3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.3. Ứng dụng của đệm lót sinh học
Chăn nuôi hữu cơ là một trong những hệ thống được quan tâm nhiều ở Đan Mạch. Việc chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ được hưởng trợ cấp trong những năm cuối của thế kỉ trước đã tạo ra tiềm năng nhất định ở Đan Mạch. Nhu cầu về thịt lợn hữu cơ rất cao ở các nước như Anh và Đức đã thúc đẩy chăn nuôi lợn hữu cơ ở Đan Mạch phát triển (Hamm và Gronefeld, 2004).
Hệ thống chăn nuôi lợn công nghiêp thường liên quan đến sức khỏe vât nuôi kém hiệu quả làm giảm giá trị chất lượng thịt (Ngapo, 2003). Người ta cho rằng cải tiến môi trường với chất độn chuồng sẽ nâng cao sức khỏe của vật nuôi (Arey, 1993). Kết quả nghiên cứu khác nhau đều chứng tỏ rằng tăng trọng ngày, chỉ số biến đổi thức ăn và tỉ lệ sống của lợn tăng trong hệ thống chuồng với lớp độn chuồng so với lợn nuôi trên nền xi măng (Correa và cs, 2009; Sheen và cs, 2005).
Trong các nghiên cứu trước đây chứng tỏ rằng thịt lợn công nghiệp thường mềm hơn thịt lợn từ hệ thống chăn nuôi hữu cơ (Danielsen và cs, 2000). Người ta cho rằng nó liên quan đến tăng trọng chậm trong chăn nuôi hữu cơ, được biết là làm giảm tiềm năng phân giải protein của cơ tại thời điểm giết mổ (Therkildsen và cs, 2002).
Hệ thống chuồng có lớp đệm lót có nhiều lợi ích đối với sức khỏe vật nuôi, bởi cung cấp diện tích bề mặt khi gia súc nằm thoải mái hơn kết quả là giảm những tổn thương ở chân con vật. Trong hệ thống này lợn có thể tư thế ổn định nhờ các vật liệu thủ công rễ cây, rơm rạ hoặc các vật liệu tự nhiên khác (Morrison và cs, 2007). Vì vậy điều này hết sức quan trọng đối với phương tiện hệ thống chăn nuôi nó đáp ứng yêu cầu người dân và sự hài lòng làm người tiêu thụ thịt lợn đối với việc giảm thiểu tác động của các yếu tố, cải thiện sức khỏe vật nuôi và nâng cao chất lượng thịt.
Thức ăn cho lợn không chỉ ảnh hưởng đến tăng trọng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Kết quả nghiên cứu Cho và cs (2011), khi nuôi lợn bằng thức ăn tự phối chế lên men ảnh hưởng đến trọng lượng xuất chuồng và chất lượng thịt. Theo Ganeshkumar và cs (2009), nâng sức khỏe và sinh trưởng của lợn bằng thức ăn hữu cơ đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thịt.
Các nghiên cứu của Sundrum và cs (2000), cho thầy rằng lợn nuôi bởi môi trường hữu cơ có tổng lượng mỡ dắt ở thịt lợn hữu cơ cao hơn và thành phần axit béo chưa bão hòa nhiều hơn so với thịt từ hình thức chăn nuôi khác (Hansen và cs, 2000; Nilzen và cs, 2001). Điều này có thể là kết quả bước đột phá về kỹ thuật chất lượng thịt liên quan đến tăng cường việc oxy hóa và sự có mặt của mỡ xốp (Lopez-Bote và cs, 1998; Nilzen và cs, 2001).
Nghiên cứu của Lebret và cs (2014), cho thấy rằng so với lợn được nuôi trong các hệ thống chuồng công nghiệp thì lợn nuôi trong hệ thống hữu có tăng trọng nhanh hơn 10% và khả năng ăn vào kết quả trọng lượng xuất chuồng cao hơn. Tuy nhiên kết
quả cũng cho thấy lợn nuôi bằng hệ thống hữu cơ có độ dày mỡ lưng cao hơn lợn công nghiêp. Về pH của thịt nuôi trong hai hệ thống công nghiệp và hữu cơ là giống nhau. Về màu sắc lợn nuôi trong môi trường hữu cơ tăng màu vàng còn màu đỏ và màu sáng của thịt không ảnh hưởng.
