KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BỆNH LMLM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 35)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BỆNH LMLM

Lần đầu tiên, bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện và mô tả vào năm 1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu Âu khác (Hyattsville, 1991). Đến năm 1897, tác nhân gây bệnh được hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm ra, tác nhân này được chứng minh là có thể qua

được màng lọc (Đào Trọng Đạt, 2000). Đến những năm đầu thế kỷ 20 (1920), nhiều

công trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện (Andersen, 1980). Năm

1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A).

Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan nhanh sang

nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung-ga-ri, Áo, Đan Mạch,

Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sau đó lây sang nhiều nước như Hà

Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan.

Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịch LMLM type Asia-1, theo kết quả điều tra của Hy

Lạp, nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch này là do nhập lậu gia súc từ Thổ Nhĩ Kỳ (Văn Đăng Kỳ, 2002). Năm 2001 dịch nổ ra ở vùng Đông Nam nước Anh, sau đó dịch

lây lan ra khắp nước Anh, Scốt-len, xứ Uên, Bắc Ai-len, Cộng hoà Ai-len, Hà Lan và Pháp (Kesy, 2002).

Ở châu Mỹ: Từ 1870 đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ như New

England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu là do nhập

khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũng phát ra ở Canada. Tại

Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tại Canada năm 1951-1952 và

Argentina năm 1953 (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958). Năm 2000, dịch

LMLM xảy ra ở Nam Brasil (type O), Arhentina (type A), Uruguay (type O), Bolivia

(type O và A), Columbia (type O và A), Peru (type A), Ecuado (type O) (Kesy, 2002).

Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).

Ở châu Á: Dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn Độ (1929,

1952...), Indonesia (1952), Philippin (1902), Myanma (1936, 1948), Malaysia (1939), Thái Lan (1952), Campuchia (1931, 1946, 1952), Trung Quốc (1951) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhìn chung có 3 type thường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đông Nam Á đó là type O, A và Asia1 (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2001).

Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các type huyết thanh

học lưu hành chủ yếu là type O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), type A (6 quốc

gia), Asia1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia), SAT2 (ở Arab Saudi, Kuwait), một

số quốc gia khác (Armenia, Azerbaijan, Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ấn độ) chưa xác định được type virus (Thomson, 2002).

Bệnh LMLM đã xuất hiệnở nhiềunước thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Âu. Điển hình là trong nhữngnăm 1981-1985, dịch xuất hiệnở 80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của nhữngnước này. Năm 1997, dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và để lại hậu quả xấu cho

ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các nước Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu không có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh này. Tại

châu Âu năm 2001 dịchđầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường vận chuyển gia súc (Kesy, 2002). Tính đến cuối tháng 4 năm 2001, chính phủ Anh đã phải chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch, cộng với những thiệt

hại do dịch gây ra lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt các nước

châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tính đến tháng 7/2001, có trên 20 nước xảy ra

dịch LMLM (Văn Đăng Kỳ, 2002).

1.3.2. Khái quát tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam

Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1898 tại Nam

Trung Bộ (Nha Trang) và sau đó là ở Nam Bộ (năm 1920), năm 1937-1940 có dịch ở

Quảng Ngãi. Đến năm 1952, bệnh lại phát ra tại Thừa Thiên, đến 1953-1954 lan tràn vào vùng Nam Bộ, ra miền Bắc và Tây Bắc (Điện Biên). Tháng 4-1955, bệnh lại tái

phát ở Khu 3 và lan sang Khu Tả ngạn Việt Bắc vào Khu 4. Có 3512 bò và trâu mắc

bệnh trong 11 tỉnh, 3 thành phố (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng), mãi đến cuối năm

1965 mới dập tắt được.Từ năm 1954-1975, bệnh vẫn xảy ra tại các tỉnh thành phía Nam

nhưng lại không thấy xuất hiện ở các tỉnh miền Trung. Bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh

giáp ranh Campuchia mà nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng buôn bán gia súc, sản

phẩm gia súc qua lại biên giới làm lây lan dịch sâu vào nội địa.Trong 2 năm 1975-1976, bệnh LMLM xuất hiện trên trâu bò của 14 tỉnh thành, gồm 6 tỉnh miền Trung, 4 tỉnh Đông Nam Bộ, 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 2 tỉnh Tây Nguyên. Từ năm 1980- 1988, dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và hai tỉnh miền Trung, dịch phát ra

trên trâu bò và lợn.Năm 1989 dịch phát ra mạnh ở Đồng Nai và Bình Thuận, sau đó yếu

dần trong những năm 1990, 1991(Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958)

Chỉ tính riêng năm 1993, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 18 huyện thuộc các

tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm 32.260 trâu, bò và 1612 lợn bị bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996).

