Cơ chế miễn dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.3. Cơ chế miễn dịch

Có 2 loại cơ chế miễn dịch là miễn dịch không đặc trưng và miễn dịch đặc trưng.

+ Hệ miễn dịch không đặc trưng: là hệ thống tự nhiên, bao gồm hàng rào lí học

(da, niêm mạc), hàng rào tế bào (bạch cầu) và hàng rào hoá học (mồ hôi, tuyến nhờn).

- Da là hàng rào tin cậy, chống nhiễm trùng, sự mất nước và sản xuất các chất

bảo vệ như chất nhờn, mồ hôi, trong đó có chứa axit lactic, axit béo và các lizozim. Các chất này có thể hạ pH xuống tới mức diệt được vi khuẩn, nấm bám vào da, hoặc

kìm hãm sự phát triển và hoạt động của chúng. Ngoài ra các vi khuẩn vô hại cư trú

trên da cũng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lạ gây bệnh xâm nhập

qua da.

- Interferon là một loại protein do tế bào tạo ra, có khả năng chống lại sự sinh

sôi, phát triển của vi khuẩn, virus. Interferon chỉ tồn tại trong máu một thời gian và khả năng sản xuất Interferon của tế bào cũng chỉ tồn tại một thời gian.

+ Hệ miễn dịch đặc trưng: do các bạch cầu đảm nhiệm, trong đó bạch cầu limpho đóng vai trò chủ yếu, chúng có khả năng nhận diện và tiêu diệt các kháng

nguyên lạ lọt vào cơ thể. Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và sản xuất ra kháng

nguyên thì cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể để chống lại. Kháng thể được sản xuất để

chống lại sự xâm nhập của sinh vật lạ lần đầu được gọi là “phản ứng miễn dịch sơ

cấp”, lần tiếp sau gọi là “phản ứng miễn dịch thứ cấp” có khả năng mạnh hơn, quy mô hơn. Trí nhớ miễn dịch: Sau khi cơ thể đã tiếp xúc với một kháng nguyên nhất định thì khi tiếp xúc lại với kháng nguyên ấy có một số tế bào limpho B và T đã được mẫn cảm

sẽ trở thành tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm các lần

sau, sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch lần 2 hay thứ phát. Trong đáp ứng thứ phát và các lần sau đó, các tế bào trí nhớ sẽ phát triển rất nhanh và mạnh, tạo thành một dòng tế bào chuyên sản xuất ra kháng thể đặc hiệu. Vì thế mà đáp ứng thứ phát có thời gian tiềm

tàng ngắn hơn, cường độ đáp ứng mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng dài hơn (Đinh Thị Bích Lân, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)