Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 27)

Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 26.0.

Xử lý và mã hóa dữ liệu: dữ liệu sơ cấp thu được từ bảng hỏi sẽ được nhóm

nghiên cứu tổng hợp, kiểm tra và sắp xếp lại cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các câu trả lời không hợp lệ như chọn thiếu đáp án, hay người thực hiện khảo sát không thuộc đối tượng nghiên cứu sẽ bị loại bỏ. Sau khi chọn lọc, lưu giữ dữ liệu cần thiết, nhóm nghiên cứu tiến hành mã hóa để thuận tiện cho việc xử lý dữ liệu.

Thống kê đặc điểm của mẫu quan sát: dữ liệu về mẫu quan sát được thống kê

các đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: sinh viên năm, giới tính, thu nhập, trường đại học.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo: việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được

áp dụng để đánh giá độ tin cậy của các thang đo so với các câu hỏi nghiên cứu.

Phân tích nhân tố khám phá – EFA: mục đích của phân tích nhân tố khám phá

là đánh giá về giá trị phân biệt và và mức độ hội tụ của thang đo, qua đó đồng thời kiểm tra khả năng gộp thành các nhân tố, phản ánh chính xác thành phần đo lường các biến trong mô hình. Phương pháp này được đánh qua các tiêu chí như hệ số KMO, hệ số tải nhân tố, các giá trị đặc trưng và phương sai trích.

Phân tích tương quan pearson: Sau khi tiến hành kiểm định phân tích EFA, bước tiếp theo chính là tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan (correlation), hồi quy (regression). Trước khi thực hiện kiểm tra hồi quy mô hình thì cần tiến hành phân tích tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc. Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Về nguyên tắc, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến.

Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết: Sau khi phân tích tương quan

pearson giữa các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính (đối với biến phụ thuộc là “Nhu cầu tư vấn tâm lý”). Từ kết quả hồi quy nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả thuyết đưa ra lúc đầu.

Phân tích ONEWAY ANOVA: tại nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện

kiểm định ANOVA giữa các biến định tính về đặc điểm của sinh viên như “giới tính”, “độ tuổi”, “thu nhập”. Phân tích ANOVA được áp dụng để xem xét sự khác biệt về

22

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về khó khăn tâm lý sinh viên đang gặp phải

4.1.1. Tình trạng gặp phải những vấn đề tâm lý của sinh viên hiện nay

Bảng 4. 1. Thống kê trung bình khó khăn trong mối quan hệ gia đình

Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch

chuẩn

GĐ1 Thiếu sự giao tiếp giữa các thành

viên trong gia đình

2,79 1,149

GĐ2 Xảy ra xung đột, cãi vã 2,61 0,923

GĐ3 Gia đình không hiểu bạn 2,87 0,984

GĐ4 Gia đình kiểm soát bạn khắt khe 2,63 1,139

GĐ5 Gia đình hạn chế về kinh tế 2,56 1,002

GĐ6 Gia đình kỳ vọng quá nhiều 3,05 1,163

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Dựa vào số liệu đánh giá trung bình thu được có thể thấy sinh viên chỉ thỉnh thoảng mới gặp phải khó khăn trong mối quan hệ với gia đình. Có thể vì khi trở thành sinh viên thì đa phần mọi người sẽ sống xa nhà nên việc trò chuyện cũng như kết nối với gia đình bị hạn chế, vì thế nên thỉnh thoảng xảy ra tình trạng khó thấu hiểu nhau. Ngoài ra, sự kỳ vọng quá cao của gia đình dành cho các bạn sinh viên được đánh giá là tình trạng xảy ra nhiều nhất trong mối quan hệ với gia đình và khiến các bạn sinh viên thấy áp lực, bị vấn đề đè nặng lên tâm lý.

24

Bảng 4. 2. Thống kê trung bình khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn

BB1 Khó nói chuyện, tâm sự 2,79 1,115

BB2 Mâu thuẫn với bạn bè 2,40 0,948

BB3 Cảm thấy ganh tị với bạn bè 2,45 1,027

BB4 Khó hòa đồng với bạn 2,66 1,120

BB5 Thất vọng vì thấy bạn là

người ích kỷ và lợi dụng

2,27 1,086

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Theo kết quả thu được thì đa phần người tham gia khảo sát hiếm khi xảy ra mâu thuẫn, ganh tỵ hay thất vọng về bạn bè và thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng khó hòa đồng, nói chuyện, tâm sự với các bạn của họ. Lý giải tần suất này là do khi học Đại học, sinh viên có cơ hội tham gia nhiều hoạt động với bạn bè nên mọi người được tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Vậy nên việc thấu hiểu bạn bè xung quanh cũng như gắn kết được mối quan hệ sẽ trở nên dễ dàng và hạn chế được những vấn đề xung đột hay ghen tỵ.

