Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 37 - 40)

Quy mô mẫu: Dựa vào quy mô đã được đề cập cụ thể ở phần phạm vi nghiên

cứu, nhóm tập trung hướng đến đại đa số những đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn HN.

Kích thước mẫu: Do đó, tổng số mẫu tối thiểu cần cho bài nghiên cứu là 424

mẫu quan sát. Như vậy, để nâng cao yếu tố tin cậy cũng như sự chính xác và khách quan, mẫu nghiên cứu của nhóm là 450 đã đảm bảo về độ phù hợp, tính đa dạng và phong phú đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát: đối tượng nhóm chọn để tham gia khảo sát là sinh viên theo

học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, đây là nhóm đối tượng có số lượng lớn, là thế hệ trẻ với nhiều những thay đổi trong lối sống cũng như cách suy nghĩ, vì vậy mà nhóm đối tượng này cũng chịu những áp lực khác so với các thế hệ trước. bên cạnh đó thành phố Hà Nội cũng là nơi quy tụ nhiều trường đại học với đa dạng sinh viên đến từ nhiều nơi, đảm bảo cho mục đích nghiên cứu và sự đa dạng của đối tượng nghiên cứu.

Cách thức khảo sát và chọn mẫu: Do diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh

Covid 19 trong thời gian nghiên cứu, nhóm đã đưa đến quyết định việc phát bảng hỏi bằng hình thức online hoàn toàn. Bảng hỏi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều đối tượng khảo sát bởi lẽ đây được xem là chủ đề thu hút nhiều đối tượng sinh viên của các trường. Sau quá trình tiến hành khảo sát trong vòng 5 ngày từ 13/10 đến hết ngày 17/10. Nhóm thực hiện lọc dữ liệu bằng cách loại bỏ các phiếu không hợp lệ, những phiếu điền thiếu thông tin hoặc mang những thông tin không đáng tin cậy. Tổng số phản hồi về là 454 phiếu trả lời, sau quy trình lọc các phiếu không phù hợp thì số lượng phản hồi đáng tin cậy và thể hiện rõ quan điểm của người được khảo sát là 400 mẫu được sử dụng để phân tích (đạt 80%). Sở dĩ tỷ lệ số phiếu không hợp lệ đạt ở mức trên 10% bởi phương thức khảo sát hoàn toàn là trực tuyến dẫn đến những

32

vấn đề khách quan phát sinh trong quá trình làm khiến những người tham gia chưa thể hoàn thiện được bảng câu hỏi. Cơ cấu mẫu khảo sát được nhận định là phù hợp, đa dạng và đáng tin cậy. Dưới đây là trình bày chi tiết về cơ cấu mẫu khảo sát.

Bảng 4. 8. Cơ cấu mẫu khảo sát theo trường Đại học

Trường

Mẫu nghiên cứu: 400 Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%)

Học viện Ngân hàng 195 48,75%

Đại học Kinh tế Quốc dân 80 20,00%

Đại học Y Hà Nội 32 8,00%

Đại học Ngoại thương Hà Nội 29 7,25%

Học viện Tài chính 17 4,25%

Đại học Bách Khoa Hà Nội 17 4,25%

Đại học Thương mại 16 4,00%

Đại học Quốc gia Hà Nội 14 3,5%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021)

Nhóm đối tượng tham gia khảo sát phần lớn là sinh viên đến từ Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế Quốc dân - hai trường về khối ngành kinh tế có quy mô cũng như chất lượng giảng dạy cao trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 48,75% và 20%. Các trường Đại học chuyên về khối ngành chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật như Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội… chiếm 31,25%. Những kết quả thu được này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và được sử

33

dụng để có thể xem xét sự khác biệt giữa các biến đối với sinh viên các trường khác nhau. Ngoài ra, giới tính, năm học hay mức thu nhập của các đối tượng khảo sát cũng được xem xét đến để tìm ra liệu rằng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng về tác động đến các vấn đề khó khăn trong tâm lý và nhu cầu tư vấn tâm lý của các bạn sinh viên. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân được thống kê vào bảng dưới:

Bảng 4. 9. Cơ cấu mẫu khảo sát theo đặc điểm cá nhân

STT Đặc điểm

Mẫu nghiên cứu: 400 Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) 1 Giới tính Nữ 327 81,8 Nam 73 18,2 Khác 0 0

2 Sinh viên năm

1 57 14,3 2 242 60,5 3 64 16,0 4 21 5,2 Trên năm 4 16 4,0 3 Thu nhập bao Dưới 2 triệu 168 42,0 Từ 2-5 triệu 205 51,3

34

gồm cả trợ cấp Trên 5 triệu 27 6,7

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS (2021) Về giới tính: Trong tổng số số 400 mẫu quan sát, nam chiếm 18,2% (327 sinh viên), nữ chiếm 81,8% tương ứng với 327 sinh viên. Có thể thấy, tỷ lệ nam nữ có độ chênh lệch cao. Điều này phù hợp với phương thức và mẫu khảo sát được chọn vì bởi lẽ sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới khi nữ giới thường nhạy cảm hơn nam giới, họ gặp khá nhiều vấn đề tâm lý cũng vì lý do này và mong muốn được chia sẻ với ai đó (dù qua hình thức ẩn danh). Bên cạnh đó, trong việc khảo sát trực tuyến thì số lượng các sinh viên là nữ tham gia sẽ nhiều hơn bởi nữ giới có xu hướng để ý và tập trung vào việc hoàn thiện câu hỏi tốt hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng không thể khẳng định nam giới ít khi gặp vấn đề liên quan đến tâm lý. Khi trở thành sinh viên, hầu hết mọi người sẽ sống xa gia đình nên có lẽ sẽ sinh ra lối sống không lành mạnh. Đối với nam giới thì có thể thức khuya (hoặc thức trắng) để chơi game, hút thuốc,... dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe và nghiêm trọng hơn có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến tâm lý.

Về cơ cấu năm học: Mẫu tập trung nhiều hơn ở các sinh viên năm 2, và năm 3.

Trong đó sinh viên năm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5% (242 sinh viên), tiếp theo là nhóm sinh viên năm 3 chiếm 16% (60 sinh viên). Có sự chênh lệch lớn như vậy có thể là do nhóm nghiên cứu đang là sinh viên năm 2, mà nhóm đối tượng khảo sát chủ yếu là bạn bè nên số lượng mẫu quan sát là năm 2 chiếm lượng lớn. Ngoài ra, trong cơ cấu theo năm học cũng phân bố ra các nhóm còn lại, điều này cũng phù hợp với yêu cầu bao gồm các đối tượng là sinh viên thuộc các năm học.

Về thu nhập: Trong tổng số mẫu quan sát thì số lượng mẫu có thu nhập từ 2-5

triệu chiếm 51,3% tương ứng 205 sinh viên. Điều này có thể được lý giải là do lượng mẫu quan sát đa số là sinh viên năm 2, có thể đã đi làm thêm để có thêm thu nhập. Và thu nhập mà nhóm nghiên cứu đề cập là bao gồm cả trợ cấp từ gia đình nên mức thu nhập dao động từ 2-5 triệu là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu BÁO-CÁO-PPNC-NHÓM-7 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)