Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

-Phước Sơn là huyện có các điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho sự phát triễn loài cây Bời lời đỏ.

-Vị trí địa lý có tầm quan trọng về giao thông kinh tế - xã hội và quốc phòng-an ninh, có tuyến đường giao thông tương đối thuận lời nối liền tỉnh Kom Tum, đây là tuyến giao thông quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa đặc biệt là các sản phẩm Bời lời đỏ được các thương lái từ Kon Tum và Tây Nguyên thu mua trên tuyến đường này.

-Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm từ vỏ cây Bời lời đỏ ngày càng tăng. -Lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống cần cù, chịu khó, đã biết kế thừa và phát huy các kinh nghiệm trong sản xuất. Với người dân, Bời lời đỏ được xem như loài cây bản địa được phân bố tự trong vùng, quen thuộc với họ, việc trồng và chăm sóc không mấy khó khăn

Điểm yếu

-Người dân thiếu kiến thức khoa học cũng như các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hỗ trợ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống để trồng

-Địa hình tại xã khá phức tạp, thường phân bố ở các cùng khó khăn miền núi, thiếu cán bộ khuyến nông lâm. Điều kiện đất đai sản xuất phân bố không tập trung nên sản xuất của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ.

- Các mô hình trồng Bời lời đỏ của người dân đều xuất phát từ tính tự phát, chưa có quy hoạch về vùng trồng và diện tích trồng hợp lý, không tuân thủ 1 quy trình kỹ thuật nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra.

-Công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống, vật tư, chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng chưa đảm bảo, nguồn gốc, xuất xứ chưa rõ ràng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

Cơ hội

-Cùng với sự phát triển và đầu tư của tỉnh nhà, trên địa bàn huyện Phước Sơn được đầu tư xây dựng của nhiều dự án phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, tạo cơ hội tiếp cận với những kỹ thuật mới, nâng cao dân trí, góp phần giải quyết công ăn việc làm, ổn định xã hội.

-Các mặt hàng từ giá trị loài Bời lời đỏ đang ngày càng có giá trị trên thị trường, đặc biệt là sản phầm từ hương (nhang), ngoài ra ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về loài Bời lời đỏ.

-Thị trường tiêu thụ trong những năm qua cho thấy tương đối ổn định, tuy nhiên cần tìm hiểu hơn nữa để phát triển một cách ổn định tránh tình trạng xụt giá như các loài nông sản khác. Qua quá trình điều tra khảo sát, nhu cầu và sở thích trồng của người dân trong địa bàn huyện lớn, tuy nhiên họ cần hỗ trợ vốn và các biện pháp kỹ thuật.

-Các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình như cho vay vốn ưu đãi, các chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp về giống, kỹ thuật được triển khai rộng khắp trên toàn vùng đã góp phần khuyến khích các hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

-Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ phát triễn về cơ sở hạ tầng, thông tin đại chúng cho khu vực, tăng cường các công tác khuyến nông, nâng cao trình độ cán bộ, có các chính sách thu hút nhân tài…

Thách thức

-Đồng nghĩa với thị trường sản phẩm được ưa chuộng, vấn đề cạnh tranh sản phẩm tốt đạt chất lượng cao chưa thực sự được quan tâm đến. Thị trường sản phẩm nông nghiệp biến động mạnh, thiếu tính ổn định, người dân thường bị tư thương ép giá nên lãi rất thấp, gây khó khăn cho người sản xuất.

-Trên địa bàn huyện chưa có các cơ sở thu mua, chế biến các sản phẩm từ Bời lời đỏ đây cũng chính là hạn chế gây khó khăn biến đổi giá cả.

-Công nghiệp chế biến nông sản phẩm chưa phát triển nên chưa thu hút được sản xuất hàng hóa tập trung phát triển.

-Thời tiết khắc nghiệt ngày càng diễn biến phức tạp, hàng năm thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

-Công tác quản lý nhà nước về giống, chất lượng giống, vẫn còn thiếu sự thống nhất. Hầu hết nguồn giống được người dân thu mua từ Kon Tum hoặc tự sản xuất.

Việc phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức phần nào làm sáng tỏ hơn về công tác trồng rừng Bời lời đỏ. Để giải quyết tốt các vấn đề này cần đòi hỏi các cơ quan quản lý, chính quyền cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hơn nữa, cùng phối hợp với người dân để thực hiện một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)