Bảng 4. 3. Thống kê trung bình khó khăn trong mối quan hệ tình cảm nam nữ Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn

TCNN1 Lo lắng bạn khác giới nghĩ gì về mình 2,62 1,220 TCNN2 Ngộ nhận cảm xúc trong tình yêu 2,45 1,182

TCNN3 Gặp trở ngại trong thể hiện

tình cảm với bạn khác giới

2,74 1,325

TCNN4 Khó giao tiếp với người

khác giới

2,76 1,239

25

Theo kết quả thu được thì đa phần người tham gia khảo sát hiếm khi gặp phải tình trạng ngộ nhận cảm xúc trong tình yêu và thỉnh thoảng mới xảy ra tình trạng lo lắng suy nghĩ của bạn khác giới về mình, trở ngại trong giao tiếp cũng như thể hiện tình cảm với bạn khác giới. Trong đó khó khăn thường xảy ra nhất là khó khăn trong giao tiếp với người khác giới với điểm trung bình 2,76 và khó khăn trong thể hiện tình cảm với bạn khác giới với điểm trung bình là 2,74. Lý do có thể xuất phát từ sự ngại ngùng, rụt rè của các bạn sinh viên đối với bạn không cùng giới, hoặc do sự bất đồng quan điểm, lối suy nghĩ giữa các giới dẫn đến giao tiếp và thể hiện tình cảm gặp trở ngại.

Bảng 4. 4. Thống kê trung bình khó khăn trong mối quan hệ với giảng viên

Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch chuẩn

GV1 Giảng viên quá nghiêm khắc 2,58 0,883

GV2 Giảng viên tạo áp lực 2,54 0,957

GV3 Giảng viên giảng dạy chưa nhiệt

tình

2,24 0,880

GV4 Giảng viên phân biệt đối xử giữa

các sinh viên

2,11 0,970

GV5 Giảng viên ít tương tác với sinh viên 2,11 0,939

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Từ bảng kết quả trên có thể thấy đa số là hiếm khi gặp phải những vấn đề với giảng viên của mình. Trong đó hai vấn đề có tần suất xảy ra nhiều hơn đó là giảng viên quá nghiêm khắc và giảng viên tạo áp lực với điểm trung bình lần lượt là 2,58 và 2,54. Có thể giải thích cho con số tần suất này là vì khách thể nghiên cứu đều đã là sinh viên. Trong môi trường đại học thì các bạn sẽ chủ yếu là tự học, giảng viên sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ việc học chứ không quá sát sao quá trình của từng sinh viên như những cấp học trước. Vì vậy nên việc giảng viên nghiêm khắc, quy định chặt chẽ với sinh viên hay áp lực chuyện học tập cũng sẽ ít xảy ra hơn.

