3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi
Hiệu quả kinh tế cao là mục đích cuối cùng của chăn nuôi. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả chăn nuôi và giá cả thị trường. Trong điều kiện nước ta, biến động giá thức ăn và giá lợn (lợn giống, lợn thịt) rất lớn đã tác động mạnh đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
Để tính toán hiệu quả kinh tế, chúng tôi đã tiến hành theo dõi các khoản chi thực tế trong quá trình thí nghiệm: chi phí giống, thức ăn các giai đoạn, khấu hao chuồng trại, chi phí thú y và dụng cụ chăn nuôi, cùng các chi phí khác như chi phí điện nước, nhân công…
Hiệu quả kinh tế được ước tính trên một đầu lợn có khối lượng, khối lượng tăng, tiêu tốn thức ăn bình quân ở mỗi lô. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6
Kết quả từ bảng trên cho thấy, trong bốn lô thí nghiệm, tiền lãi thu được ở lô thí nghiệm lợn lai nuôi với thức ăn tự phối cao hơn lợn lai nuôi với thức ăn công nghiệp. Ở đây cho ta thấy lợn nuôi với thức ăn công nghiệp thì khối lượng tăng trung bình cao 97 kg (lợn nuôi với thức ăn tự phối 92,33kg), nhưng bù lại thức ăn phối trộn có giá thành sản phẩm thấp hơn chỉ 10.000đ/ kg (thức ăn công nghiệp 11.000đ/ kg)
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nền chuồng và thức ăn đến hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu theo dõi Thức ăn CN Thức ăn PT Nền Xi
măng Nền đệm lót Chi phí sản xuất 4.147.900 3.907.600 3.991.860 4.030.690 Giống (đồng/con) 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 Thức ăn (đồng/con) 1.912.900 1.682.600 1.756.860 1.845.690 Vaccin, thuốc thú y (đồng/con) 40.000 30.000 40.000 20.000 Khấu hao chuồng trại
(đồng/con)
80.000 80.000 80.000 80.000 Điện, nước (đồng/con) 15.000 15.000 15.000 5.000
Chi phí đệm lót (đồng) 20.000 Công lao động (đồng/con) 100 100 100 60 Tiền bán sản phẩm 4.559.000 4.339.510 4.230.000 4.465.000 Khối lượng TB (kg) 97 92,33 90 95 Giá lợn hơi (VNĐ/kg) 47.000 47.000 47.000 47.000 Lợi nhuận Lãi /con( VNĐ) 411.100 431.910 238.000 434.310 Lợn lai nuôi trên nệm lót sinh học lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với lợn lai nuôi trên nền xi măng. Nguyên nhân cơ bản là do lợn nuôi trên đệm lót lên men có khối lượng tăng cao hơn so với đối chứng. Ở phần kết quả đã nêu ở trên cho thấy, lợn
ở lô nuôi trên đệm lót sinh học có khối lượng tăng trung bình là 95 kg, trong khi đó khối lượng tăng ở lô nuôi trên nền xi măng chỉ là 90 kg (chênh lệch 5 kg). Các nguyên nhân khác nữa là do giảm chi phí điện nước, thuốc thú y…chưa kể đến giảm chi phí nhân công phải thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại.
Kết quả trên cho ta thấy quy trình nuôi bằng đệm lót sinh học giảm được chi phí rất nhiều: công lao động, tiền điện, tiền thuốc thú y, kết quả bình quân sau khi trừ chi phí làm đệm lót sinh học lãi cao nhất 434.000 đồng/con cao hơn nghiên cứu của JiaJinSheng thuộc Đại học Quảng Châu, Trung Quốc (2011), cho thấy rằng lợn nuôi trên lớp đệm lót sinh học có hiệu quả kinh tế cao hơn 16 nhân dân tệ (1 nhân dân tệ = 1 CNY = 3.426,92 VND) so với nuôi trên nền xi măng, ngoài ra còn tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ sạch, giảm được chi phí xây dựng biogas. Như vậy nuôi lợn trên đệm lót sinh học ngoài việc làm giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trường còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho cho người chăn nuôi.
Mặc dù còn có những ý kiến trái ngược nhau về ảnh hưởng của điều kiện môi trường chuồng nuôi và thức ăn đến các chỉ tiêu về năng suất sinh trưởng và phẩm chất thịt lợn như trong kết quả nghiên cứu của Lebret (2008), Lebret và cs (2014), Gentry và cs (2002), đều kết luận rằng lợn nuôi trong điều kiện chuồng và thức ăn hữu cơ có chỉ số sinh trưởng cao hơn lợn nuôi công nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Sather và cs (1997), Stern và cs (2003), Gentry và cs (2004), Millet và cs (2005), cũng cho thấy rằng lợn nuôi trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ có trọng lượng xuất chuồng nặng hơn và chỉ số tăng trọng/ thức ăn (Gain/feed ration) cao hơn lợn nuôi công nghiệp. Ngược lại các tác giả Enfält và cs(1997), Hoffman và (2003), cho rằng lợn nuôi công nghiệp tăng trọng nhanh hơn lợn nuôi bởi hệ thống chăn nuôi hữu cơ.
