Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2018 (Trang 48 - 51)

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Kỳ năm 2018 TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 72.581,44 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 63.412,57 87,37 1.1 Đất trồng lúa LUA 5.387,63 7,42

Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 4.914,94 6,77

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 12.284,83 16,93 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.858,20 13,58 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 6.608,18 9,10 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 28.348,70 39,06 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 894,30 1,23 1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 30,73 0,04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.006,73 11,03

2.1 Đất quốc phòng CQP 354,17 0,49

2.2 Đất an ninh CAN 694,19 0,96

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 6,41 0,01

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 4,14 0,01 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 48,85 0,07 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 38,48 0,05 2.8 Đất phát triển hạ tầng các cấp DHT 3.153,95 4,35 2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,08 0,001 2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 5,08 0,01

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 988,91 1,36

2.12 Đất ở tại đô thị ODT 56,97 0,08

2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 28,10 0,04 2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 4,78 0,01

2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 10,77 0,01

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 355,90 0,49 2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 394,03 0,54 2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 36,56 0,05 2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,80 0,01 2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.612,30 2,22 2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 207,16 0,26 2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,10 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.162,14 1,60

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ)

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện năm 2018 là 72.581,44 ha. Sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Tân Kỳ cho thấy việc sử dụng đất đã thay đổi theo xu hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn.

- Đất nông nghiệp có 63.412,57 ha chiếm 87,37% tổng diện tích tự nhiên Cơ cấu diện tích của đất nông nghiệp vẫn chiếm khá cao. Đồng nghĩa với việc ngành kinh tế nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò chủ đạo do đó việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp vẫn được quan tâm và coi trọng. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như cây lâu năm, trồng các loại cây hoa màu có giá trị kinh tế lớn, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp.

diện tích tự nhiên. Cơ cấu diện tích của đất phi nông nghiệp vẫn còn thấp.Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện như đất giao thông, đất cho các công trình sản xuất, đất quốc phòng - an ninh, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng mới chỉ chiếm khoảng 38,24% diện tích đất phi nông nghiệp. Tỷ lệ đất nông nghiệp trong khu vực đô thị còn cao chưa tương xứng với yêu cầu phát triển đô thị của huyện.

- Đất chưa sử dụng là 1.162,14 ha chiếm 1,60% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác ngày càng tăng và khá hiệu quả trong những năm vừa qua.

- Diện tích đất trồng cây lương thực (cây trồng chính là lúa, ngô) tương đối ổn định về quy mô diện tích, về địa bàn và đang được đầu tư thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản lượng lương thực về cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng.

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm đang có hướng mở rộng diện tích, hình thành các vùng tập trung là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến nông sản.

- Việc giải quyết quỹ đất cho xây dựng các công trình trong đô thị các khu dân cư nông thôn hay giải quyết cho dân tái định cư còn gặp nhiều khó.

- Diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi…) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá…) còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương, hạn chế khả năng giao lưu, thu hút và hiệu quả đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên rừng... của huyện.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, ngoài diện tích đất chưa sử dụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng, còn có nhiều diện tích đất cho nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ các loại đất nông, lâm

nghiệp đang sử dụng.

Những tồn tại trong việc sử dụng đất

- Việc khai thác quá tải tài nguyên rừng cũng như nạn chặt phá rừng trong những năm trước đây đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, cần có thời gian dài để khắc phục. Mặc dù diện tích trồng mới rừng không ngừng được tăng lên, công tác quản lý, bảo vệ ngày càng được tăng cường song thực trạng độ che phủ rừng hiện nay vẫn chưa đảm bảo so với kế hoạch.

- Quỹđất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, gây lãng phí trong sử dụng đất.

- Việc sử dụng đất trong các lĩnh vực lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp, quốc phòng an ninh cũng gặp nhiều vướng mắc do còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển của các ngành, hạn chế trong việc phát huy lợi thế của từng lĩnh vực.

- Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng khu đô thị là điều tất yếu trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

- Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chưa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích.

- Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, thực hiện thiếu thống nhất cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2018 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)