L ỜI CẢM ƠN
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng trên chân đất thịt
(3000m2) và đất cát pha (3000m2) bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo rũ
gốc mốc đenở các vụ trước, tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Mỗi chân đất được chia làm 2 công thức, mỗi công thức bố trí 3 lần nhắc lại,
mỗi lần nhắc lại diện tích 500m2, tổng diện tích mỗi công thức là 1.500m2
+ Công thức 1,2 (Mô hình 1,2): Xử lý hạt giống với chế chế phẩm sinh
học Trichoderma - Pseudomonas108CFU/g chế phẩm với liều lượng 20 gram chế
phẩm với 1kg hạt lạc giống. Tổng diện tích 1500m2
+ Đối chứng: Không xử lý hạt giống. Tổng diện tích 1500m2
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm.
Chân đất Ký hiệu Công thức thí nghiệm Diện tích
Đất thịt
Đối chứng 1
(ĐC1) Đối chứng – Không xử lý hạt giống 1.500m
2
Mô hình 1 (MH1)
Xử lý hạt giống với chế phẩm
Trichoderma - Pseudomonas108CFU/g 1.500m
2
Đất cát pha
Đối chứng 2
(ĐC2) Đối chứng – Không xử lý hạt giống 1.500m
2
Mô hình 2 (MH2)
Xử lý hạt giống với chế phẩm
Trichoderma Pseudomonas108CFU/g 1.500m
2.4.3. Phương pháp xử lý hạt giống
Hạt giống được xử lý 2 sôi, 3 lạnh trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo, dùng bao bì ủ
kín thúc mầm, hạt giống nứt nanh (nhú mỏ quạ) sau đó tiến hành xử lý bằng chế phẩm
Tricho-Pseu ở các công thức như ở bảng 2.1.
Sau khi gieo, lạc đạt 2 – 3 lá, tiến hành phun bổ sung vào gốc thân sát mặt đất
chế phẩm sinh học Trichoderma - Pseudomonas108CFU/g theo từng chân đất một lần
nữa với liều lượng 2kg/1ha. Công thức đối chứng phun nước lã.
Chăm sóc và phân bón áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh lạc
do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam ban hành.
2.4.4. Thời vụ, mật độ-khoảng cách trồng
* Thời vụ:Vụ Đông Xuân 2017-2018. Ngày xuống giống 20/01/2018. * Mật độ - Khoảng cách
- Mật độ gieo 330.000 cây/ha.
- Khoảng cách: 30 x 10 cm
2.4.5. Phân bón - Chăm sóc
* Lượng phân (tính cho 1 ha): 10-12 tấn phân hữu cơ +80 kg phân đạm Urea +
500 kg phân lân Văn Điển + 160 kg KCl + 500 kg vôi nông nghiệp.
* Cách bón:
- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân +1/2 vôi + 1/3 đạm.
- Bón thúc – xới xáo làm cỏ
+ Lần 1 (khi cây có 3 lá thật): 2/3 đạm + ½ kali, kết hợp làm cỏ xới xáo lần 1.
+ Lần 2 (tàn lứa hoa đầu): ½ kali + ½ vôi, kết hợp xới xáo lần 2 và vun gốc.
Xới sâu 5-7cm toàn mặt luống, vun cao 3-5cm vào gốc lạc.
* Dặm cây: Dặm cây mất sớm bằng hạt đã ủ nảy mầm. * Quản lý sâu bệnh: Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: BẢO VỆ BẢO VỆ BẢO VỆ MH1 3 LNL BẢO VỆ BẢO VỆ MH2 3 LNL BẢO VỆ ĐC1 3 LNL ĐC2 3 LNL BẢO VỆ BẢO VỆ ĐẤT THỊT ĐẤT CÁT PHA Ghi chú:
MH1:Trên đất thịt xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas 108CFU/g;
ĐC1: Trên thịt không xử lý.
MH2: Trên đất cát pha xử lý chế phẩm Trichoderma - Pseudomonas 108CFU/g;
ĐC2:Trên đất đất cát pha không xử lý.
2.5. CHỈTIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI2.5.1. Các chỉ tiêu vềsinh trưởng và phát triển 2.5.1. Các chỉ tiêu vềsinh trưởng và phát triển
“Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 58:2013/BVTV, QCVN 01-168:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềPhương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương
và QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống lạc”
- Thời gian sinh trưởng: Là khoảng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch.
- Chiều cao cây:Đo từ điểm phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính vào 4 thời kỳ: Ba lá thật, bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, thu hoạch.
- Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá có trên cây vào 4 thời kỳ: Cây con, bắt đầu ra
hoa, kết thúc ra hoa, thu hoạch (đếm số lá thành thục trên thân chính).
- Các chỉ tiêu: Tổng số cành/cây, Số cành cấp 1/cây, Số cành cấp 2/cây được theo
dõi lúc thu hoạch và đếm 100 cây/ô thí nghiệm
- Chiều dài cành cấp 1: Đo từ góc phân cấp 1 đầu tiên đến đỉnh cành trên mỗi cây.