Tương tự, cũng còn nhiều quan điểm trái ngược nhau về ảnh hưởng của điều kiện chuồng nuôi và chế độ thức ăn đến các tính trạng thịt xẻ và phẩm chất thịt lợn như trong nghiên cứu của các tác giả Enfält và cs (1997), Klont và cs (2001), Millet và cs (2005), Jordan và cs (2008), Lebret (2008), Karpiesiuk và cs (2013), Lebret và cs (2014). Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất về vai trò quan trọng của hệ thống chuồng trại và điều kiện môi trường, hệ thống thức ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi lợn, cho dù đó là chăn nuôi quảng canh hay thâm canh, hệ thống chăn nuôi hữu cơ hay là chăn nuôi công nghiệp.
Thực tiễn chăn nuôi đã chứng tỏ rằng biện pháp cải thiện điều kiện sống của vật nuôi và tăng cường khả năng đề kháng bệnh (Klont và cs, 2001; Gentry và cs, 2002, 2004) đều góp phần tạo ra các sản phẩm hữu cơ các thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng đang được xã hội quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ (Kozera, 2016).
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu: “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến sinh trưởng và chất lượng thịt ở lợn lai Duroc X (Landrace X Yorkshire) nuôi tại tỉnh Quảng Trị”, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
1. Lợn lai thương phẩm Duroc x (Landrace x Yorkshire) sinh trưởng và sức sản xuất thịt tốt khi nuôi với khẩu phần ăn tự phối và trên nền đệm lót sinh học.
2. Thức ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn bao gồm tăng trọng, lượng ăn vào và chuyển đổi thức ăn. Lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chỉ số sinh trưởng cao hơn lợn nuôi bằng thức ăn tự phối (794g/ngày so với 750g/ngày, P<0,05)
3. Thức ăn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt lợn như khối lượng và tỉ lệ thịt xẻ. Lợn nuôi bằng thức ăn công nghiệp có tỉ lệ thịt xẻ cao hơn, độ dày mỡ lưng thấp hơn lợn nuôi bằng thức ăn tự phối (74, 9% và 68, 4% , P<0,05); nhưng tỉ lệ mỡ dắt thấp hơn thức ăn tự phối ( 3,16% và 3,24 % P<0,05). Có sự khác nhau về tỉ lệ mất nước chế biến nhưng không có sự khác nhau về giá trị pH và màu sắc của thịt ở lợn được nuôi bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự phối.
4. Nền chuồng ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của lợn bao gồm tăng trọng, lượng ăn vào và chuyển đổi thức ăn. Lợn nuôi trên nền lớp đệm lót có chỉ số sinh trưởng, lượng ăn vào cao hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn lợn nuôi trên nền xi măng (764g/ngày so với 744g/ngày, 1,87kg và 1,78kg, P<0,05).
5. Nền chuồng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt lợn như khối lượng và tỉ lệ thịt xẻ. Lợn nuôi trên nền xi măng có tỉ lệ thịt xẻ, diện tích mắt thịt và tỉ lệ mỡ dắt thấp hơn lợn nuôi trên nền lớp đệm lót sinh học ( 41cm2
và 43 cm2, 1,81cm và 1,73cm, 2,465 và 3,46 %, P<0,05).
6. Có sự tương tác giữa nền chuồng và thức ăn đến sinh trưởng như khối lượng xuất chuồng, tăng trọng ngày. Không có ảnh hưởng tương tác của yếu tố thức ăn x nền chuồng lên các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt lợn ngoại trừ tỉ lệ mỡ dắt trong thịt.
7. Mô hình chăn nuôi trên nền lớp đệm lót sinh học kết hợp thức ăn tự phối chế có chất lượng thịt tốt hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn so với lợn nuôi trên nền xi măng và thức ăn công nghiệp.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu tương tác giữa giống và điều kiện môi trường đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn trên các cặp lai khác nhau, mùa vụ và ở các địa phương khác nhau.
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên quy mô lớn hơn ở nhiều khu vực khác nhau, để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn về sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt của tổ hợp lai nuôi với thức ăn tự phối, trên đệm lót sinh học nhằm giúp cho người chăn nuôi lựa chọn được hình thức nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng sinh thái, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết trong sản xuất hiện nay, mang lại hiệu quả kinh cho người chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] Trần Kim Anh (2000), Sự cần thiết mở rộng ứng dụng hệ thống giống lợn
hình tháp và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn, Chuyên san chăn nuôi lợn, Hội
chăn nuôi Việt Nam, tr.94-112.
[2] Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng, Tạp chí KHKT Nông nghiệp – ĐHNN Hà Nội, tập III (4), tr 301 – 306.
[4] Nguyễn Xuân Bình (2008), Kinh nghiệm nuôi heo, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo ứng dụng công nghệ đệm
lót sinh học trong chăn nuôi lợn, Số: 2886/BC-BNN - CN; Hà Nội, ngày 23 tháng 08
năm 2013.