Năm 1995 dịch LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu, bò và 11.000 lợn mắc bệnh. Nguồn bệnh, có thể là do sự mua bán và vận chuyển gia súc

bệnh từ Campuchia vào các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp và lan rộng bệnh ra khắp các

tỉnh thành phía Nam (Lê Minh Chí, 1996). Theo các báo cáo tổng kết từ Cục Thú y:

Năm 1996, 1997 dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999 tại Bình Thuận dịch LMLM làm 2.449 bò mắc

bệnh ở 20 xã của 3 huyện thị. Đầu năm 1999, nguồn bệnh từ Trung Quốc theo con

đường trao đổi, buôn bán gia súc xâm nhập vào Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác như

Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng

Nam,… Tính đến cuối năm 1999, có 55 tỉnh thành phố có gia súc bệnh, số trâu bò mắc bệnh lên đến 120.989 con, số lợn mắc bệnh là 31.801 con (Cục Thú y, 2004).

Đầu năm 2000 dịch lây lan mạnh, 5 tỉnh phát bệnh thêm là Yên Bái, Bắc Cạn,

Lai Châu, Tây Ninh và Trà Vinh. Những tỉnh có dịch từ trước, số xã, huyện có dịch và tổng số gia súc mắc bệnh tăng lên nhiều. Như vậy tính đến 31/12/2000, trong đợt dịch

này cả nước có 60 tỉnh thành đã có gia súc mắc bệnh, trừ tỉnh An Giang chưa bị dịch

(Cục Thú y, 2004).

Năm 2001, bệnh LMLM trên trâu bò còn xảy ra và tái phát ở 11 tỉnh, 23 huyện,

35 xã làm 2.072 trâu bò mắc bệnh (trong đó 7 tỉnh miền núi phía Bắc). Bệnh LMLM ở

lợn xảy ra 11 tỉnh, 31 huyện, 52 xã chủ yếu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm 3.311 lợn mắc bệnh (Trần Hữu Nguyên Bảo, 2003; Cục Thú y, 2004).

Năm 2002, bệnh xảy ra ở 6 tỉnh, thành với 10.287 trâu bò mắc bệnh. Năm 2003

bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28 tỉnh có dịch LMLM trâu bò, 28 tỉnh có dịch ở lợn (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu bò và lợn), với tổng số 20.303 trâu

bò, 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh. Các tỉnh có số trâu bò mắc bệnh nhiều nhưHà Giang, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Gia Lai (Cục Thú y, 2004).

Năm 2004, dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận, huyện ở 48 tỉnh, thành phố làm 71.736 trâu bò, 125 dê và 1.858 lợn mắc bệnh. Trước thời điểm

2001, các kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm tại Việt Nam chỉ phát hiện thấy có virus LMLM type O. Sau đó, đã phát hiện virus LMLM type A trên các mẫu

bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,

Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng. Nguyên nhân của sự xuất hiện virus LMLM type A có thể là do việc nhập lậu bò từ Campuchia (Cục Thú y, 2004).

Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện thuộc

37 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 28.241 trâu bò, 3.976 lợn và 81 dê

(Cục Thú y, 2005).

Năm 2006, dịch LMLM trâu bò đã xảy ra tại 1.410 xã phường của 283 huyện thị

thuộc 47 tỉnh, thành phố, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi với tổng số trâu bò mắc

bệnh là 114.015 con và đã xử lý tiêu hủy 4.906 con trâu bò. Dịch LMLM trên lợn cũng

xảy ra tại 516 xã, phường của 191 huyện thị thuộc 54 tỉnh, thành phố làm 44.450 con lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy 31.087 con lợn. Trong năm 2006 dịch LMLM xảy ra chủ

yếu là type O. Virus LMLM type Asia1 xuất hiện thêm ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Thái Bình (Cục Thú y, 2006).

