3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7.2. xuất biện pháp pháp phát triển loài Bời lời đỏ
Xuất phát từ các thực tế trên địa bàn nghiên cứu đề tài đã đưa ra những giải pháp góp phần phát triển loài cây Bời lời đỏ trên địa bàn huyện nhằm ổn định kinh tế người dân địa phương trong tương lai.
3.7.2.1. Giải pháp về đất đai
-Tiến hành rà soát lại các khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Phước Sơn, đồng thời tiến hành quy hoạch tổng thể hiện trạng sử dụng đất trên toàn xã.
-Tiếp tục phát triển mở rộng diện tích đất trồng Bời lời đỏ, tập trung khai thác triệt để đất chưa sử dụng để trồng loài cây này, bên cạnh đó có các biện pháp ngắn hạn để lấy ngắn nuôi dài.
-Tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-Hỗ trợ người dân đất trồng rừng bằng các chính sách, cho thuê đất dài hạn, cấp quyền sở hữu đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3.7.2.2. Giải pháp về đầu tư và vốn
-Khuyến khích các hộ gia đình chủ động đầu tư phát triển kinh tế hộ theo hướng thâm canh. Chính quyền địa phương cần có các chính sách cho vay vốn dài hạn, lãi suất thấp, đồng thời tăng cường vai trò của các tổ chức, hội, đoàn thể.
-Thực hiện chính sách hỗ trợ về đầu tư và tín dụng để mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, dụng cụ nông nghiệp cho nông dân, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.
-Kiến nghị Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ các chương trình dự án phát triển kinh tế địa phương. Phát triển 1 cách bền vững các mục tiêu đề ra dựa vào định hướng của toàn tỉnh.
3.7.2.3. Giải pháp về kỹ thuật
-Nghiên cứu, cung cấp hỗ trợ nguồn giống Bời lời đỏ có năng xuất chất lượng tốt cho người dân trồng rừng.
-Lựa chọn lập địa thích hợp cho loài cây: Cần xác định rõ và cụ thể lập địa trồng rừng Bời lời đỏ phù hợp với những điều kiện sinh thái cũng như giao thông trong khai thác và vận chuyển. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí trồng rất quan trọng, qua kết quả nghiên cứu bời lời đỏ thích hợp ở vị trí trồng chân đồi và sườn đồi sẽ cho quá trình sinh trưởng tốt, vì vậy người dân nên trồng ở hai vị trí này.
-Quy hoạch vùng trồng cần kết hợp xác định ngay hình thức tổ chức trồng rừng, cần có các biện pháp phối kết hợp nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.
-Áp dụng biện pháp canh tác nông nghiệp phải luân canh, gối vụ, xen canh, phủ kín các loài cây trồng: Phối kết hợp trồng xen các mô hình Bời lời đỏ với sắn, lúa đồi, dứa. Các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.7.2.4. Giải pháp về xã hội
-Tăng cường và hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn huyện. Phát triển mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên thôn để thúc đẩy, tư vấn chuyển giao tiến bộ về khoa học cho người dân trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
-Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn ngắn, dài ngày nhằm chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiến bộ ứng dụng vào sản xuất. Tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông, theo nhóm sở thích, nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, thông qua các hội, đoàn thể để người dân có thể trao đổi, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất. Trên địa bàn huyện Phước Sơn trong những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình trồng Bời lời đỏ mang nhiều thu nhập cao, vì vậy cần chia sẽ kinh nghiệm giữa các nhóm người cùng sở thích, đúc rút kinh nghiệm thực tiến, hạn chế các thiên tai sảy ra.
-Chính quyền tỉnh, huyện và các ban ngành địa phương nên khuyến khích và ưu tiên việc triển khai các chương trình, dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội...
-Đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, các dự án bảo tồn và phát triển trên địa bàn huyện Phước Sơn.
-Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp đến tận các thôn xóm. -Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp
3.7.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
-Cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các hộ trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
-Cập nhật và cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường cung cấp kịp thời cho người dân trong việc gây trồng và khai thác có hiệu quả, có kế hoạch dự báo về thị trường để giúp các nông hộ có định hướng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm.
-Quy hoạch, xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các loại nông sản hàng hóa ở địa phương cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có thể thu gom, chế biến nông sản trên địa bàn, phát triển và hình thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm.
-Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ vỏ cũng như gỗ. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường và phát triển công nghệ chế biến lâm sản.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