Mức độ tác động của các nhân tố đến nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 65)

4.8.2.1. Khó khăn trong mối quan hệ với gia đình

Dựa vào bảng kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4.24), nhân tố tác động mạnh nhất tới nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên là “Khó khăn trong mối quan hệ với gia đình” với hướng tác động tích cực. Tuy rằng, đa phần người tham gia khảo sát cho rằng khó khăn trong mối quan hệ với gia đình chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng từ hệ số Beta (B5 = 0,268) thu được từ phân tích hồi quy cho thấy, khi khó khăn trong mối quan hệ với gia đình được đánh giá tăng lên lên 1 đơn vị thì nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên tăng 0,268 đơn vị.

Để lý giải cho kết quả trên, nhóm nghiên cứu cho rằng gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi cá nhân mỗi khi gặp bất cứ vấn đề gì. Do đó, khi mối quan hệ với gia đình gặp vấn đề, sự liên kết cũng như thấu hiểu giữa các thành viên gặp trở ngại thì các cá nhân trong gia đình dễ bị tổn thương tâm lý vì vậy nhu cầu tư vấn tâm lý cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên nhất là sinh viên năm nhất mới xa nhà thì khó khăn trong mối quan hệ với gia đình dễ khiến các bạn gặp stress, gây ảnh hưởng tâm lý nhiều hơn cả.

4.8.2.2. Khó khăn trong vấn đề hướng nghiệp

“Khó khăn trong vấn đề hướng nghiệp” là nhân tố có tác động mạnh thứ hai tới nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên theo hướng tích cực. Theo kết quả hồi quy của bảng 4.24, hệ số Beta thu được là B2 = 0,267 nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác

60

không đổi thì khi khó khăn trong hướng nghiệp được đánh giá tăng lên 1 đơn vị thì nhu cầu tư vấn tâm lý sẽ tăng 0,267 đơn vị.

Điểm đánh giá trung bình của các thang đo trong nhân tố “Khó khăn trong vấn đề hướng nghiệp” cũng đều cao hơn so với các thang đo thuộc nhân tố khác. Vì vậy, có thể thấy rằng sinh viên hiện nay khá lo lắng về công việc tương lai của bản thân. Điều này là do xã hội hiện nay có rất nhiều người có bằng cử nhân khi đi xin việc, vì thế tấm bằng đó dường như đã không còn là lợi thế riêng của các bạn sinh viên nữa. Cũng vì lý do đó mà các bạn sinh viên bị bởi suy nghĩ làm thế nào để khiến bản thân xuất sắc, hay làm thế nào để biết là bản thân có hợp và đủ năng lực làm việc trong ngành mình đang học. Dần dần, những suy nghĩ đó khiến các bạn sinh viên trở nên mệt mỏi, bế tắc. Khi đó, nhu cầu được tư vấn tâm lý có thể sẽ xuất hiện hay chỉ đơn giản là các bạn sinh viên mong muốn được tâm sự và nghe lời khuyên từ một người nào đó thân cận.

4.8.2.3. Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè

“Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè” là nhân tố có tác động mạnh thứ ba tới nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên theo hướng tích cực. Theo kết quả hồi quy của bảng 4.24, hệ số Beta thu được là B4 = 0,238 nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè được đánh giá tăng lên 1 đơn vị thì nhu cầu tư vấn tâm lý sẽ tăng 0,238 đơn vị.

Theo kết quả thống kê trung bình, các khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè không thường xuyên xảy ra nhưng những khó khăn này vẫn có tác động đến nhu cầu tư vấn tâm lý ở mức độ nhất định. Lý giải điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng bạn bè là người thường xuyên tiếp xúc với những người tham gia khảo sát, ngoài gia đình thì bạn bè cũng là người sinh viên tìm đến khi gặp bất cứ khó khăn gì. Vì thế, việc thỉnh thoảng xảy ra tình trạng khó hòa đồng hay khó nói chuyện, tâm sự khiến sinh viên dễ cảm thấy lạc lõng, buồn tủi dẫn đến cảm giác tự ti, lâu dần dẫn đến tình trạng xa cách bạn bè, tự cô lập bản thân. Cũng vì thế mà các khó khăn sinh viên gặp phải không có người cùng giải quyết, áp lực với bản thân tăng lên dẫn đến nhu cầu được tư vấn tâm lý cũng tăng lên theo.

4.8.2.4. Khó khăn về bản thân

Kết quả nghiên cứu chỉ ra yếu tố bản thân tác động ngược chiều ở mức độ tương đối thấp lên nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên Hà Nội (Beta = - 0,150).

61

Trong thời kỳ đất nước ngày càng hội nhập, hiện đại hoá (đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội), sinh viên cũng ngày một bản lĩnh và có chính kiến của riêng mình. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ.