- Số lượng nốt sần: Đếm số lượng nốt sần có trên mỗi cây vào 4 thời kỳ: Bắt đầu ra hoa, sau 10 ngày ra hoa, sau 20 ngày ra hoa và thu hoạch. Theo dõi 100 cây/ ô thí nghiệm. Trước khi nhổ, cây lạc phải tưới ẩm sau đó đào cây lạc lên rửa sạch, phơi
khô rồi đếm nốt sần.
- Theo dõi sự ra hoa:
+ Thời gian bắt đầu ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở ở bất
kỳ đốt nào trên thân chính.
+ Chọn 100 cây/công thức ra hoa cùng một ngày để theo dõi sự ra hoa của lạc trong
suốt thời gian lạc ra hoa.
+ Tổng thời gian ra hoa của lạc (ngày): Từ khi bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa. Tổng số quả chắc/cây
Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) = x 100 Tổng số hoa/cây
2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Tổng số quả/cây: nhổ cây và tiến hành đếm số quả.
- Tổng số quả chắc/cây: Đếm số quả chắc trên từng cây (Theo dõi 100 cây/công thức
thí nghiệm)
- Khối lượng 100 quả khô (g): Lấy ngẫunhiên cho đủ 100g quả khô. Cân, đếm số
quả và quy ra trọng lượng 100 quả. Lấy 5 mẫu/công thức thí nghiệm.
- Khối lượng 100 hạt (g). Lấy ngẫu nhiên cho đủ 100g hạt khô. Cân, đếm số hạt và quy ra trọng lượng 100 hạt. Lấy 5 mẫu/công thức thí nghiệm.
- Số cây/m2: Đo 1m2 rồi đếm cây (trên 5 điểm chéo góc mỗi điểm 1m2).
- Tỷ lệ nhân/quả. Lấy ngẫu nhiên 100 quả khô. Cân để lấy khối lượng 100 quả. Bóc
vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân. Tính tỉ lệ phần trăm trọng lượng
nhân/quả. Lấy 5 mẫu/một công thức thí nghiệm.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).
NSLT = (Số quả chắc/cây * số cây/m2 * P100 quả (g) * 7500)/107
2.5.3. Xác định hiệu quả phòng trừ của các công thức.
- Theo dõi thí nghiệm: định kỳ 7 ngày/lần. - Tỷ lệ bệnh (%): Được tính bằng công thức:
Số cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng sốcây điều tra
2.5.4. Tính hiệu quả kinh tế
Lãi = ∑ Thu - ∑ Chi Trong đó:
∑ Thu = Số lượng (kg) lạc thu được x giá bán trên thị trường.
∑ Chi = (Giống x Giá giống) + (Phân bón x Giá phân) + (Thuốc trừ sâu, bệnh x
Giá thuốc trừ sâu, bệnh) + (Công lao động x Giá công lao động) + (Chi phí dịch vụ)
Tỷ suất lợi nhuận VCR:
VCR =
Tổng lợi nhuận thu được
Tổng chi phí
2.5.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Xử lý số liệu T-Test bằng phần mềm chuyên dụng SPSS 16.0 và phần mềm
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA QUẢNG NAM 3.1.1. Vịtrí địa lý 3.1.1. Vịtrí địa lý
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Nam, cách thành phốĐà Nẵng 60 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí
Minh 900 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phốĐà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong(Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía Đông.
3.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC.
Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm
chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là
thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các
huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng
đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My,
Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung
tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm.
Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa
hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.
Đối với cây lạc, khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ gieo trồng, đến quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh…Trong đó, các yếu tố tự nhiên như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, số giờ nắng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng suất của
cây lạc. Để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến cây lạc, chúng tôi đã thu thập
số liệu về thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2017-2018 của Trung Tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, bảng 3.1
Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết Quảng Nam vụ Đông xuân2017-2018 Tháng/năm Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Sh (giờ) ΣR (mm)
TB T MaX Min TB Min
01/2017 22,5 +1,2 28,0 17,2 93 60 75 233,0 02/2017 21,9 -0,7 31,0 18,0 92 56 85 34,6 3/2017 24,5 +0,2 32,5 16,6 88 58 182 36,2 4/2017 26,9 +0,2 37,4 20,5 84 47 195 32,0 5/2017 28,5 +0,3 36,4 23,5 83 58 208 40,5 6/2017 29,6 +0,6 39,6 24,3 78 40 256 113,8 7/2017 28,0 -0,9 37,4 23,8 85 48 169 292,0 8/2017 28,8 +0,2 36,7 24,0 83 53 232 169,4 9/2017 28,3 +1,2 36,1 23,2 84 56 208 142,9 10/2017 26,2 +0,6 32,5 22,1 88 62 123 512,0 11/2017 24,6 +0,6 31,6 19,0 93 64 69 1233,3 12/2017 21,8 0,0 29,0 14,5 91 56 49 350,2 01/2018 21,9 +0,5 30,7 16,2 92 53 44 90,4 02/2018 21,3 -1,0 29,5 14,5 87 61 117 9,6 3/2018 24,2 -0,2 33,0 18,2 86 59 162 42,1 4/2018 25,9 -0,8 37,0 17,9 84 51 196 200,3
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam) Chú thích:
TB: Trung bình
T: Độ lệch chuẩn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ Max: Nhiệt độ cao nhất;
Min: Nhiệt độ thấp nhất
R: Tổng lượng mưa Sh: Số giờ nắng
Vụ Đông Xuân 2017-2018 tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Từ đầu vụ
(thánh 12/2017-tháng 1/2018)thời tiết mưa rét lạnh kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ,
diện tích sản xuất cũng như sự sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là
đối với cây màu: cây lạc, cây ngô… Thời điểm từ đầu tháng 02/2018 đến cuối tháng
3/2018 thời tiết ngày nắng ấm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng sinh
trưởng phát triển tốt, đặc biệt giúp cây lạc ra hoa đâm tia, tạo quả thuận lợi.