26

Bảng 4. 5. Thống kê trung bình khó khăn xuất phát từ bản thân

Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch

chuẩn

BT1 Thiếu định hướng sống lành mạnh,

rõ ràng

2,86 1,182

BT2 Không thực hiện được những mục

tiêu đã đề ra

3,20 1,048

BT3 Đặt áp lực quá lớn cho bản thân 3,20 1,141

BT4 Không cưỡng lại được những cám

dỗ, thú vui không lành mạnh

2,67 1,216

BT5 Cảm thấy bản thân kém cỏi, không

có năng lực

3,22 1,127

BT6 Quá nhạy cảm với suy nghĩ của

người khác

3,40 1,205

BT7 Ngại giao tiếp 3,09 1,140

BT8 Cảm thấy tự ti về ngoại hình 3,10 1,136

BT9 Ám ảnh về những chuyện xảy ra

trong quá khứ

2,79 1,215

BT10 Thói quen sinh hoạt không lành

mạnh

2,97 1,181

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Từ số liệu ở bảng trên, thấy rằng trong những khó khăn xuất phát từ chính bản thân thì thang đo “Quá nhạy cảm với suy nghĩ của người khác” có tần suất xảy ra là thi thoảng - tần suất lớn nhất với điểm trung bình là 3,40. Ngay sau đó là thang đo “Cảm thấy bản thân kém cỏi, không có năng lực’’. Đây là sự tự ti mà khá nhiều bạn sinh viên đều có. Nguyên nhân thì có thể là đã bắt nguồn từ khi còn là học sinh, sau đó khi lên đến Đại học, tiếp xúc với môi trường rộng lớn thì sự tự ti đó càng nghiêm trọng hơn. Và đó thật sự là một nỗi ám ảnh đối với nhiều bạn sinh viên. Các

27

thang đo còn lại của bảng cũng có điểm trung bình khá cao, điểm trung bình thấp nhất cũng đạt 2,67. Điều đó cho thấy rằng sinh viên thi thoảng gặp phải những vấn đề khó khăn xuất phát từ chính bản thân.

Bảng 4. 6. Thống kê trung bình khó khăn trong học tập

Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch

chuẩn

HT1 Nội dung các môn học quá nhiều 3,19 1,052

HT2 Thời gian học tập quá nhiều 2,92 1,007

HT3 Áp lực thi cử, điểm số 3,52 1,124

HT4 Không biết cách sắp xếp thời gian

học

3,24 1,089

HT5 Khó ghi nhớ các nội dung đã học

trên lớp

3,35 1,082

HT6 Không hiểu bài giảng 3,07 0,955

HT7 Bài tập về nhà quá nhiều 2,92 1,032

HT8 Không biết cách tự học 3,01 1,092 HT9 Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít 3,32 1,084 HT10 Khó vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập 3,20 1,015

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Kết quả từ bảng trên thấy rằng, nhìn chung các bạn sinh viên thi thoảng gặp những vấn đề khó khăn trong việc học tập. Với điểm trung bình cao nhất 3,52 là thang đo “Áp lực thi cử, điểm số”. Ngoài ra các thang đo “Điều kiện thực hành, vận dụng thực tiễn ít”; “Khó vận dụng kiến thức đã học’’; “Không biết cách tự học”; “Không hiểu bài giảng”; “Không sắp xếp được thời gian học”; “Không ghi nhớ được nội dung” cũng có điểm trung bình khá cao, đều lớn hơn 3. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà cuộc sống sinh viên không còn được ở cạnh gia đình, phải tự túc trong sinh

28

hoạt, nhiều bạn còn đi làm thêm, hay hơn nữa là mải mê với những thú vui mới thì điều kiện cũng như tâm tư dành cho việc học không còn được đảm bảo nữa. Chưa kể học đại học chủ yếu là tự học, nên nếu như không tự tìm được cho mình phương pháp học tập đúng thì sẽ rất khó khăn.

Bảng 4. 7. Thống kê trung bình khó khăn trong hướng nghiệp

Ký hiệu Thang đo Trung bình Độ lệch

chuẩn

HN1 Thiếu thông tin về nghề nghiệp 3,10 1,019

HN2 Lo lắng ngành học không phù hợp

với bản thân

3,34 1,097

HN3 Lo lắng về công việc tương lai 3,74 1,082

HN4 Lo lắng năng lực không đủ đáp ứng

cho công việc sau này

3,64 1,111

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Trong số các biến của nghiên cứu thì biến khó khăn trong hướng nghiệp có điểm trung bình cao nhất. Các thang đo của biến đều có điểm trung bình trên 3. Cụ thể thì thang đo”Lo lắng về công việc tương lai” là có tần suất xảy ra nhiều nhất với điểm trung bình là 3,74. Sau đó là “Lo lắng năng lực không đủ đáp ứng cho công việc sau này” với điểm trung bình là 3,64. Do khách thể nghiên cứu là sinh viên, vẫn còn đang trên con đường học tập và tìm hiểu công việc cho bản thân. Trong một xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về nhân lực cũng nhiều vô kể nhưng đi kèm với đó là yêu cầu về năng lực, trình độ và hơn thế nữa là kinh nghiệm. Vậy nên việc các bạn sinh viên lo lắng cho công việc tương lai và lo lắng cho chính năng lực của mình là hoàn toàn dễ hiểu. Và nhìn tổng thể lại thì tần suất gặp các khó khăn trong hướng nghiệp của các bạn sinh viên là thường xuyên xảy ra.

