Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 47)

3 .Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa phương, ngay từ đầu năm, Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc trong huyện Lập Thạch đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nhờ đó, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2017 của huyện đạt được những kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%. Tỷ trọng các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; bước đầu

hình thành mô hình sản xuất hàng hóa trồng trọt tập trung và chăn nuôi đã khẳng định là mũi nhọn trong nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo với các giải pháp then chốt. Đến nay, toàn huyện đã có 10/18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí trở lên. Thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xây dựng xong "Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch" giai đoạn 2017 - 2020 tại các xã: Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp Lý, được UBND tỉnh phê duyệt với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 149,8 tỷđồng.

Công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng so với yêu cầu phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật dần được đầu tư đồng bộ. Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông các tuyến huyện lộ đạt trên 95%, các tuyến đường liên thôn, xóm đạt trên 65%. Việc thu hút các doanh nghiệp và đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ được chú trọng và đạt hiệu quả. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công đã có nhiều chuyển biến; việc khai thác, sử dụng các nguồn thu ngân sách Nhà nước và các nguồn thu trên địa bàn được thực hiện tốt, có hiệu quả. Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, đất đai dần đi vào nền nếp; tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn dần được giải quyết.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, lao động - thương binh và xã hội tiếp tục có bước phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đến cuối năm 2017 giảm còn 3,88%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 7,8%; có 65/70 trường đạt chuẩn Quốc gia (không tính các trường THPT); có 75,2% thôn, tổ dân phố và 83,9% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác thông tin tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Chính sách xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời,

sinh xã hội được đảm bảo. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân được thực hiện kịp thời, đúng luật, không có khiếu tố phức tạp kéo dài, đông người. Các cấp chính quyền phát huy tốt vai trò chỉđạo, điều hành.

Những thành tựu trên không chỉ là động lực mà còn là bước tạo đà quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập thể lãnh đạo UBND huyện luôn xác định rõ những lợi thế cũng như những mặt hạn chế,ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từđó, đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.

Bước sang năm 2018, mặc dù có nhiều thuận lợi, cơ hội mới nhưng vẫn có những khó khăn, thách thức. Do vậy, huyện tập trung chỉ đạo, thực hiện mục tiêu "Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội”. Huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 12,5%, trong đó, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 22,92%; công nghiệp, TTCN, XDCB đạt 45,55%, dịch vụđạt 31,53%; cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp có tỷ trọng chăn nuôi từ 65% trở lên; giá trị sản xuất bình quân đầu người ước đạt trên 55 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 16% trở lên; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm dưới 8%; phấn đấu có thêm 2 trường đạt chuẩn Quốc gia; giải quyết việc làm cho người lao động bình quân mỗi năm là 2.600 – 3.000 người, trong đó, xuất khẩu lao động từ 150 – 200 người, lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn từ 1.800 – 2.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề là 60%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 0,5 – 1%; đến hết năm 2018 đạt huyện nông thôn mới.

Để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đề ra, huyện đưa ra một số giải pháp đó là: Tạo được sự đoàn kết, nhất trí trong công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân. Cùng với xây dựng được kế hoạch lâu dài, phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong từng giai đoạn, từng năm để tạo bước đột phá cho sự phát triển. Năng động, sáng tạo vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện trong chỉ đạo, điều hành.

Quá trình chỉđạo thực hiện phải toàn diện, quyết liệt, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; huy động, cân đối, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người, tài chính; ưu tiên đầu tư cho mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Kịp thời phát triển và nhân rộng các điển hình, mô hình có hiệu quả của các thành phần kinh tế; chú trọng việc học tập kinh nghiệm của các địa phương để vận dụng có chọn lọc vào tình hình thực tế của huyện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Thường xuyên sơ kết, tổng kết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù của huyện, tạo động lực phát triển. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn được dự báo trước, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra là khá nặng nề, đòi hỏi sự chỉ đạo tích cực của các cấp ủy; sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận và chính quyền các cấp; sự giám sát của HĐND để tháo gỡ khó khăn; sự đoàn kết, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện để huyện nhà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, góp phần đưa huyện Lập Thạch trở thành thị xã vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 47)