Kết quả nghiên cứu của Millet và cs (2005), cho thầy rằng lợn nuôi trong hệ thống chuồng hữu cơ tăng trọng nhanh hơn nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Nghiên cứu của JiaJinSheng (2011) thuộc Đại học Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy rằng lợn lai Duroc x Large White nuôi trên lớp đệm lót sinh học sinh trưởng phát triển, sức khỏe tốt hơn, tăng lượng ăn vào, giảm tiêu tốn thức ăn 4,67%, tăng trọng cao hơn 6,8%, có chất lượng thịt tốt hơn, và hiệu quả kinh tế cao hơn 16 nhân dân tệ (CNY) so với đối chứng nuôi trên nền xi măng.
Kết quả nghiên cứu của Zhou Yu-gang và cs (2011), cho thấy lợn ba máu Duroc x Landrace x Large White nuôi trên nền lớp đệm lót vi sinh có tăng trọng ngày cao hơn 8,48%, chuyển đổi thức ăn tốt hơn 6,27%, độ dày mỡ lưng giảm 6,8% và tỷ lệ mỡ giảm 5,37 % so với lợn đối chứng được nuôi trên nền xi măng.
Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn là một tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, hiện đang được áp dụng tại nhiều địa phương trong cả nước. Đây là mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Theo tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng khử mùi hôi thối từ phân, nước tiểu rất tốt, môi trường trong chuồng nuôi cũng như các vùng xung quanh chuồng không có mùi hôi. Đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra…Do không phải dội chuồng, tắm cho lợn nên tiết kiệm được 80% so với nuôi lợn truyền thống. Nuôi lợn trên đệm lót lên men, công nhân chỉ phải đổ thức ăn cho lợn, cào phân cho đều trên đệm lót để tạo thói quen cho lợn thải phân rãi rác để men phân huyrheets phân. Ước tính công lao động tiết kiệm được 70%. Chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học còn giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông, do vậy sẽ giảm được chi phí tiền điện. Đặc biệt trong đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống các dịch bệnh.
So sánh giữa hình thức nuôi lợn trên đệm lót sinh học và nuôi lợn trên nền xi măng thông qua theo dõi mùi hôi, tỷ lệ sống, mức độ nhiễm bệnh, mức độ tăng trọng, chi phí và lợi nhuận thì nuôi lợn trên đệm lót sinh học mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ sống của lợn nuôi trên đệm lót sinh học cao, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp 2,1 kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng (so với nuôi lợn truyền thống hệ số tiêu tốn thức ăn khoảng 2,2 – 2,4 kg thức ăn/ 1 kg tăng trọng) (Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình).
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn trong môi trường nuôi mới. Trên cơ sở đó có sự so sánh về hiệu quả kinh tế và
mức độ gây ô nhiễm môi trường giữa phương pháp chăn nuôi lợn truyền thống và chăn nuôi trên đệm lót sinh học. Đồng thời mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học góp phần giải quyết được một lượng lớn các chất ô nhiễm và giảm đáng kể mùi hôi từ chất thải chăn nuôi, nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
- Lợn: Thí nghiệm được tiến hành trên 16 con lợn lai Duroc X (Landrace X Yorkshire) có khối lượng bình quân 19,5 kg. Lợn được nuôi cá thể, mỗi cá thể một ô chuồng riêng biệt.
Chuồng nuôi: mỗi cá thể nuôi trong ô chuồng diện tích dài 2m x rộng 1m x cao 1m, theo hình thức chuồng hở, nhiệt độ và độ ẩm theo môi trường. Nước uống được cung cấp tự do bằng vòi uống tự động.
2) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trại của gia đình ở thôn Tân Trại, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/10/2015 – 04/01/2016
2.2. Nội dung nghiên cứu 1) Nội dung 1 1) Nội dung 1
Nghiên cứu sinh trưởng ở lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) từ ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi: Khối lượng, tốc độ tăng trọng qua các tháng nuôi, lượng ăn vào và tiêu tốn thức ăn.