Thời điểm đầu tháng 4/2018, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, thời tiết
âm u, có mưa… Song giai đoạn này lạc đã chuyển sang giai đoạn chín sinh lý – thu hoạch nên không ảnh hưởng đến năng suất.
3.1.3. Điều kiện đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha được hình thành từ
chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương
thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận
lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích tự nhiên 1.043.836 ha, diện tích đất nông – lâm nghiệp
chiếm 798.790 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 87.765 ha và diện tích đất chưa sử
dụng là 157.281 ha. Với 154 ngàn ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó diện tích gieo trồng lạcổn định hàng năm khoảng 10.000 ha, đứng thứ 3 về diện tích các cây trồng
hàng năm của tỉnh và đứng thứ 5 về diện tích trong 64 tỉnh/thành trồng lạc trong cả
nước. Có thể nói, lạc là cây trồng có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh
và rất có tiềm năng trong việc mở rộng diện tích nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xen canh, tăng vụ…
3.2. THỰC TRẠNG VỀ TINH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC HUYỆN TIÊN PHƯỚC
3.2.1. Thực trạng diện tích, năng suất lạc trên địa bàn huyện Tiên Phước.
Theo kết quả thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Phước,
trong những năm gần đây, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả
nên diện tích gieo trồng lạc của địa phương có xu hướng tăng nhẹ, cây lạc được trồng ở 15/15 xã, thị trấn. Trong đó diện tích sản xuất nhiều chủ yếu tập trung ở các địa phương như: Tiên An, Tiên Lãnh, Tiên Lộc, Tiên Sơn, Tiên Cẩm... Tổng diện tích
gieo trồng lạc hàng năm khoảng 450-500 ha, trong đó, sản xuất vụ Đông Xuân chiếm
Bảng 3.2. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Tiên Phước trong năm năm gần đây (2012-2016) Chỉ tiêu Năm Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng diện tích (ha) Sản lượng ( tấn) Vụ Đông xuân Vụ Hè thu Vụ Đông xuân Vụ Hè thu 2012 325 105 13,2 14,4 430 58,02 2013 325 125 15,8 15,2 450 70,35 2014 325 125 18,5 15,9 450 80,00 2015 350 150 18,0 15,5 500 86,25 2016 350 150 18,7 16,6 500 90,35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp huyện qua các năm từ 2012-2016 của Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước)
Theo kết quả đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện, năng suất lạc trên địa
bàn huyện Tiên Phước gần đây có xu hướng tăng nhưng vẫn còn thấp so với năng suất
bình quân chung của Tỉnh. Qua tìm hiểu cơ quan chuyên môn của huyện và Ban nông nghiệp một số địa phương chúng tôi thấy, bên cạnh phần lớn diện tích sản xuất cây lạc
của địa phương không chủ động nước tưới, trình độ thâm canh của đa số nông dân còn hạn chế, công tác phòng trừ sâu bệnh còn nhiều bất cập... Việc ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất của nông dân địa phương còn hạn chế... dẫn đến năng suất lạc của địa phương còn thấp.
3.2.2. Thực trạng về kỹ thuật canh tác
- Về giống sử dụng trong sản xuất: 100% các hộ điều tra đều sử dụng giống do
tư thương chuyển từ các tỉnh Tây Nguyên về cung cấp, nông dân địa phương gọi là lạc
sẻ Tây Nguyên. Việc không chủ động nguồn giống, không kiểm soát được chất lượng… là một trong những tồn tại chính ảnh hưởng đến năng suất lạc của Quảng Nam nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng. Bởi vì giống lạc sẻ địa phương tuy có
khả năng thích nghi tốt, vỏ mỏng nhưng có tiềm năng năng suất thấp hơn so với các
giống mới. Ngoài ra, với việc dùng giống mua từ các tư thương, không kiểm soát được
chất lượng nên trong sản xuất thường gặp phải những trở ngại như: lẫn giống, sức nảy