Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.336,98 ha, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính, gồm: 19 xã và 01 thị trấn, trong đó có 06 xã được xếp vào diện miền núi. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế - xã hội và giao thương hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam (Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996).
Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè (mùa mưa) có gió Đông Nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông (mùa Khô) có gió mùa Đông Bắc độ ẩm thấp thời tiết hanh khô.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015- 2020. Trong hơn hai năm qua, kinh tế của huyện liên tục phát triển. Năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 25,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 37,3%, đến năm 2017 chiếm 50,4%; khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 30,8% xuống còn 19,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 33 triệu đồng năm 2015 lên 46 triệu đồng năm 2017.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện trong nửa đầu nhiệm kỳ tiếp tục có bước phát triển. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo xây dựng phương án sản xuất, hỗ trợ giá giống, tập huấn khoa học kỹ thuật. Bình quân sản lượng lương thực cây có hạt đạt 79.634 tấn, vượt cao so với nghị quyết Đại hội
và dẫn đầu các huyện, thành, thị trong tỉnh. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2017 đạt 88 triệu đồng.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh. Tính chung giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trong nửa đầu nhiệm kỳ tăng bình quân 109,9%/năm, vượt xa so với mục tiêu Đại hội; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 gấp hơn 5 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được thực hiện có hiệu quả. Trong nửa nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,87% xuống còn 8,94% (năm 2017). Từ năm 2015 - 2017, giải quyết việc làm cho 6.668 lao động, trong đó 262 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/người/năm. Kế hoạch đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm. (UBND huyện Phú Bình, 2018).