M Ở ĐẦU
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch
- Ảnh hưởng của kháng nguyên.
+ Đường xâm nhập kháng nguyên vào cơ thể: kháng nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường đưa thích
hợp nhất, lượng kháng thể sẽ sinh ra nhiều nhất. Trong sử dụng vaccine thường hay đưa vaccine vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da vì kháng nguyên qua da sẽ vào mạch
bạch huyết và tổ chức hạch lympho, là nơi tiếp nhận kháng nguyên để sản xuất kháng
thể. Các vaccine nhược độc tiêm liều lượng nhỏ thì có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt.
Một số vaccine có thể cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, chủng vào dưới da, bơm vào
không khí cho gia cầm hít. Không tiêm vaccine vào mạch máu.
+ Liều lượng kháng nguyên: liều lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể nhiều thì
lượng kháng thể sinh ra nhiều. Nhưng lượng kháng nguyên chỉ có một giới hạn nhất định, vì nếu lượng kháng nguyên quá nhiều sẽ gây độc cho cơ thể hoặc gây tê liệt miễn
dịch, kháng thể không được sản xuất ra.
+ Các lần đưa khángnguyên: đưa kháng nguyên vào cơ thể, sau một thời gian đưa kháng nguyên nhắc lại một vài lần, kết quả là kháng thể lần sau xuất hiện sớm hơn, lượng kháng thể nhiều hơn so với lần trước đó.
+ Việc dùng nhiều loại kháng nguyên cùng lúc đưa nhiều loại kháng nguyên
vào cơ thể với liều lượng thích hợp, các loại kháng thể được tạo ngang bằng nhau hay
nhiều hơn khi đưa kháng nguyên vào cơ thể riêng từng loại. Đó gọi là hiện tượng cộng
lực kháng khuyên. Nhưng nếu đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều lượng
không thích hợp kết quả sẽ ngược lại. Nếu cùng một lúc tiêm kháng nguyên liều mạnh
với kháng nguyên liều nhẹ, thì chỉ có thể có kháng thể tương ứng với kháng nguyên liều mạnh mà thôi (cạnh tranh kháng nguyên). Hiện tượng ức chế này xảy ra nếu tính
hóa học của kháng nguyên gần nhau.
+ Ảnh hưởng của trợ chất: trợ chất là những chất khi trộn với kháng nguyên
tiêm vào cơ thể sẽ kích thích tạo ra kháng thể nhiều hơn.
Các trợ chất vô cơ như alumin, Ca phốt phát, nhôm, phèn chua làm cho kháng nguyên chậm tan và bền hơn. Sau khi tiêm, xuất hiện một cục viêm gồm những đại
thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, lympho bào, tương bào làm cơ sở cho việc sản
sinh kháng thể.
Có thể dùng trợ chất dầu bằng cách trộn thật nhuyễn kháng nguyên hòa tan với
- Đối tượng tiêm.
Dùng vaccine chủ yếu là để phòng bệnh, sau khi tiêm vaccine một thời gian
nhất định động vật mới có miễn dịch. Cần chú ý các trường hợp sau: ở nơi có ổ dịch
cũ, do nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa nên hàng năm cần phải tiêm phòng
cho đàn gia súc, gia cầm trước mùa phát bệnh, đối với động vật khỏe mạnh hoặc động
vật ở khu vực xung quanh ổ dịch thì tiêm ngay vaccine để tạo vành đai miễn dịch. Động vật được tiêm nói chung phải khỏe mạnh, không tiêm vaccine cho những con đang ủ bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, con có nhiều ký sinh
trùng. Phải tiêm phòng liên tục (tiêm nhắc lại) do sau một thời gian kháng thể được tạo
ra bởi sự cảm ứng của vaccine thường suy giảm đến mức hết hiệu lực và phải tiêm đạt
tỷ lệ cao cho động vật thuộc diện tiêm để tạo miễn dịch tập đoàn bền vững (Nguyễn
Vĩnh Phước và cs, 1978).
- Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và thần kinh, nội tiết.
Một vài gen ảnh hưởng đến tính đáp ứng chung thông qua chức năng của đại
thực bào.