Điều này có thể lý giải là, với vị thế xã hội của sinh viên hiện nay, bố mẹ, thầy cô giảng viên, những người xung quanh và kể cả chính bản thân số đông sinh viên đều nhìn nhận các bạn như những người "chuẩn bị thành người lớn”, đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình. Sinh viên đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: Phải hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người với người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Đồng thời, biểu tượng về "cái tôi" trong lứa tuổi sinh viên chưa hoàn thiện dẫn đến sự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn, “cái tôi” trong bản thân sinh viên dường như quá cao nên khi gặp khó khăn xuất phát từ bản thân thì muốn tự mình quyết định, không chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác. Đó là lý do yếu tố bản thân tác động nghịch chiều đến nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên.

4.8.2.5. Khó khăn trong tình cảm nam nữ

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố tình cảm nam nữ có tác động tích cực lớn thứ tư tới nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên Hà Nội (Beta = 0,133).

Sinh viên đại học có đời sống tình cảm rất phong phú và đa dạng, có thái độ cảm xúc đối với các mặt khác nhau của đời sống. Đặc điểm đó được thể hiện rõ trong tình cảm đôi lứa của họ. Ở sinh viên, nhu cầu về tình cảm nam nữ cá nhân được tăng lên rõ rệt và ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Các bạn có yêu cầu cao hơn đối với tình yêu, sự tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết nhau. Họ dường như coi tình yêu là những mối quan hệ quan trọng nhất của con người và trở nên nhạy cảm hơn.

Ngoài năm nhân tố trên, mặc dù hai nhân tố “Học tập” và “Giảng viên” không có ý nghĩa thống kê với mô hình này, nhưng dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước đây và từ những đặc trưng của môi trường đại học thực tế đầy tính thi đua, cạnh tranh ngày nay, có thể khẳng định rằng hai nhân tố học tập và giảng viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển, hoàn thiện bản thân, định hướng tương lai của mỗi sinh viên. Đây có thể sẽ là một gợi ý tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về tâm lý, khi đã khắc phục được những nhược điểm và hạn chế của mô hình nghiên cứu này.

62

4.8.3. Sự khác biệt về “nhu cầu tư vấn tâm lý” của sinh viên giữa các nhóm nhân khẩu học

Từ kết quả phân tích ở mục 4.7, nhận thấy rằng không có sự khác biệt về nhu cầu tư vấn tâm lý giữa các nhóm sinh viên có giới tính và thu nhập khác nhau. Tức sự khác biệt về giới tính và thu nhập không có tác động đến nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên. Còn lại giả thuyết H8-2 được giữ lại sau phân tích. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt về độ tuổi có tác động đến nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên.

Lý giải cho điều này có thể kể đến hai khía cạnh: Đầu tiên là sự thay đổi của môi trường xung quanh. Khi bước chân lên đại học, các bạn sinh viên phải tự mình lo liệu, chủ động trong mọi việc từ học tập, sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Sẽ không có bố mẹ, người thân bên cạnh chăm sóc, kèm cặp thường xuyên nữa. Có thể trong những năm đầu đại học họ vẫn nhận sự trợ cấp, hỗ trợ tài chính từ gia đình. Nhưng đến những năm tiếp theo, khi đã trưởng thành hơn thì họ có cần độc lập hơn, không thể dựa vào gia đình quá nhiều nữa. Càng ngày họ càng phải gánh trên vai mình nhiều trách nhiệm, không chỉ hoàn thành chương trình học tập, rèn luyện bản thân mà còn tìm kiếm, lựa chọn công việc cho bản thân. Chưa kể đến những người xung quanh cũng không ngừng đạt được những thành công thì bản thân sinh viên càng đặt cho mình những áp lực riêng về công việc, sự nghiệp. Và đó cũng chính là một trong những lý do các bạn sinh viên sắp ra trường hoặc sinh viên các năm cuối sẽ có xu hướng lo lắng, bận tâm nhiều hơn.

Không chỉ do tác động từ môi trường bên ngoài, mà ngay chính trong bản thân con người cũng có những thay đổi trong tâm, sinh lý ở từng độ tuổi. Các bạn sinh viên không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Họ có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến họ có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình… Có thể hiểu là khi càng trưởng thành hơn, họ có xu hướng suy nghĩ chín chắn hơn, những cũng có nghĩa là những vấn đề mà học gặp phải sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn.

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong xã hội phát triển, sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn, áp lực từ phía gia đình, bạn bè, người thân… Họ chưa đủ kinh nghiệm, khả năng để tự giải quyết các vấn đề. Bởi vậy nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài: “ Nhu cầu tư vấn tâm lý của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”, nhằm tìm hiểu về thực trạng của vấn đề, đề xuất mô hình nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết đề ra.

Về cơ sở lý thuyết, nhóm đã tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan từ các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. Bên cạnh đó nhóm cũng đề xuất ra một số giả thuyết nghiên cứu để đi sâu khai thác và phát triển vấn đề.