Năm 2007, cả nước có 37 tỉnh xuất hiện dịch LMLM trong đó có 25 tỉnh (294 xã,

của 71 huyện, quận) có LMLM ở lợn, 18 tỉnh có bệnh LMLM trâu bò và lợn. Tổng số

gia súc mắc bệnh là 11.355 trâu bò và 12.386 lợn; số gia súc chết và tiêu huỷ là 3.765 trâu bò và 11.122 lợn. Dịch LMLM xảy ra ở cả 3 miền, ở các tỉnh Duyên hải miền

Trung và Tây nguyên dịch chủ yếu trên đàn trâu bò; ở các tỉnh Nam Bộ dịch chủ yếu trên đàn lợn. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là type O; type A chỉ xảy ra ở tỉnh Phú

Yên, type Asia-1 xảy ra ở Quảng Trị và Thanh Hoá (Cục Thú y, 2007).

Năm 2008, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 43 huyện thuộc 14 tỉnh, làm 2.408 con trâu bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết hủy là 218 con trâu bò và 39 con lợn. Dịch chủ yếu trên đàn trâu bò. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra

là do type O. Tuy nhiên, tháng 12/2008 đã xuất hiện virus type A gây dịch tại Nghệ An

(Cục Thú y, 2008).

Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã thuộc 87 huyện của 27 tỉnh, thành phố với

tổng số 7.861 con trâu bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy, trong đó có 35 xã thuộc 23

huyện của 16 tỉnh, thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 499 con lợn mắc

bệnh, 429 con phải tiêu hủy. Dịch LMLM xảy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ,

Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 9 năm 2009, cao điểm nhất có tới trên 91 ổ dịch xuất hiện

trong tháng, các tháng khác dịch xảy ra ít hơn và rải rác tại nhiều địa phương. Dịch

LMLM type A xuất hiện tại vùng miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang và Hà

Giang), Tây Nguyên (Kon Tum), Đồng bằng sông Cửu Long (Long An) là những vùng đã lâu không có type virus này (Cục Thú y, 2009).

Năm 2010, dịch xảy ra ở 85 xã, phường thuộc 32 huyện của 12 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi,

Sơn La, Tiền Giang và Tuyên Quang. Tổng số gia súc mắc bệnh là 4.290 con trâu, 1.171 con bò và 684 lợn trong đó 67 con trâu bò và 52 con lợn tiêu hủy. Các ổ dịch

LMLM phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc (Cục Thú y, 2010).

Năm 2011, dịch đã xảy ra ở 35 tỉnh gây bệnh 140.979 con gia súc, trong đó chết

và tiêu hủy 39.228 con gia súc (Cục Thú y, 2011).

Năm 2012, dịch đã xuất hiện tại 57 xã của 30 huyện thuộc 12 tỉnh với tổng số gia súc

mắc bệnh là 3.317 con, trong đó số con tiêu hủy bắt buộc là 1.234 con (Cục Thú y, 2012).

Năm 2013, dịch bệnh xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh là Bắc Ninh,

Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hóa, Long An, Nghệ An và Phú Yên. Số gia súc mắc bệnh là 5.648 con (trâu chiếm 12,09%, bò 49,93%, lợn 37,98%).

Số gia súc tiêu hủy là 1.193 con (42 con trâu, 180 con bò, 971 con lợn), chủ yếu tập

trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện ổ dịch LMLM dưới dạng nhỏ lẻ nhưng đã được chính quyền địa phương và cơ quan chuyên

Năm 2014, dịch đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13

tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Lào Cai, Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Đắc Nông làm 2.978 con gia súc mắc bệnh (gồm 1.438 con trâu, 1.365 con bò, 144 con lợn và 31 con dê); số gia súc chết và tiêu hủy là 172 con. Dịch chủ yếu trên đàn trâu bò. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là do type O. Tuy nhiên, tháng 11 năm 2014 dịch LMLM type A

đã xuất hiện tại 10 xã của 2 huyện của tỉnh Đắc Nông (Cục Thú y, 2014).

Năm 2015, cả nước phát hiện ổ dịch LMLM tại 18 tỉnh, 36 huyện, 62 xã với

tổng số gia súc mắc bệnh là 3632 con. Trong đó: trâu 611 con, bò 2273 con, lợn 716 con và 32 con dê, (Cục Thú y, 2015).