Có thể, bằng cách phối, chọn lọc qua nhiều thế hệ chủng chuột tạo các dòng có
đáp ứng kháng thể cao hay thấp hằng định, rồi so sánh các đại thực bào của hai dòng
này. Đại thực bào của dòng có đáp ứng kháng thể cao khi tiếp xúc với các hạt cacbon
hay hồng cầu cừu sẽ giữ được nhiều kháng nguyên trên bề mặt hơn so với đại thực bào của dòng có đáp ứng kháng thể thấp. Song dòng có đáp ứng kháng thể thấp khi nhiễm
Sallmonella typphimurium sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn dòng kia. Các đại thực bào của
dòng này cũng tái sinh Listeria ít hơn dòng có đáp ứng kháng thể cao. Vậy đại thực
bào có thể tăng cường hay ức chế miễn dịch. Hơn 10 cụm gen tham gia trong đáp ứng
miễn dịch thì một số cụm có ảnh hưởng đến khả năng xử lý và trình diện kháng nguyên của đại thực bào.
+ Gen đáp ứng miễn dịch gắn liền với các gen Ig: chủng chuột A/J có đáp ứng
với hapten pazophenilarsonate. Idiotip của kháng thể này gây phản ứng chéo có liên quan với idiotip ARS. Nghiên cứu phối các chủng để tạo ra được một chủng có khả năng di truyền idiotip người ta thấy rằng gen mã cho idiotip này gắn với gen hằng định
của Ig trên nhiễm sắc thể, do đó người ta đã sản xuất được kháng thể đặc hiệu idiotip.
Khả năng gây các loại đáp ứng kháng thể khác nhau có thể bị giới hạn do số lượng gen V của Ig trên nhiễm sắc thể là có hạn. Song khả năng tạo kháng thể là đa
dạng, nên sự suy giảm miễn dịch nhiều phần không phải do sự nghèo nàn của kho gen
mã cho vùng thay đổi V của Ig. Tuy rằng khi súc vật thiếu gen V sẽ không sản xuất được kháng thể tương ứng (ví dụ: súc vật không đáp ứng được với destran là do thiếu
+ Đáp ứng miễn dịch có liên quan đến phức MHC: sự phát hiện ra đáp ứng
kháng thể đáp ứng với các kháng nguyên đơn giản, phụ thuộc tuyến ức do gen Ir của
phức hợp MHC quyết định, đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Chuột nhắt có haplotip H-2b đáp ứng tốt với (T,G) -A- L * nhưng kém với
(H,G)-A-L*. Ngược lại với chuột đáp ứng kém với (T,G)-A-L lại đáp ứng tốt với
(H,G)-A-L như thế mỗi chủng có khả năng đáp ứng với từng kháng nguyên một, nhất là kháng nguyên đơn giản. Mỗi gen Ir kiểm soát đáp ứng với một epitop. Không thể
nào các kháng nguyên có nhiều epitop sẽ được các gen Ir phối hợp để có một đáp ứng
hằng định cao hay thấp. Với các kháng nguyên như vậy thường đáp ứng liên kết với
H-2 chỉ xảy ra khi liều kháng nguyên mẫn cảm quá thấp, lúc này nhóm quyết định
miễn dịch trội sẽ được hệ miễn dịch nhận biết. Đáp ứng miễn dịch cao hay thấp có liên
quan đến gen Ir hay các phân tử MHC lớp II vì:
Kháng nguyên phải được kết hợp với các phân tử MHC lớp II mới được trình diện, giới thiệu cho tế bào miễn dịch.
Có các tế bào Th đặc hiệu, hay không ? Hay do dung thứ của tế bào T do phản ứng chéo. Các kháng nguyên lạ gần giống với kháng nguyên bản thân, hoặc do các tế bào T non tiếp xúc với kháng nguyên - MHC sẽ gây đáp ứng thấp hay không có đáp ứng ?
Có thể có hay không có sự hoạt hóa của tế bào Ts. + Vai trò điều hòa của hệ thần kinh - nội tiết
Các mối liên quan này đã chứng minh rằng hệ miễn dịch hoạt động trong một cơ thể thống nhất.
Tác động của hormon và thần kinh trên tế bào miễn dịch
Các tế bào miễn dịch có receptor với nhiều hormon như: các corticosteroid,
insulin, GH, oestradiol, testosterone, axetylcholine, endorphine, enkephaline. Các glucocorticoid, androgen, oestrogen, progesterone ức chế đáp ứng miễn dịch trong lúc
các GH, thyroxcin và insuline có tác dụng ngược lại. Khi con vật bị cắt thượng thận
hay bị stress đều có liên quan đến sự biến đổi tế bào tiết kháng thể. Các bệnh tự miễn
có nhiều khác biệt trong các giới khác nhau.