Về phương pháp nghiên cứu, nhóm đã tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với khách thể là sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Về kết quả nghiên cứu, dựa trên những dữ liệu thực tế thì nhóm nghiên cứu nhận thấy khó khăn về tâm lý của sinh viên chủ yếu xoay quanh chủ đề hướng nghiệp. Cụ thể là sinh viên thường băn khoăn, lo lắng về công việc tương lai, năng lực bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì sinh viên thường xuyên lo lắng về các vấn đề về học tập và bản thân. Các khó khăn về mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình cảm nam nữ và giảng viên đôi khi sẽ xảy ra.

Khi gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào thì đa số sinh viên có xu hướng là tự khắc phục. Điều này có thể dễ dàng lý giải do sinh viên có tính tự lập, không muốn làm phiền đến người khác.

Các bạn sinh viên mong muốn được tư vấn trực tiếp cá nhân có số lượng lớn nhất. Họ cần chia sẻ, bộc lộ những khó khăn trong cuộc sống với người khác và mong muốn nhận được lời khuyên để họ có thể giải quyết được những vấn đề của mình.

Sau quá trình phân tích dữ liệu nhóm thu được mô hình gồm bốn yếu tố: Gia đình, bạn bè, tình cảm nam nữ và hướng nghiệp. Trong đó, khó khăn về mối quan hệ với gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm lý của sinh viên. Việc thay đổi mô hình có thể là do các yếu tố khác ngoài mô hình tác động mà nhóm nghiên cứu chưa khai thác hết.

64

5.2. Kiến nghị

Từ những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu được như trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề ra một kiến nghị cho các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội nên xây dựng phòng tham vấn tâm lý với đội ngũ chuyên viên tham vấn có kinh nghiệm và có chuyên môn. Đồng thời, nhà trường phải tạo điều kiện cho công tác của chuyên viên cũng như phải tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó khăn trong cuộc sống tìm tới phòng tham vấn. Nhưng chưa dừng lại ở đó, nguyên nhân về sự giới hạn nhận thức của sinh viên cũng là một lý do dẫn đến công tác tham vấn không đạt hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên. Chính vì thế, các trường cần ra sức tuyên truyền bằng những buổi hội thảo, câu lạc bộ để sinh viên hiểu hơn về chức năng, vai trò và những đạo đức nghề nghiệp trong công tác tham vấn. Có như thế, thì sinh viên mới an tâm và hợp tác, cũng như là tự tin và thoải mái hơn khi đến với công tác tham vấn tâm lý. Tất cả những biện pháp trên đều vì sự phát triển tốt nhất và khả năng tập trung cao nhất vào học tập của sinh viên. Và cũng chính những điều đó mới góp phần xây dựng được một nền giáo dục vững mạnh và một nước Việt Nam đi lên nên nhóm nghiên cứu cho rằng rất đáng để thực hiện.

Từ những kết quả phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số ý kiến nhằm hỗ trợ cho các bạn sinh viên giải quyết những khó khăn trong tâm lý của mình:

Đối với sinh viên: Có thể thấy mối quan hệ với gia đình có ảnh hưởng lớn nhất

tới nhu cầu tư vấn của sinh viên, hay còn hiểu là các bạn sinh viên gặp vấn đề trong mối quan hệ với gia đình là khá lớn. Vì vậy để giải quyết những khó khăn đó thì bản thân các bạn sinh viên cần cởi mở hơn trong việc giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Bản thân sinh viên cần chủ động chia sẻ những vướng mắc, khó khăn của mình và nếu cần thì có thể nhờ sự giúp đỡ của họ. Tương tự đối với các yếu tố khác như nhu cầu định hướng nghề nghiệp, mối quan hệ với bạn bè, tình cảm nam nữ cũng vậy. Họ có thể chủ động hơn trong việc chia sẻ những khó khăn, có thể đến các dịch vụ tư vấn tâm lý để giải quyết khó khăn hãy tìm cho bản thân những lời khuyên hữu ích nhất. Chủ động tìm hiểu thêm về các kiến thức tâm lý học và các kiến thức xã hội khác để hiểu được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề hoặc khó khăn của mình. Sinh viên nên chuẩn bị tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập. Tiếp thu kiến thức và kỹ năng sống để chống lại những cám dỗ, những thú vui không lành mạnh, giữ cho bản thân biết chừng mực.

Đối với gia đình: rất nhiều bạn sinh viên đều cảm thấy thiếu đi sự giao tiếp giữa

65

các bậc cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện, tâm sự cùng con cái nhiều hơn, chia sẻ cho con cái những kinh nghiệm, những thất bại mà con gặp phải. Giúp con tự tin hơn, bớt lo lắng và có thêm những lời động viên để các bạn cố gắng vượt qua khó

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)