Năm 2016,cả nước phát hiện ổ dịch LMLM tại 60 xã thuộc 28 huyện của 12 tỉnh

(Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình,

Đắk Lắk, Trà Vinh, Sóc Trăng và Tiền Giang) làm 2.746 con gia súc mắc bệnh, số gia súc tiêu hủy là 40 con (bao gồm 17 con bò và 23 con lợn), (Cục Thú y, 2016).

Năm 2017, cả nước đã xảy ra 13 ổ dịch LMLM tại 08 huyện của 04 tỉnh: Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắk Lắk và Bắc Kạn. Tổng số gia súc mắc bệnh là 1.429 con (trong đó

có trâu 78 con, chiếm 5,45% tổng số gia súc mắc bệnh; bò 1342 con, chiếm 83,91%;

lợn 09 con, chiếm 0,62%). Ngoài ra, một số địa phương (dịch trên trâu bò ở khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây nguyên và trên lợn ở khu vực Nam bộ) có xuất hiện ổ dịch nhỏ lẻ và đã được các cơ quan liên quan của địa phương phát hiện và xử lý

kịp thời.

So với năm 2016, diện dịch và mức độ dịch đã giảm, cụ thể: số ổ dịch giảm 4.61

lần, số huyện có dịch giảm 3.5 lần, số tỉnh có dịch giảm 3 lần và số gia súc mắc bệnh

giảm 1.92 lần, (Cục Thú y, 2017).

Như vậy, cho đến nay bệnh LMLM vẫn tiếp tục là mối đe dọa thường xuyên đối

với ngành chăn nuôi của nước ta.

1.3.3. Khái quát tình hình bệnh LMLM ở Quảng Nam

Năm Tổng (con) Trâu (con) Bò (con) Lợn (con) 2012 29 09 - 20 2013 339 35 304 - 2014 46 02 44 - 2015 76 02 74 - 2016 194 71 107 16

2017 348 42 266 40

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thú y Quảng Nam)

Năm 2012, bệnh LMLM xảy ra ở đàn gia súc của 13 hộ thuộc 07 thôn của 04 xã thuộc 02 huyện (Duy Xuyên, Tây Giang) làm mắc bệnh 29 con (09 trâu, 20 lợn).

Năm 2013, bệnh LMLM xảy ra ởđàn gia súc của 172 hộ thuộc 22 thôn của 05 xã thuộc 04 huyện (Duy Xuyên, PhướcSơn, Hội An, Đại Lộc) làm mắc bệnh 339 con (35 trâu, 304 bò).

Năm 2014, bệnh LMLM xảy ra ở đàn gia súc của 35 hộ thuộc 06 thôn của 02 xã thuộc 02 huyện (Duy Xuyên, Nam Giang) làm mắc bệnh 46 con (02 trâu, 44 bò).

Năm 2015, bệnh LMLM xảy ra ở đàn gia súc của 18 hộ thuộc 05 thôn của 02 xã thuộc 02 huyện(Đông Giang, Đại Lộc) làm mắc bệnh 76 con (02 trâu, 74 bò).

Năm 2016, bệnh LMLM đã xảy ra ở 15 xã, thị trấn của 7 huyện, thành phố gồm:

Tam Kỳ, Đại Lộc, Thăng Bình, Phú Ninh, Tiên Phước, Hiệp Đức, Bắc Trà My, làm 194 con gia súc mắc bệnh, trong đó có: 71 con trâu, 107 con bò, 16 con lợn; số gia súc

tiêu hủy là 18 con (02 con bê, 16 con lợn).

Năm 2017 dịch bệnh LMLM xảy ra ở 19 xã/phường thuộc 11 huyện, thành phố

bao gồm: Tam Kỳ, Hội An, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh,

Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My. Tổng số gia súc mắc bệnh là 348 con (42 trâu, 266 bò và 40 lợn. Ngoài ra, bệnh LMLM còn xảy ra tại một số cơ sở giết

mổ gia súc, gia cầm tập trung như: cơ sở giết mổ Bình Phục (huyện Thăng Bình), cơ

sở giết mổ thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành), cơ sở giết mổ Tiên Kỳ (huyện Tiên

Phước), cơ sở giết mổ thị trấn Khâm Đức huyện Phước Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)