Các cơ quan miễn dịch có thần kinh tự động và cảm giác. Khi cắt thần kinh giao
cảm của trẻ sơ sinh bằng 6-hydroxcydopamin hoặc cắt bỏ thần kinh lách của trẻ - đứa
trẻ sẽ tăng cường đáp ứng miễn dịch.
Dưỡng bào có liên quan với thần kinh về giải phẫu. Các yếu tố tăng trưởng thần
kinh gây mất hạt dưỡng bào. Các chất P, somatostatin, VIP (peptid hoạt mạch ở ruột) ở
chế hoạt tính của tế bào T. Cyclosporin A ức chế chọn lọc các tế bào Th, có receptor chung với prolactin trên tế bào T.
Tác động của hệ miễn dịch trên hệ thần kinh - nội tiết
Sau thách thức với kháng nguyên, khi kháng thể đạt đỉnh cao, nồng độ
glucocorticoid cao sẽ ức chế đáp ứng miễn dịch. IL-1 (và có thể có 1 lymphokin chưa
biết nữa) đã kích thích sự tổng hợp các glucocorticoid thông qua trục tuyến yên -
thượng thận. Trong vùng lành vết thương có tương tác giữa các tế bào viêm và yếu tố tăng trưởng thần kinh, IL-1 cũng gây tăng yếu tố tăng trưởng thần kinh ở đoạn thần
kinh hông cô lập, IL-1 và các IFN gây sốt thông qua các trung tâm điều nhiệt.
Các tương tác giữa hệ miễn dịch và hệ thần kinh - nội tiết đi theo các mạch kín.
Mạch thứ nhất liên quan đến sự tổng hợp các glucocorticoid dưới ảnh hưởng
của IL-1, glucocorticoid lại ức chế ngược trở lại IL-1 và IL-2.
Mạch thứ 2 liên quan đến hormon, receptor với hormon (coi như idiotip); với
anti- hormon và với anti-idiotip (anti-receptor). Mạch này có thể có cơ chế liên quan
đến cơ chế bệnh sinh của bệnh tự miễn và chống trực tiếp các receptor với hormon
(chống receptor với acetylcholine trong bệnh nhược cơ là một ví dụ) (Đinh Thị Bích
Lân, 2007).
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, lao tác và tuổi:
Suy dinh dưỡng làm giảm đáp ứng miễn dịch, sự nhạy cảm với nhiễm khuẩn tăng lên. Gia súc làm việc, lao tác nặng sẽ gây stress làm tăng nồng độ cortisol, β- Endophyl, giảm IgA, do đó suy giảm miễn dịch, tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn. Tuổi
cao thì đáp ứng miễn dịch tế bào giảm nhưng đáp ứng miễn dịch dịch thể không thay đổi rõ rệt.
- Hiện tượng cản nhiễm (can nhiễm hay can thiệp cảm nhiễm): là một yếu tố đề kháng không đặc hiệu chống virus do một chất protein gọi là cản nhiễm tố (Interferon)
do tế bào sản sinh ra dưới tác động của virus.
Hiện tượng cản nhiễm xuất hiện nhanh khi một virus "sống" hoặc vô hoạt xâm
nhập vào tế bào làm ngăn trở sự xâm nhập của virus thứ hai vào tế bào một thời gian
ngắn sau virus thứ nhất và kết quả là tế bào không tiếp nhận virus thứ hai nữa. Hiện tượng đó có được là do tế bào bị cảm nhiễm tự tổng hợp được chất đặc biệt là
interferon trên cơ sở di truyền sẵn có trong nhiễm sắc thể của mình dưới tác động cảm ứng của virus. Cản nhiễm tố giúp tế bào kiềm chế virus xâm nhập lần thứ hai, bảo vệ
tế bào đã hấp thụ virus cũng như các tế bào xung quanh có tiếp xúc với nó, là yếu tố
miễn dịch ở cấp độ tế bào, do tế bào sản sinh ra. Bản chất của cản nhễm tố không phụ
thuộc vào virus gây cảm nhiễm. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của cản nhiễm tố lại đặc
hiệu với loài động vật, interferon do tế bào của loài vật nào sản sinh ra thì có tác dụng