Thực trạng về diện tích, và nhu cầu của người sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng nam (Trang 46 - 47)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.4. Thực trạng về diện tích, và nhu cầu của người sản xuất

Kết quả điều tra về quy mô canh tác lạc và nhu cầu của người sản xuất cho thấy.

Quy mô canh tác lạc của các hộ dao động từ 400-750m2, sản xuất lạc của nông dân chủ

yếu là ép dầu để phục vụ gia đình. Vì vậy, khi hỏi về những khó khăn trong sản xuất lạc

và kiến nghị đề xuất thì 100% nông hộ cần giống mới, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô

hình canh tác theo hướng an toàn để nông dân tiếp cận áp dụng vào sản xuất.

Đánh giá chung về thực trạng sản xuất lạc ở huyện Tiên Phước:

Từ kết quả điều tra và đánh giá hiện trạng sản xuất lạc ở Tiên Phước, bước đầu

chúng tôi nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất lạc của nông dân địa phương như sau:

* Thuận lợi:

- Điều kiện thời tiết của địa phương phù hợp cho sản xuất 02 vụ, dễ xen canh, là một trong những loại cây được chính quyền địa phương các cấp xác định ưu tiên

khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm và biến động giá thị trường của cây lạc tương đối ổn định, hiệu quả trên đơn vị đất canh tác cao hơn so với một số đối tượng cây

trồng khác trên cùng loại đất.

* Khó khăn:

- Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho cây lạc còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với

diện tích trồng lạc hàng năm;

- Thiếu hệ thống cung ứng hạt giống chất lượng phẩm cấp cao để phục vụ sản

xuất, đặc biệt là sản xuất lạc trong vụ đông xuân;

- Đầu tư phân bón cây lạc chưa đạt yêu cầu so với khuyến cáo, mất cân đối trong bón phân. Trong canh tác chưa quan tâm đến vai trò dinh dưỡng khoáng vi lượng đối với cây lạc;

- Nông dân chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ khoa học kỹ thuật do đó

việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất lạc của nông dân địa phương còn hạn

chế; công tác quản lý dịch hại, nhất là bệnh hại lạc còn bị động dẫn đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc của địa phương còn thấp.

Từ những lợi thế và hạn chế trong sản xuất cây lạc ở huyện Tiên Phước,để từng bước khẳng định cây lạc là một trong những đối tượng cây trồng quan trọng trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc đưa các tiến bộ KHKT để nông dân áp dụng vào sản xuất theo hướng an toàn là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chế phẩm trichoderma pseudomonas đến sinh trưởng phát triển và bệnh héo rũ hại lạc ở quảng nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)