2) Nội dung 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến năng suất, chất lượng thịt ở lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) như khối lượng thịt móc hàm, tỷ lệ thịt móc hàm, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng, độ dài thân thịt, pH thịt, mất nước bảo quản, mất nước chế biến.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng
Tổng số 16 con lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) có khối lượng trung bình 19,5 kg, được bố trí nuôi trong 16 ô chuồng để nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô cá thể như sau:
Bảng 2.1. Bảng bố trí thí nghiệm
Chỉ số LÔ THÍ NGHIỆM
LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3 LÔ 4
Số lần lặp lại (số ô chuồng) 4 4 4 4
Số lợn/ô chuồng (con) 1 1 1 1
Số lợn mỗi lô (con) 4 4 4 4
+ Lô 1: Lợn được nuôi trên nền xi măng và cho ăn với khẩu phần ăn thức ăn công nghiệp
+ Lô 2: Lợn được nuôi trên nền xi măng và cho ăn với khẩu phần ăn tự phối + Lô 3: Lợn được nuôi trên nền đệm lót sinh học và cho ăn với khẩu phần ăn tự phối
+ Lô 4: Lợn được nuôi trên nền đệm lót sinh học và cho ăn với khẩu phần ăn công nghiệp
Thí nghiệm được lặp lại 4 lần cho mỗi lô. Lợn thí nghiệm đảm bảo tính đồng đều về tuổi, khối lượng.
* Khẩu phần thức ăn và cách phối trộn
- Các nguyên liệu được sử dụng trong khẩu phần là ngô, cám gạo, bột sắn, bột cá. - Tất cả các khẩu phần được phối hợp trên cơ sở cân đối các mức protein thô (CP) và năng lượng dựa theo khuyến cáo của NRC (1998) và Viện chăn nuôi (2001).
- Thức ăn cho lợn: Thiết lập khẩu phần ăn 2 giai đoạn cho lợn TN
Bảng 2.2. Công thức phối hợp khẩu phần lợn thịt(%)
Nguyên liệu Lợn đưa vào TN – 50kg 50kg – giết thịt
Ngô 36 38 Cám gạo 18 18 Bột sắn 22 21 Bột cá 22 21 Lysine 1 1 Vitamin (A, D3, K3, B1, B2, B6, B12, PP) 1 1 Tổng 100 100
Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (Phân tích ở phòng thí nghiệm của Khoa CNTY- Trường ĐH Nông Lâm Huế)
TT Tên mẫu VCK (%) CP (%NT) CP (%VCK) EE (%NT) EE (%VCK) Ash (%NT) Ash (%VCK) CF (%NT) CF (%VCK) 1 Thức ăn CNGĐ1 87,69 17,75 20,25 4,80 5,48 5,53 6,30 2,71 3,09 3 Thức ăn PT GĐ1 88,51 17,85 20,16 4,23 4,78 10,02 11,32 4,33 4,89 5 Thức ăn PT GĐ2 87,38 17,46 19,98 4,66 5,33 9,64 11,04 5,04 5,77 6 Thức ăn CN GĐ2 87,41 17,27 19,76 4,94 5,66 5,67 6,48 4,28 4,90 Ghi chú
VCK (%): Hàm lượng vật chất thô của mẫu (%)
CP (%NT): Hàm lượng protein thô của mẫu tính theo nguyên trạng (%) CP(%NT): Hàm lượng protein thô của mẫu tính theo chất khô (%) EE (%NT): Hàm lượng lipid thô của mẫu tính theo nguyên trạng (%) EE(%NT): Hàm lượng lipid thô của mẫu tính theo chất khô (%)
Ash (%NT): Hàm lượng khoáng tổng số của mẫu tính theo nguyên trạng (%) Ash (%VCK): Hàm lượng khoáng tổng số của mẫu tính theo chất khô (%) CF (%NT): Hàm lượng xơ thô của mẫu tính theo nguyên trạng (%)
CF (%NT): Hàm lượng xơ thô của mẫu tính theo chất khô (%)
* Cách làm đệm lót sinh học:
- Nguyên vật liệu chuẩn bị để làm đệm lót sinh học có độ dày 60cm: Trấu, mùn cưa, bột ngô, men BALASA N01.
- Cách làm:
Bước 1: Tạo nước men: ngâm 0,8 kg bột ngô + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khuấy đều để khoảng 1 – 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốc lên.
Bước 2: Tạo hỗn hợp bột: Sau 2 ngày lấy 1 kg ngô nghiền + 50 gam men vi sinh trộn đều với một ít nước men (bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rải trên nền đệm lót. Sau khi tạo hỗn hợp bột xong tiến hành làm đệm lót.
Bước 3: Các bước làm đệm lót: gồm 3 lớp
+ Lớp 1: Cho mùn cưa (hoặc trấu) vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 20 cm sau đó tưới nước sạch, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt,
đồng thời tưới 5 lít nước men và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 2: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải, đồng thời tưới 3 lít nước men và rắc 0,25 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 3: Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 20 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải, đồng thời tưới số nước men còn lại và rắc số bột hỗn hợp còn lại (bước 2) trên nền đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót, sau đó phủ bạt kín.
