Thực trạng về kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng nam (Trang 41 - 46)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.2. Thực trạng về kỹ thuật canh tác

- Về giống sử dụng trong sản xuất: 100% các hộ điều tra đều sử dụng giống do

tư thương chuyển từ các tỉnh Tây Nguyên về cung cấp, nông dân địa phương gọi là lạc

sẻ Tây Nguyên. Việc không chủ động nguồn giống, không kiểm soát được chất lượng… là một trong những tồn tại chính ảnh hưởng đến năng suất lạc của Quảng Nam nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng. Bởi vì giống lạc sẻ địa phương tuy có

khả năng thích nghi tốt, vỏ mỏng nhưng có tiềm năng năng suất thấp hơn so với các

giống mới. Ngoài ra, với việc dùng giống mua từ các tư thương, không kiểm soát được

chất lượng nên trong sản xuất thường gặp phải những trở ngại như: lẫn giống, sức nảy

mầm kém, tỷ lệ nảy mầm không đảm bảo… dẫn đến năng suất thấp do mật độ cây khi

Bảng 3.3: Thực trạng về giống, biện pháp canh tác lạc ở huyện Tiên Phước

Tiêu chí Hiện trạng

Tỷ lệ và chủng loại giống các

hộ sử dụng trong sản xuất 100 % giống lạc sẻ Tây Nguyên

Nguồn gốc cung cấp 100 % do tư thương cung cấp trong vụ 1(Đông Xuân),

vụ 2 (Hè Thu) tự để giống, trao đổi trong cộng đồng

Phẩm cấp hạt giống 100% lạc thương phẩm để làm giống

Tỷ lệ nảy mầm 80-90%

Lượng giống/ha 140-160 kg lạc vỏ/ha

Thời vụ gieo trồng

Vụ Đông xuân: Cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau; năng suất 16 tạ/ ha;

Vụ Hè thu: Đầu thánh 4 đến giữa tháng 5; năng suất

14 tạ/ha

Mật độ gieo 15 x 30/h

ạt(Đất cát pha)

15 x 40/hạt (Đất thịt)

Kỹ thuật làm đất 100% lên luống, rạch hàng

Phương thức gieo 100% Dùng cuốc rạch hàng, gieo hạt, lấp đất Nước tưới 100% diện tích phụ thuộc nước trời

- Về thời vụ gieo trồng: Qua phỏng vấn nông dân,trước những năm 2000, trên đất

màu lạc được trồng một năm 2 vụ. Trong những năm gần đây, do suy giảm độ phì đất,

khí hậu thời tiết thất thường, lượng mưa không ổn định, đặc biệt là bệnh chết ẻo (héo rũ)

gây hại nặng nên trong vụ Hè thu thường bị thất thu. Hiện nay, đa số (trên 70 % nông

dân địa phương) chỉ làm 01 vụ/năm (nếu sản xuất Đông xuân thì không sản xuất Hè Thu

và ngược lại). Tuy nhiên, vì đa số ruộng trồng lạc không chủ động nước tưới nên vụ Đông xuân diện tích sản xuất lạc nhiều hơn vụ Hè thu. Ngoài ra, thời gian gần đây thực

hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, một số diện tích lúa nước trời thường được khuyến khích chuyển qua trồng lạc trong vụ Hè thu.

khoảng 15 x 30 cm trên đất cát pha và 15 x 40cm trên đất thịt. Trong khi đó, mật độ

khuyến cáo hiện nay cho một số vùng sản xuất trong tỉnh là 30cm x 10cm/hạt/hốc hoặc

25 x 20cm/ hạt hốc…Chính vì vậy, đã hình thành tập quán gieo thưa hơn so với quy

trình trong canh tác lạc ở các vùng sản xuất trong tỉnh. Do đó, chưa khai thác và phát huy triệt để lợi thế so sánh về tài nguyên đất đai, ánh sáng sẵn có.

