Xây dựng bảng hỏi và phương thức khảo sát

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 26 - 27)

Dựa theo tổng quan nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên trên địa bàn Hà Nội và xây dựng các biến quan sát phù hợp với từng nhân tố. Với mục đích thu thập dữ liệu sơ cấp, bảng câu hỏi đã được gửi tới sinh viên các tại trường đại học có độ tuổi từ 18 - 27 qua phương thức phiếu khảo sát online trên google forms.

Nội dung bảng câu hỏi bao gồm bốn phần chính:

- Phần I là những câu hỏi nhân khẩu học về người được khảo sát. Hình thức là

các câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn tùy thuộc vào tính chất câu hỏi.

- Phần II là các câu hỏi liên quan đến đánh giá các nhân tố tác động đến các khó

khăn trong tâm lý của sinh viên, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Người tham gia khảo sát sẽ phải đánh giá các nhận định với các mức độ từ 1 - Chưa bao giờ, 2 - Hiếm khi, 3 - Thi thoảng, 4 - Thường xuyên, 5 - Luôn luôn.

- Phần III là các câu hỏi liên quan đến nhu cầu tư vấn tâm lý tương ứng với từng

nội dung theo 5 mức độ: 1- Rất không mong muốn, 2 - Không mong muốn, 3 - Bình thường, 4 - Mong muốn, 5- Rất mong muốn.

- Phần IV là các câu hỏi liên quan đến cách thức tư vấn tâm lý, các đáp viên có

thể lựa chọn nhiều phương án mà họ mong muốn. Bảng hỏi khảo sát sẽ được trình bày ở phần phụ lục 2.

21

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)