Bước 4: Thả lợn: Sau 3 – 5 ngày đậy bạt, ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm trong nền chuồng thấy ấm tay thì cào xới lên, sau 60 phút thì cho lợn vào.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh trưởng lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire)
- Khối lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm: Trước khi tiến hành thí nghiệm
cân khối lượng ban đầu của lợn, sau đó cân khối lượng kết thúc ở mỗi tháng nuôi. Khối lượng lợn được xác định vào lúc sáng sớm, trước lúc cho ăn bằng cân đồng hồ theo từng cá thể. Sự gia tăng khối lượng của lợn sau mỗi tháng nuôi được xác định bằng cách lấy khối lượng cân cuối tháng sau trừ đi khối lượng cân cuối tháng trước.
- Tốc độ tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm: Được xác định bằng
cách lấy tổng khối lượng thịt hơi của lợn tăng thêm trong một giai đoạn nhất định (hay còn gọi là tăng trọng tuyệt đối của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi) chia cho tổng số ngày nuôi trong một giai đoạn thí nghiệm, đơn vị tính là g/con/ngày. Tốc độ tăng trọng hàng ngày của lợn qua các tháng nuôi và trong suốt thời gian nuôi được xác định theo công thức:
Tăng trọng (g/con/ngày) =
Khối lượng thời điểm cân sau (g) – Khối lượng thời điểm cân trước (g) Khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày)
- Lượng ăn vào (kg/ con/ ngày): Là lượng thức ăn một lợn thịt ăn trong 1 ngày đêm. Lượng thức ăn ăn vào được tính cho từng giai đoạn và trung bình cả quá trình phát triển lợn thịt.
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo dõi Lượng ăn vào =
Số ngày theo dõi
- Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng):
Trong quá trình thí nghiệm tiến hành xác định lượng thức ăn mỗi con lợn có thể ăn vào hàng ngày (kg/con/ngày) bằng cách lấy lượng thức ăn cung cấp cho cả ô chia
đều cho các cá thể trong cùng 1 ô. Sau đó tính lượng thức ăn ăn vào cho cả giai đoạn thí nghiệm, từ đó tính tiêu tốn thức ăn qua công thức:
TTTĂ = Tổng lượng thức ăn ăn vào trong giai đoạn thí nghiệm (kg) Tổng khối lượng thịt hơi tăng (kg)
2) Phương pháp nghiên cứu chất lượng thịt
Sau khi kết thúc nuôi thí nghiệm sinh trưởng, 16 con lợn lai Duroc x (Landrace x Yorkshire) được mổ khảo sát để xác định các chỉ tiêu về năng suất thân thịt và chất lượng thịt.
* Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt và chất lượng thịt xẻ
Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn được xác định theo TCVN 3899 - 84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
- Khối lượng và tỷ lệ thịt móc hàm
+ Khối lượng thịt móc hàm: Trước khi giết mổ 24 giờ, lợn được cho nhịn đói, sau đó tiến hành cân lợn để xác định khối lượng sống. Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng cơ thể còn lại sau khi khấu trừ khối lượng của máu, cơ quan nội tạng và lông (2 lá mỡ bụng và 2 quả thận để lại).
+ Tỷ lệ thịt móc hàm được tính toán như sau:
Tỷ lệ thịt móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg) x 100% Khối lượng sống trước khi giết mổ (kg)
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
+ Khối lượng thịt xẻ (Khối lượng thịt tinh): Là khối lượng thịt móc hàm trừ tổng khối lượng của đầu, 4 chân, 2 lá mỡ và 2 quả thận (cắt đầu theo hướng vuông góc với trục dài thân đi qua điểm giữa xương chẩm và đốt sống cổ đầu tiên, cắt 4 chân ở giữa khuỷu đối với chân trước và ở giữa khoeo đối với chân sau).
Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ (kg)
x 100% Khối lượng sống trước khi giết mổ (kg)
- Diện tích cơ thăn (inch2 hoặc cm2, 1 inch2 = 6,45 cm2): Được xác định tại vị
trí giữa xương sườn số 10 và 11 (Wayne, 2000), tiến hành bằng cách:
+ Cắt đường vuông góc với trục lưng và cơ thăn tại điểm giữa xương sườn 10