- Về kỹ thuật làm đất: Do địa hình Miền núi, ruộng bậc thang nên việc đưa cơ giới

hóa vào sản xuất lạc còn hạn chế, đa số nông dân làm đất bằng thủ công (sử dụngtrâu hoặc bò để kéo cày, bừa). Sau khi làm đất dùng cuốc rạch hàng, gieo hạt, lấp đất. Việc

canh tác lạc chủ yếu dựa vào sức người nên 100% nông hộ trong quá trình sản xuất không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhất là việc lên luống không đảm bảo... Đây là một

trong những tồn tại làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và sâu bệnh hại lạc.

- Về phân bón: Người dân bón phân cho lạc theo hình thức quan sát tình hình

sinh trưởng của cây lạc khi thăm đồng, bón theo kinh nghiệm và khả năng tài chính của từng gia đình. Lượng phân vô cơ dùng phổ biến cho một vụ lạc khoảng 300kg lân/

ha, 50 - 70 kg/ha NPK 16-16-8, 50-60kg kali/ha và chỉ 80,5% số hộ dùng vôi. Qua phỏng vấn cho thấy, đa số nông hộ chưa có tập quán sử dụng phân đạm, lượng phân lân, kali chưa đáp ứng nhu cầu phân bón cho lạc. Như vậy, phân bón cho lạc chưa được các nông hộ quan tâm đúng mức, đây có thể là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc của các hộ điều tra (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Thực trạng về phân bón cho lạc ở Tiên Phước

Chủng loại Dạng sự dụng Phương thức bón Tỷ lệ có sử dụng (%) Số lượng (kg/ha)

Phân chuồng Ủ hoai lót 70 6000 Vôi Vôi bột Bón lót 80,5 400

Phân đạm - - 0 0

Phân lân Văn Điển Bón lót 100 300 Phân kali - Bón khi làm cỏ đợt 1 80 50-60 Phân NPK 16-16-8 Bón khi làm cỏ đợt 1 100 50-70

- Tưới nước: Đậu đỗ nói chung và cây lạc nói riêng là đối tượng cây trồng cạn,

song rất cần nước và nhất là vào giai đoạn nẩy mầm cũng như ra hoa, tạo quả. Tuy

nhiên, đa số diện tích trồng lạc ở địa phương đều phụ thuộc vào nước trời. Do đó,

những năm thời tiết khô hạn thất thường năng suất lạc thường đạt thấp so với tiềm năng vốn có của giống.

3.2.3. Thực trạng về công tác quản lý các đối tượng sâu bệnh hại.

* Sâu hại lạc:Kết quả điều tra, phỏng vấn nông dân về tình hình sâu hại (bảng

3.5) cho thấy sâu xám và sùng (sâu đất) xuất hiện 100 % trên ruộng của hộ điều tra,

gây thiệt hại 2-3% số cây ở giai đoạn mọc đến ra hoa. Đây là một trong những đối tượng làm giảm mật độ cây khi thu hoạch nên ảnh hưởng đến năng suất. Các hộ thường dùng thuộc dạng hạt như: Basudin, Diazan, Padan… để phòng trừ. Bên cạnh sâu đất, sâu xanh, sâu cuốn lá cũng là đối tượng xuất hiện thường xuyên trên ruộng

lạc, tuy nhiên được nông dân đánh giá là không gây thiệt hại đến năng suất lạc.

* Về bệnh hại lạc: Bệnh chết ẻo (héo rũ) xuất hiện 100 % trên ruộng của hộ điều tra, đây là đối tượng gây thiệt hại nặng cho nông dân trồng lạc nhất là trong vụ Hè

thu trên đất thịt. Qua phỏng vấn nông dân địa phương, tại các vùng đất chuyên trồng

lạc, tỷ lệ hại bình quân trong vụ Đông xuân khoảng 15% trên đất cát và 20 % đối với đất thịt; tại các chân đất này sau khi thu hoạch lạc vụ Đông xuân nếu tiếp tục sản xuất

vụ Hè thu, tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh càng nghiêm trọng (tỷ lệ hại bình quân