29

4.1.2. Nguồn trợ giúp sinh viên tìm đến khi gặp vấn đề tâm lý

Hình 4. 1. Nguồn trợ giúp sinh viên tìm đến khi gặp vấn đề tâm lý

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Theo kết quả thống kê trên biểu đồ đều cho thấy khi gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào thì trước hết các bạn đều tự khắc phục (chiếm 80,3%). Cách thức giải quyết chiếm tỷ lệ cao thứ hai và thứ ba lần lượt là tìm đến sự trợ giúp hoặc tâm sự với bạn bè (chiếm 61.3%) và với gia đình (chiếm 32.8%). Có thể hiểu là do các bạn đều là sinh viên, đi học xa nhà và đã dần hình thành cho mình tính tự lập, không muốn làm phiền đến người khác nếu như có thể tự giải quyết. Vì vậy nên phần lớn các đáp viên chọn tự khắc phục khó khăn nếu có. Tuy nhiên thì lượng đáp viên chọn cách chia sẻ với bạn bè và gia đình cũng không nhỏ. Có nghĩa là, dù có tự lập đến đâu nhưng mà các bạn vẫn luôn có một nhu cầu được chia sẻ với người khác, muốn được san sẻ những nỗi buồn hay khó khăn của mình với người mình thân thiết. Và bạn bè, người thân trong gia đình là hai nhóm người thân cận nhất đối với các bạn sinh viên.

Tuy nhiên vẫn có tới 15.3% các đáp viên chọn là ‘không làm gì’ khi gặp khó khăn. Có thể đây là nhóm các bạn sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ,

30

bộc lộ với người khác. Và cũng có thể họ là những người có tâm lý khá cứng rắn, ít khi họ thấy khó khăn nào ảnh hưởng đến tâm lý của mình.

Ngoài ra, chỉ có 5.8% các đáp viên là tìm đến chuyên gia tâm lý khi gặp những vấn đề khó khăn. Con số này còn quá ít so với những khó khăn mà các bạn sinh viên gặp phải. Tuy nhiên thì các bạn sinh viên có xu hướng không giải quyết ngay vấn đề mà sẽ để lâu dần rồi quên đi hoặc sẽ tập quen với những vấn đề phát sinh đó. Và cũng có thể do một số lý do như chi phí của dịch vụ, dịch vụ chưa được tiếp cận rộng rãi hoặc do họ chưa tin tưởng vào dịch vụ tư vấn tâm lý này.

Như vậy từ biểu đồ trên có thể thấy các bạn sinh viên lựa chọn cách giải quyết khó khăn bằng cách chia sẻ với người khác chiếm số lượng khá lớn. Điều này cho thấy họ có nhu cầu chia sẻ rất lớn, nhưng tỷ lệ tìm đến dịch vụ tư vấn tâm lý lại không cao bởi một số lý do như trên đã nêu. chính vì vậy mà cách giải quyết khó khăn của sinh viên chưa thực sự đúng đắn cho sự phát triển và mong muốn của bản thân.

4.1.3. Hình thức tư vấn sinh viên mong muốn

Hình 4. 2. Hình thức tư vấn tâm lý sinh viên mong muốn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Bảng trên cho thấy các bạn sinh viên mong muốn được tư vấn trực tiếp các nhân có số lượng lớn nhất, chiếm 68%, đây là mong muốn chính đáng và cần thiết đối với các bạn sinh viên. Họ cần chia sẻ, bộ lộ những khó khăn trong cuộc sống với người khác hoặc một lời khuyên để họ có thể giải quyết được những vấn đề của mình.

31

Từ bảng trên cũng cho thấy, do còn chưa quen với hoạt động tham vấn tâm lý, còn cảm thấy e ngại đối với dịch vụ này nên có nhiều bạn sinh viên lựa chọn cách thức tư vấn qua thư từ, email (chiếm 46.2%) và tư vấn qua điện thoại (chiếm 29%).

Có thể là do còn e ngại, nhưng cũng có thể do việc bố trí, sắp xếp thời gian giữa học tập, nghỉ ngơi và đi làm thêm hay do khó khăn trong việc di chuyển đến phòng

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)