Khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 74)

3 .Ý nghĩa của nghiên cứu

3.4.2. Khó khăn, tồn tại

-Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án;

-Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Vềđối tượng và điều kiện được bồi thường

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại, như việc xác định diện tích đất nông nghiệp có vị trí tiếp giáp với mặt tiền, diện tích đất vườn liền kề với đất ởđể tính giá bồi thường.

Về mức bồi thường thiệt hại

Đối với đất ở: Mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC;

-Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương không còn quỹđất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá trình bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn;

-Đối với vật kiến trúc, hoa màu: Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới. Tuy nhiên, trong thực tế giá của nguyên vật liệu trên thị trường luôn luôn biến động do đó giá bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với giá thị trường.

Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại vềđất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và TĐC của người dân bị thu hồi đất. Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân luôn gặp nhiều khó khăn.

Đối với đất ở, yếu tố giá đất bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của công dân trong việc chấp hành phương án bồi thường GPMB từ đó làm chậm tiến độ triển khai các công trình dự án, còn đối với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, người dân sẽ có rất nhiều những bức xúc như: Họ sẽ sống bằng gì, tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp - nguồn thu nhập chính nay không còn nữa. Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ, thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Đối với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sựđầu tư sinh lợi, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình họ mà còn làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủđầu tư.

Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

3.4.3. Đề xut mt s gii pháp góp phn hoàn thin chính sách bi thường, h

tr, TĐC khi Nhà nước thu hi đất trên địa bàn huyn Lp Thch

Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.

- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.

- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữđược đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết đểđảm bảo đời sống dân cư sau này.

Từ thực tế những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc trong công tác chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện 2 dự trên địa bàn huyện, có thểđưa ra một số giải pháp như sau:

- Cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Do đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.

- Việc phổ biến pháp luật phải được thực hiện thường xuyên với nội dung và hình thức phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là sự phối, kết hợp của các cấp, từ các cấp (từ huyện đến từng thôn làng) bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhân dân tại các cuộc họp của thôn, làng…

- Để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, huyện cần tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục

đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trước khi tiến hành bồi thường, thu hồi đất. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trong thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất để có biện pháp hợp lý, tránh được các sự xô xát, bức xúc và giảm thiểu được các biện pháp cưỡng chế.

- Để giúp người dân kịp thời nắm bắt được các dự án, Tổ chức phát triển quỹ đất huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc công bố, công khai mục đích thực hiện dự án, các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chính sách, mục tiêu phát triển của địa phương…

- Ban hành cụ thể hóa về việc lấy ý kiến người bị thu hồi đất về phương án bồi thường để từ đó phương án bồi thường có thểđược điều chỉnh hoặc không; tùy vào % ý kiến của người bị thu hồi đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 74)