Ảnh hưởng của 3 vị trí chân, sườn đỉnh đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. Ảnh hưởng của 3 vị trí chân, sườn đỉnh đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 tạ

Huyện Phước Sơn

Số liệu trung bình được đo đếm ở 3 vị trí chân sườn đỉnh ở các xã khác nhau được trồng năm 2011 được thể hiện ở bảng sau

Bảng 3.13. Sinh trưởng các chỉ tiêu Bời lời đỏ tuổi 4 ở 3 vị trí trồng khác nhau tại

huyện Phước Sơn

Vị trí

Chỉ tiêu Chân Sườn Đỉnh Ft F05 |ttính| t05

Hvn (m) 7,3 7,2 6,9 12,6 5,14 1,77 2,77 Dgốc (cm) 9,4 9,1 8,7 7,2 5,14 1,71 2,77 D1.3 (cm) 7,6 7,3 7,0 15,5 5,14 2,71 2,77 V cây (m3) 0,0255 0,0232 0,0204 10,5 5,14 1,78 2,77 Độ dày vỏ ở vị trí D13 (cm) 1,04 1,0 0,95 3,8 5,14 V vỏ(m3) 0,01 0,009 0,0079 17,5 5,14 2,19 2,77 Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, nhìn chung ở các vị trí trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của loài cây Bời lời đỏ tuổi 4 cụ thể như sau:

-Về chỉ tiêu Hvn: Ở vị trí chân có chiều cao vút ngọn lớn nhất đạt 7,3 m, chiều

cao vút ngọn thấp dần khi càng lên cao, ở vị trí sườn (7,2 m), thấp nhất ở vị trí đỉnh (6,9 m).

Để kiểm tra sự sai khác về chiều cao vút ngọn ở 3 vị trí trồng khác nhau đề tài tiến hành phân tích Anova Single Factor với 1 nhân tố 3 lần lặp kết quả như sau:

Ft = 12,58 > F05 = 5,14 chứng tỏ ở các vị trí trồng khác nhau có chiều cao vút ngọn khác nhau. Để tìm ra vị trí trồng có chiều cao vút ngọn lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 1,77 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng ở vị trí chân và sườn chưa có sự sai khác.

-Đường kính D13: Trong 3 vị trí trồng khác nhau có sự chênh lệch về chỉ tiêu

đường kính ngang ngực trong đó ở vị trí chân là lớn nhất (7,6 cm), tiếp đến là sườn (7,3 cm), thấp nhất ở vị trí đỉnh (7,0 cm).

Để kiểm tra sự sai khác đề tài tiến hành phân tích phương sai kết quả như sau: Ft = 15,5 > F05 = 5,14 và |ttính| = 2,71 < t05 = 2,77 chứng tỏ 3 vị trí trồng khác nhau có sự sai khác về đường kính ngang ngực, giữa 2 vị trí trồng ở vị trí chân đồi, sườn đồi chưa có sự sai khác.

-Đường kính gốc Dgốc (cm): Đường kính gốc ở các vị trí khác nhau có sự chênh

lệch, lớn nhất ở vị trí chân, thấp dần khi lên cao (9,4 > 9,1 >8,7 cm). Kết quả phân tích phương sai Ft = 7,19 > F05 = 5,14 chứng tỏ đường kính gốc ở các vị trí khác nhau có sự sai khác.

Để tìm ra vị trí trồng có đường kính gốc lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 1,71 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng ở vị trí chân và sườn chưa có sự sai khác.

-Thể tích cây: Tương tự ở các vị trí trồng khác nhau có ảnh hưởng đến thể tích

cây khác nhau, vị trí trồng ở chân có thể tích lớn nhất và giảm dần khi lên đến đỉnh (0,0255 > 0,0232 > 0,0204). Để kiểm tra sự sai khác về chiều cao vút ngọn ở 3 vị trí trồng khác nhau đề tài tiến hành phân tích Anova Single Factor với 1 nhân tố 3 lần lặp kết quả như sau:

Ft = 10,47 > F05 = 5,14 chứng tỏ ở các vị trí trồng khác nhau có thể tích cây. Để tìm ra vị trí trồng có thể tích cây lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 1,78 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng giữa 2 vị trí chân và sườn chưa có sự sai khác.

-Độ dày vỏ ở vị trí D13 (cm): Có thể nhận thấy rằng từ việc sai khác về chiều cao

vút ngọn, đường kính ngang ngực dẫn đến sự thay đổi về độ dày vỏ, cụ thể như sau: Độ dày vỏ giảm dần khi lên cao, ở vị trí chân có độ dày vỏ lớn nhất (1,04 cm), tiếp theo ở vị trí sườn (1,0 cm), thấp dần khi lên đến đỉnh (0,95cm). Kết quả phân tích phương sai Ft = 3,8 < F05 = 5,14 chứng tỏ độ dày vỏ ở các vị trí khác nhau chưa có sự khác.

-Thể tích vỏ: Đây là chỉ tiêu quan trọng, sản phẩm chính của cây, từ bảng số

liệu cho ta thấy tương tự với các chỉ tiêu khác về thể tích vỏ giảm dần từ thấp lên cao, cụ thể thể tích vỏ lớn nhất ở vị trí chân đồi (0,01 m3), tiếp đến ở vị trí sườn (0,009 m3), thấp nhất ở vị trí đỉnh (0,0079 m3), tương tự để kiểm tra sự sai khác đề tài tiến hành phân tích phương sai, kết quả Ft = 17,5 > F05 = 5,14, vì vậy độ dày vỏ giữa các vị trí khác nhau có sự sai khác.

Để tìm ra vị trí trồng có thể tích cây lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính|= 2,19 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng giữa 2 vị trí chân và sườn chưa có sự sai khác.

loài cây có phân bố tự nhiên ở Quảng Nam, thường gặp ở các khu rừng tự nhiên được người dân địa phương trồng trong 5 năm trở lại đây và được đánh giá là loài cây có sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả nghiên cứu ở các dạng lập địa khác nhau cho thấy vị trí trồng Bời lời đỏ ở chân đồi sẽ cho các chỉ tiêu sinh trưởng là tốt nhất, trong đó phải kể đến độ dày vỏ và thể tích vỏ, đây là sản phẩm chính mà người trồng hướng đến. Vị trí trồng ở đỉnh quá trình sinh trưởng của các chỉ tiêu là kém nhất so với 2 vị trí còn lại. Có thể nói rằng thông thường ở một loài cây đều thích ứng với những vị trí khác nhau, ở vị trí chân đồi thường tập trung lượng đất giàu dinh dưỡng do quá trình sói mòn rữa trồi từ vị trí đỉnh xuống, bên cạnh đó thường được chăm sóc cùng với quá trình trồng xen các loài cây nông nghiệp ngắn ngày. Ở vị trí đỉnh thường là chất đất kém dinh dưỡng, trơ sỏi đá vị vậy sinh trưởng kém hơn.

Qua đây đề tài so sánh các chỉ tiêu ở 2 giai đoạn tuổi 3 và tuổi 4: Đây chính là giai đoạn phát triển nhất của cây, vì vậy cần đẩy nhanh các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động để thu được chất lượng, sản lượng tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)