Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, tôi đã tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam. Tôi nhận thấy công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên một số địa bàn mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Song đất đai là một loại tài sản có giá trị cao và có xu hướng ngày càng tăng, do đó công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại và bất cập. Xuất phát từ những tồn tại, bất cập trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018. Đề từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ 2016 đến 2018
- Phạm vi không gian: huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Đề tài tiến hành nghiên cứu 3 dự án:
+ Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư số 2, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
+ Dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. + Dự án xây dựng công trình Trụ sở làm việc mới Kho bạc Nhà nước Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: 10/2019 - 10/2020
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Giới thiệu vềđịa bàn và 3 dự án nghiên cứu
- Giới thiệu địa bàn nghiên cứu - Giới thiệu 3 dự án nghiên cứu
Dự án 1: Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư số 2, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Dự án 2: Dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Dự án 3: Dự án xây dựng công trình Trụ sở làm việc mới Kho bạc Nhà nước Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
- Đối tượng và điều kiện bồi thường - Kết quả công tác bồi thường tại 3 dự án
- Kết quả hỗ trợ tại 3 dự án
- Các khoản kinh phí khác để thực hiện dự án
- Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của 3 dự án
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực giải bằng khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân tại khu vực giải phóng mặt bằng
2.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và xác định mức độ quan trọng của các yếu tố bằng và xác định mức độ quan trọng của các yếu tố
2.3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu từ Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình và các Sở, ban ngành có liên quan.
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn cán bộ chuyên môn: Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chuyên môn trên địa bàn, trong đó tập trung vào cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng của một số cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện và Chủ tịch UBND xã, thị trấn nơi có dự án, để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng theo một số nguyên nhân sau:
+ Thiếu vốn.
+ Do chưa có khu tái định cư.
+ Do quá trình tổ chức thực hiện chưa phù hợp. + Do vướng mắc thủ tục hành chính.
+ Do giá đất cùng khu vực có sự chênh lệch. + Do chủ sử dụng đất chưa hợp tác.
+ Số lượng cán bộ phỏng vấn: 20 người.
- Phương pháp phỏng vấn hộ: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn đại diện hộ gia đình, cá nhân thuộc các gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để tìm hiểu ảnh hưởng của việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm và thu nhập của họ bằng phiếu điều tra bán cấu trúc. Số hộ được lựa chọn để điều tra theo phương pháp lựa chọn như sau:
Do số lượng các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án ít nên đề tài tiến hành điều tra toàn bộ các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Cụ thể:
+ Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư số 2, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, sẽ thực hiện phỏng vấn 100% số hộ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án (119/119 hộ).
+ Dự án đầu tư xây dựng Bến xe khách huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, sẽ thực hiện phỏng vấn 100% số hộ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án (33/33 hộ).
+ Dự án xây dựng công trình Trụ sở làm việc mới Kho bạc Nhà nước Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, sẽ thực hiện phỏng vấn 100% số hộ thuộc phạm vi giải
phóng mặt bằng của dự án (14/14 hộ).
2.4.2. Phương pháp chuyên gia
Đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù này một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Áp dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các số liệu về bồi thường đất, tài sản trên đất, các khoản hỗ trợ, các khoản kinh phí khác để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, từ đó thiết lập được các bảng biểu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu và 3 dự án nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.336,98 ha, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính, gồm: 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 06 xã được xếp vào diện miền núi. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế - xã hội và giao thương hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam (Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996).
Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè (mùa mưa) có gió Đông Nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông (mùa Khô) có gió mùa Đông Bắc độ ẩm thấp thời tiết hanh khô.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015- 2020. Trong hơn hai năm qua, kinh tế của huyện liên tục phát triển. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 25,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 37,3%, đến năm 2017 chiếm 50,4%; khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 30,8% xuống còn 19,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 33 triệu đồng năm 2015 lên 46 triệu đồng năm 2017.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện trong nửa đầu nhiệm kỳ tiếp tục có bước phát triển. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo xây dựng phương án sản xuất, hỗ trợ giá giống, tập huấn khoa học kỹ thuật. Bình quân sản lượng lương thực cây có hạt đạt 79.634 tấn, vượt cao so với nghị quyết Đại hội
và dẫn đầu các huyện, thành, thị trong tỉnh. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2017 đạt 88 triệu đồng.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh. Tính chung giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trong nửa đầu nhiệm kỳ tăng bình quân 109,9%/năm, vượt xa so với mục tiêu Đại hội; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 gấp hơn 5 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả. Trong nửa nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,87% xuống còn 8,94% (năm 2017). Từ năm 2015 - 2017, giải quyết việc làm cho 6.668 lao động, trong đó 262 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/người/năm. Kế hoạch đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm. (UBND huyện Phú Bình, 2018).
3.1.2. Giới thiệu 03 dự án nghiên cứu
- Dự án 1: Dự án xây dựng Bến xe khách huyện Phú Bình
+ Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên
+ Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. + Số hộ bị ảnh hưởng: 33 hộ gia đình và 1 tổ chức.
+ Diện tích sử dụng đất: 12.062,40 m2
+ Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư: Được phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ-UBND
+ Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động khác. + Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018
+ Công tác giải phóng mặt bằng: Do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình thực hiện.
- Dự án 2: Dự án xây dựng công trình Trụ sở làm việc mới Kho bạc Nhà nước Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
+ Chủ đầu tư: Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên
+ Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. + Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước
+ Số hộ bị ảnh hưởng: 14 hộ và 1 tổ chức. + Tổng diện tích sử dụng: 3.543,70 m2
+ Công tác giải phóng mặt bằng: Do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình thực hiện.
- Dự án 3: Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư số 2 thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
+ Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Anh Quân
+ Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Bến En, số nhà 14/02/199 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Liễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
+ Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. + Thời gian thực hiện dự án: 2016 - 2017
+ Số hộ bị ảnh hưởng: 119 hộ.
+ Tổng diện tích sử dụng: 65.163,83 m2
+ Công tác giải phóng mặt bằng: Do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình thực hiện.
3.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án
3.2.1. Đối tượng và điều kiện bồi thường của 03 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Đối tượng và điều kiện bồi thường của 03 dự án thể hiện cụ thể qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Đối tượng và điều kiện bồi thường
Số
TT Điềthu kiườệng n bồi
Dự án xây dựng Bến xe
khách Dự án xây dựbng Trạc ụ sở Kho Dự án xây dựsống Khu dân c 2 ư
Ghi chú Hộ gia đình Tổ chức Diện tích (m2) Hộ gia đình Tổ chức Diện tích (m2) Hộ gia đình Tổ chức Diện tích (m2) 1 Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 33 11.845,90 14 3.516,90 119 65.163,83 Đủ điều kiện bồi thường 2 Có các loại giấy tờ về việc giao đất 1 216,50 1 26,80
3 Không có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất Không đủ điều kiện bồi thường Tổng 33 1 12.062,40 14 1 3.543,70 119 65.163,83
(Nguồn: UBND huyện Phú Bình)
Qua bảng 3.1 ta thấy:
- Dự án xây dựng Bến xe khách huyện Phú Bình đã có 34 đối tượng sử dụng đất bị thu hồi đất. Trong đó có 33 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất với tổng diện đất