Phân loại miễn dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.4. Phân loại miễn dịch

+ Miễn dịch tự nhiên: là khả năng của cơ thể không mắc một số bệnh ngay từ

khi mới sinh ra, hoặc sau khi mắc và đã khỏi bệnh truyền nhiễm. Loại miễn dịch tự

nhiên không có tính chất ổn định tuyệt đối và phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và các điều kiện của môi trường xung quanh.

+ Miễn dịch nhân tạo:là trạng thái miễn dịch của một cơ thể do bộ máy miễn

dịch của bản thân cơ thể đó sinh ra khi được kháng nguyên kích thích. Miễn dịch chủ động có thể chia làm 2 loại:

- Miễn dịch chủ động tự nhiên: khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên một cách

vô tình, ví dụ như trong quá trình sống, tình cờ cơ thể tiếp xúc với một loại vi khuẩn nào đó và đã được mẫn cảm mà có được tình trạng miễn dịch.

- Miễn dịch chủ động thu được: khi kháng nguyên được người ta đưa vào cơ thể để chủ động tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại một yếu tố gây bệnh nào đó, ví dụ như tiêm vaccine.

+ Miễn dịch có trùng và miễn dịch vô trùng: căn cứ vào sự tồn tại hay không

tồn tại của mầm bệnh trong cơ thể sau khi được miễn dịch, có thể chia ra miễn dịch có

trùng và miễn dịch vô trùng.

Khi cơ thể đã được miễn dịch và mầm bệnh được bài trừ hoặc bị tiêu diệt thì gọi là miễn dịch vô trùng. Nếu cơ thể có miễn dịch nhưng còn chứa mầm bệnh, mặc dù với số lượng rất ít và độc lực thấp, thì đó là miễn dịch có trùng hay miễn dịch phòng nhiễm như trong lao, bệnh biên trùng. Ở trường hợp này cần sự có mặt của nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể thì miễn dịch mới tồn tại được. Mầm bệnh là loại kháng nguyên thường xuyên kích thích cơ thể sinh kháng thể. Cần phân biệt miễn dịch có

trùng và miễn dịch mang trùng. Trong miễn dịch mang trùng, con vật có miễn dịch

thực sự nhưng mầm bệnh còn tồn tại sau một thời gian dài hoặc ngắn; sau đó mầm

bệnh dần dần bị thải ra ngoài và con vật có miễn dịch vô trùng. Vậy miễn dịch mang trùng là giai đoạn đầu của miễn dịch vô trùng (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).

+ Dung nạp miễn dịch: dung nạp miễn dịch là hiện tượng không có đáp ứng miễn

dịch đặc hiệu, là cơ thể không có đáp ứng miễn dịch thể dịch hoặc đáp ứng miễn dịch tế

bào với một loại phân tử kháng nguyên hay một loại quyết định kháng nguyên được đưa vào cơ thể theo một cách nào đó (mà có thể đưa theo cách khác cơ thể vẫn có đáp ứng

miễn dịch). Dung nạp miễn dịch còn là hiện tượng cơ thể có thể vẫn có đáp ứng miễn dịch

với các kháng nguyên này, mà lại không có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên khác.

Đó là tính đặc hiệu của dung nạp miễn dịch và là cơ sở để giải thích sự tự dung nạp miễn

dịch của cơ thể, mà khi phá vỡ sự tự dung nạp này sẽ dẫn đến các quá trình đáp ứng tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu bò sau tiêm vaccine lở mồm long móng tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)