Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến sinh trưởng và chất lượng thịt ở lợn lai duroc x nuôi tại tỉnh quảng trị (Trang 29 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.4. Ưu thế lai và ứng dụng của nó trong chăn nuôi lợn

Trong thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã mạng lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Ưu thế lai do tác động trội lặn và át gen sinh ra, đó là phần sai lệch của con lai so với trung bình của bố mẹ.

Thuật ngữ ưu thế lai được (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) đưa ra như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với trung bình bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt.

Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ đối với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh hoặc do sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh. Ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá trình thụ tinh, có chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ xuất hiện tức thời, song cũng có thể kéo dài suốt đời của con vật và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002) có 5 loại ảnh hưởng của mẹ:

- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng không phải là ADN ngoài nhân. - Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân.

- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ.

- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con. - Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước khi đẻ.

- Ảnh hưởng của mẹ thông qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con. - Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai: - Công thức lai:

Trần Đình Miên và cs (1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), Ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con, Ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai.

- Tính trạng:

Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao, nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có Ưu thế lai cao, vì thế để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.

- Sự khác biệt giữa bố và mẹ:

Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì Ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Nếu các giống hay các dòng đồng hợp tử đối với tính trạng nào đó ở mức dị hợp tử cao nhất ở F1, với sự phân li của các gen trong các thế hệ sau ở mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.

Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì Ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của Ưu thế lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến sinh trưởng và chất lượng thịt ở lợn lai duroc x nuôi tại tỉnh quảng trị (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)