M Ở ĐẦU
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.3. Đường xâm nhập và nhân lên của virus
Virus LMLM xâm nhập vào cơ thể gia súc bằng nhiều đường. Đường xâm nhập
chính của virus là đường hô hấp, virus vào vùng hầu trong các tế bào của màng nhầy
họng rồi lan sang các tế bào lân cận, các hệ thống lưu thông và hệ lâm ba dẫn tới các tế bào, cơ quan khắp cơ thể (Donaldson, 1987, 2000; Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Đường tiêu hóa: Khi mầm bệnh theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa làm thành mụn nước sơ phát, sau đó theo hệ thống máu và lâm ba đến khắp cơ thể (Nguyễn Vĩnh
Phuớc, 1978; Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Da: Da nguyên lành không để virus đi qua, khi có vết xay xát gia súc có thể
nhiễm virus. Tại những xay xát hoặc vết thương ở da, nhất là vùng vú thường xuất
hiện mụn nước sơ phát trong bệnh tự nhiên, vùng da tổn thương cũng là nơi virus xâm nhập vào cơ thể (Nguyễn Vĩnh Phuớc, 1978; Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Niêm mạc đường sinh dục: Virus có thể truyền qua đường sinh dục, qua các đường niêm mạc khác (Nguyễn Vĩnh Phuớc, 1978; Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Số lượng virus có khả năng truyền nhiễm được khuếch đại trong mỗi ổ dịch.
Mức virus nhân lên và thời điểm tùy thuộc vào tính cảm nhiễm của động vật cảm thụ và tương tác giữa virus và loài cảm thụ. Các nghiên cứu xác định lượng đơn vị truyền
nhiễm phần lớn được tiến hành ở các loài gia súc nuôi (Donaldson, 2000).
Mụn nước xuất hiện ở cả chiều sâu của thượng bì. Do áp lực của nước ở trong
mụn, mụn nước phát triển to ra, nhô lên. Cùng với phản ứng viêm, bạch cầu di động đến làm cho dịch lâm ba của mụn nước màu trong trở nên đục và không bao giờ sinh
mủ khi không có vi trùng kế phát. Khi mụn vỡ, những vết tích ở thượng bì được lấp đầy nhanh chóng. Mụn nước chỉ lở loét khi mồm, chân bị nhiễm vi khuẩn sinh mủ, gây
hoại tử, xây xát gây nên bệnh lý cục bộ, ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết làm con vật suy yếu hoặc chết (Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Quá trình nhân lên của virus: virus xuất hiện trong máu và sữa ngay sau khi
nhiễm, xuất hiện ở nước bọttrước khi mụn nước xuất hiện ở miệng. Tất cả các chất
biểu hiện lâm sàng. Giai đoạn gây nhiễm tối đa là khi mụn nước ở miệng và chân vỡ
ra. Dịch trong mụn nước chứa nồng độ virus lớn nhất. Những virus thải ra ngoài môi
trường nhiễm vào phân rác, quần áo, dụng cụ của người chăn nuôi, phương tiện giao
thông, làm bệnh lây lan sang vùng khác.
Thông qua mọi đường xâm nhập, ngay lập tức virus vào máu, chúng thiên về
biểu bì miệng, chân và đầu vú. Bệnh tích đặc trưng phát triển ở vị trí này sau thời kỳ ủ
bệnh 1-21 ngày (thường 3-8 ngày). Virus nhân lên ở biểu mô niêm mạc miệng gây nên bệnh tích cục bộ. Pha đầu tiên của virus thường không được chú ý và chỉ khi nó khu
trú ở niêm mạc miệng hoặc ở chân, lúc đó mới thấy con vật có những biểu hiện về lâm
sàng. Cừu thí nghiệm thời kỳ ủ bệnh 4-9 ngày. Sau khi ủ bệnh 3-5 ngày, nhiệt độ cơ
thể tăng sau 17-96 giờ.
Loài nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể tới lây lan bệnh. Như lợn bài tiết
400 triệu đơn vị lây nhiễm một ngày, loài nhai lại bài tiết 120.000 đơn vị lây nhiễm
một ngày.
Thời gian mang trùng thay đổi theo loài, chủng virus và những tác nhân khác chưa được xác định. Thời gian mang trùng tối đa được ghi nhận ở trâu, bò là hơn 3 năm, ở cừu là 9 tháng, ở dê là 4 tháng (Hoàng Thu Phương và cs, 2014).