Ảnh hưởng của vị trí trồng ở3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.3. Ảnh hưởng của vị trí trồng ở3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi

4 tại Huyện Phước Sơn

Tình hình sinh trưởng của các chỉ tiêu Bời lời đỏ tuổi 4 được trồng ở 3 xã được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vị trí trồng ở 3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ

tuổi 4 Vị trí Chỉ tiêu Phước Năng Phước Chánh Phước Đức Ft F05 |ttính| t05 Hvn (m) 8,1 7,8 7,6 6,78 5,14 2,5 2,77 Dgốc (cm) 13 12 10,9 2,83 5,14 D1.3 (cm) 10,3 9,2 8,3 25,84 5,14 8,81 2,77 V cây (m3) 0,0335 0,0256 0,0208 21,22 5,14 9,08 2,77 V vỏ(m3) 0,014 0,011 0,009 11,53 5,14 5,46 2,77 Độ dày vỏ vị trí D13 (cm) 1,2 1,1 1,0 1,79 5,14

Từ bảng số liệu trên có thể nhận xét rằng: Các chỉ tiêu sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 ở 3 xã Phước Năng, Phước Chánh, Phước Sơn có sự khác nhau. Xã Phước Năng có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn so với 2 xã còn lại cụ thể:

-Về chỉ tiêu Hvn: Chiều vao vút ngọn ở xã Phước Năng lớn nhất đạt 8,1 m tiếp

đến là Phước Chánh (7,8 m), Phước Đức 7,6 m. Để kiểm tra sự sai khác về chiều cao vút ngọn ở 3 vị trí trồng của 3 xã khác nhau đề tài tiến hành phân tích Anova Single Factor với 1 nhân tố 3 lần lặp kết quả như sau:

Ft = 6,78 > F05 = 5,14 chứng tỏ ở các vị trí trồng khác nhau có chiều cao vút ngọn khác nhau. Để chọn ra được xã trồng có chiều cao vút ngọn lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 2,5 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng ở vị trí trồng của xã Phước Chánh và Phước Năng là lớn nhất.

-Đường kính D13: Trong 3 vị trí trồng khác nhau có sự chênh lệch về chỉ tiêu

đường kính ngang ngực trong đó ở vị xã Phước Năng lớn nhất tiếp đến là Phước Chánh và Phước Đức. Để kiểm tra sự sai khác đề tài tiến hành phân tích phương sai kết quả như sau: Ft = 25,84 > F05 = 5,14 và |ttính| = 8,81 > t05 = 2,77 chứng tỏ 3 vị trí trồng khác nhau có sự sai khác về đường kính ngang ngực và ở xã Phước Năng là lớn nhất.

-Đường kính gốc (Dgốc cm): Đường kính gốc ở các vị trí khác nhau có sự

chênh lệch, tuy nhiên quá trình phân tích phương sai cho kết quả: Ft = 2,83 < F05 = 5,14 có nghĩa rằng về chỉ tiêu đường kính gốc giữa các xã trồng khác nhau chưa có sự sai khác.

-Thể tích cây: Tương tự ở các vị trí trồng khác nhau có ảnh hưởng đến thể tích

cây khác nhau, vị trí trồng ở Phước Năng có thể tích lớn nhất tiếp đến là Phước Chánh, Phước Đức (0,0335 > 0,0256 > 0,0208). Để kiểm tra sự sai khác về chiều cao vút ngọn ở 3 vị trí trồng khác nhau đề tài tiến hành phân tích Anova Single Factor với 1 nhân tố 3 lần lặp kết quả như sau:

Ft = 21,22 > F05 = 5,14 chứng tỏ ở các vị trí trồng khác nhau có thể tích cây. Để tìm ra vị trí trồng có thể tích cây lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 9,08 > t05 = 2,77 điều này chứng tỏ vị trí trồng ở xã Phước Năng sẽ cho thể tích cây là lớn nhất so với 2 xã còn lại.

-Độ dày vỏ ở vị trí D13 (cm): Tương tự các chỉ tiêu như phân tích ở trên, độ

dày vỏ giữ các xã có sự chênh lệch nhau, vị trí trồng ở xã Phước Năng thể hiện được ưu thế hơn so với 2 xã còn lại, số liệu được thể hiện ở bảng. Tuy nhiên kết quả phân tích phương sai Ft = 1,79 < F05 = 5,14 chứng tỏ độ dày vỏ ở các vị trí khác nhau chưa có sự khác.

-Thể tích vỏ: Từ bảng số liệu cho ta thấy thể tích vỏ ở Phước Năng lớn nhất

(0,014 m3), tiếp đến xã Phước Chánh (0,011m3), thấp nhất ở xã Phước Đức (0,009 m3), tương tự để kiểm tra sự sai khác đề tài tiến hành phân tích phương sai, kết quả Ft = 11,53 > F05 = 5,14, vì vậy độ dày vỏ giữa các vị trí khác nhau có sự sai khác.

Để tìm ra vị trí trồng có thể tích cây lớn nhất đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t của student kết quả |ttính| = 5,46 < t05 = 2,77 có nghĩa rằng giữa 2 vị trồng xã Phước Chánh và Phước Năng chưa có sự sai khác.

Từ việc phân tích một cách tổng quát những ảnh hưởng của vị trí trồng ở 3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 tại Huyện Phước Sơn đề tài đi đến kết luận: Ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của Bời lời đỏ ở các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực từ đó ảnh hưởng đến thể tích cây và thể tích vỏ, riêng đường kính gốc và chỉ tiêu độ dày vỏ không có sự sai khác. Có thể lý giải rằng từ việc ảnh hưởng của các dạng lập địa về đất đai, địa hình cũng như khí hậu của mỗi vùng làm ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây ở giai đoạn 4 tuổi. Mặt khác sự tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh của người dân trồng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của cây, gây ra sự sai khác giữa các vùng. Bên cạch đó, việc trồng của người dân trên các vùng thực sự chưa có quy hoạch cụ thể, nguồn gốc giống không rõ ràng càng tác động mạnh vào chất lượng của cây trồng. Thiết nghĩ cùng với sự phát triển của nhu cầu thị trường và sở thích của người dân cần đề nghị các cơ quan chức năng có những quy hoạch cụ thể vùng trồng, cung cấp giống, nguồn vốn cũng như kỹ thuật để đưa giá trị của loài cây này thêm một tầm cao mới, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)