30% trên đất cát và trên 40% đối với đất thịt), đặc biệt theo phản ánh của nông dân

những cây bị nhiễm bệnh héo rũ hầu như không có năng suất (tỷ lệ % bệnh héo rũ trên ruộng tương đương với tỷ lệ giảm năng suất; kế đến là bệnh thối quả xuất hiện 20-30% trên ruộng của hộ điều tra, gây thiệt hại trung bình 3-5 % năng suất. Riêng bệnh đốm

lá xuất hiện 100% trên ruộng của các hộ điều tra nhưng ở giai đoạn cuối nên không gây thiệt hại. Hầu hết các hộ đều nhận dạng được các bệnh trên nhưng không có biện

pháp phòng trừ hiệu quả. Ngoài ra, qua quan sát thực tế và phỏng vấn cán bộ, lãnh đạo địa phương tại các vùng điều tra cho thấy, một số diện tích trước đây chuyên trồng lạc nhưng những năm gần đây do bị ảnh hưởng nặng của bệnh héo rũ nên nông dân bỏ

trồng lạc và chuyển sang cây trồng khác.

Kết quả điều tra phỏng vấn nông dân và cán bộ địa phương cho thấy, nhìn chung, việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại lạc của nông dân địa phương còn nhiều

bất cập, đặc biệt là đối với bệnh héo rũ. Đa số nông dân địa phương chưa nắm được đặc điểm gây hại của các đối tượng bệnh hại chính trên cây lạc, do đó chưa chủ động

trong việc đưa ra biện pháp quản lý; trong quá trình sản xuất, khi phát hiện bệnh trên

đồng ruộng nông dân mới tổ chức phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học nên hiệu quả

Bảng 3.5. Hiện trạng về sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ của nông dân được điều tra

Loại sâu bệnh hại và mức độ

xuất hiệnở các hộ điều tra

Tỷ lệ hộ nhận biết dịch hại và biện pháp phòng trừ ở các hộ điều tra (%) Đối tượng gây hại Tỷ lệ xuất hiện (%) Mức độ thiệt hại (%) Nhận biết đối tượng hại Phòng trừ hóa học Phòng trừ sinh học Phòng trừ tổng hợp Đất cát Đất thịt Đất cát Đất thịt Sâu trong đất (Sâu xám, sùng) 100 100 2 3 100 100 0 50 Sâu xanh 100 100 - - 100 100 0 0 Sâu cuốn lá 100 100 - - 100 100 0 0 Bệnh héo rũ (chết ẻo) 100 100 15 20 100 100 0 0 Héo rũ gốc mốc trắng 100 100 - - - 100 0 0 Héo rũ gốc mốc đen 100 100 - - - 100 0 0 Héo xanh vi khuẩn 100 100 - - - 100 0 0 Bện đốm lá 100 100 - - 100 10 0 0 Bệnh thối quả 20 30 3 5 100 - 0 0

Ghi chú: Mức độ thiệt hại theo nông dân là tỷ lệ % năng suất giảm tương ứng do sâu, bệnh gây ra.

Từ bảng 3.5. chúng ta thấy, trong sản xuất mặc dù sâu bệnh hại lạc khá nghiêm trọng, nhất là đối với nhóm bệnh hại có nguồn gốc trong đất. Tuy nhiên công tác phòng trừ sâu bệnh hại của nông dân địa phương còn nhiều bất cập, đối với bệnh héo

rũ hầu hết 100% nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ, các biện pháp khác

hầu như không biết. Việc áp dụng biện pháp canh tác, sử dụng chế phẩm vi sinh để

phòng trừ bệnh hại tại vùng điều tra hầu hết các hộ được hỏi chưa được quan tâm đúng mức, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức độ gây hại của bệnh ngày

càng gia tăng (tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh héo rũ vụ sau luôn cao hơn vụ trước) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)