổi: HCGM = GM/VC Lãi ròng trên tổng chi phí vật chất: HC = GM/LD Lãi ròng trên một lao động: HL = NI/LD

* Khả năng ứng dụng các hệ thống chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế đất.

Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất: Có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong hộ nông dan và các trang trại quy mô nhỏ mà ở đó trình độ hạch toán thấp, chưa hạch toán được đày đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ nông dân. Trong điều kiện dư thừa lao động thì người nông dân lấy công làm lãi.

Hệ thống chỉ tiêu thứ hai: Có thể áp dụng để tính toán xác định hiệu quả sử dụng đất ở các trang trại, doanh nghiêp, lâm trường có quy mô sản xuất lớn, có trình độ hạch toán cao, có khả năng phân định được chi phí lao động, kể cả lao động thuê và lao động tự làm. Công lao động được trả theo mức lương cố định hàng tháng cho công nhân.

2.4.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương.

- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng. Ví dụ không bố trí cấy trồng có sức chống xói mòn yếu ở đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ...

- Mức độ sử dụng lao động, giải quyết việc làm.

- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, đảm bảo an toàn lương thực.

2.4.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

- Giử đất không bị rửa trôi, xói mòn thể hiện bằng sự giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép, ngưỡng này xác định cho mỗi loại cây, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

- Độ phì nhiêu đất tăng dần

- Tỷ lệ che phủ của các loại hình sử dụng đất.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã thanh trù, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)