[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Quy trình mổ khảo sát phẩm chất
thịt lợn nuôi béo, TCVN 3899-84 (2003), trong tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt
Nam, tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1: Chăn nuôi -Thú y. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin và Phát triển Nông thôn, 2003.
[7] Cục Chăn nuôi (2007), Đề án phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020, Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Hà Nội, tr.151.
[8] Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9] Bùi Hữu Đoàn (2009), Xác định sản lượng và tình hình sử dụng phân gà công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng. Kết quả ủ phân bằng phương pháp yếm khí với chế
phẩm EM. Kỷ yếu Hội thảo “Chất thải chăn nuôi - hiện trạng và giải pháp”. ĐH
Nông nghiệp Hà Nội, tháng 11- 2009, tr. 59-65.
[10] Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2006), Kỹ thuật nuôi heo nái mắn đẻ sai con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề
Nông nghiệp (2014)(2): 46-52 52.
[11] Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Viễn, Tạ Bích Duyên và Phạm Thị Dung (2001), “Di truyền cộng gộp, ưu thế lai thành phần và giá trị giống dự
đoán của các tổ hợp lợn lai giữa Duroc, Landrace và Large White về tốc độ tăng trọng”, Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 3/2001.
[12] Phạm Thị Kim Dung (2005), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số
tính trạng về sinh trưởng, cho thịt của lợn lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire
x Landrace), Duroc x (Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace) ở
miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
[13] Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Duroc x Landrace x Yorkshire) và Duroc x (Yorkshire x Landrace), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4, tr.471.
[14] Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), “Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn ngoại ở huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 12 (46), tr. 27-33.
[15] Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Viễn, Trần Thu Hằng, Nguyễn Hữu Thao, Đoàn Văn Giải (2001), Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định tổ hợp lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỷ lệ nạc từ 50 – 55%, Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tr.26-31.
[16] Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Khuất Văn An, Phạm Thị Thúy (2007), Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn lai thương phẩm 3,4 và 5 giống ngoại nuôi tại trung tâm nghiên cứu của lợn Thụy Phương, Viện chăn nuôi
– Tạp chí khoa học công nghệ và chăn nuôi, số 6/2007, tr.7-11
[17] Trần Quang Hân (1996), Các tính trạng năng suất chủ yếu của lợn Trắng
Phú Khánh và lợn lai F1 (Yorkshire x Trắng Phú Khánh), Luận án Phó tiến sỹ khoa
học Nông nghiệp Hà Nội, tr.22-29.
[18] Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010), Thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu), Tạp chí khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp, Trường ĐNNN Hà Nội, tập VIII (số 3), tr.439-447.
[19] Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và Đặng Vũ Bình (2009), Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa đực PiDu và nái Landrace, Yorkshire hay F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí khoa học và phát
triển, Trường ĐHNN Hà Nội, Tập 7, số 4, tr.484-490.
[20] Trần Thị Minh Hoàng, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Đức (2003), Một số tính trạng cơ bản của tổ hợp lai giữa P và MC nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh- Hà Nội, Tạp chí chăn nuôi số 6, tr.4-6.
[21] Lã Văn Kính và Huỳnh Thanh Hoài, Tổng quan tình hình nghiên cứu dinh dưỡng và thức ăn gia súc Việt Nam trong 20 năm qua –từ 1982 đến 2002, Hội thảo:
Đánh giá tình hình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam trong thời gian
qua và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Hội
đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban chăn nuôi thú y - Hà Nội – 11/2003.
[22] Nguyễn Thị Tuyết Lê, Đỗ Quang Đại (2011), Đánh giá hiệu quả sử dụng
đệm lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt trang trại, Trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội.
[23] Nguyễn Quang Linh (2013), Giáo trình Chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp [24] Phùng Thăng Long, Nguyễn Phú Quốc (2009), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Pietrain x (Yorshire x Móng Cái) được nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 55, tr 7 – 9.
[25] Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai ¾ máu ngoại ở Miền Trung, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn, số 5, tr. 29-30 và 36.
[26] Lê Hồng Mận (2006), Kỹ thuật mới về chăn nuôi heo ở nông hộ, trang trại
và phòng chữa bệnh thường gặp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[27] Lê Thị Mến (2013), Ảnh hưởng của các giống heo hướng thịt lên năng suất chất lượng sản phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, số 29, tr 38-43.
[28] Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[29] Nguyễn Nghi, Bùi Thị Gợi (1995), Ảnh hưởng của hàm lượng protein và năng lượng trong khẩu phần ăn đến năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn
nuôi tại Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1969-1995,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.24-34.
[30] Lê Đình Phùng, Nguyễn Thị Thanh, Lê Lan Phương, Phùng Thăng Long (2011), Khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt của lợn lai thương phẩm 3 máu Duroc x C22 và Duroc x CA trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, Tạp chí nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, tr.23-31.
[31] Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009), Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Đực Yorkshire x Cái Landrace) và năng suất của lợn thịt 3 máu (Đực Duroc x Cái Landrace) x (Đực Yorkshire x Cái Landrace), Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 55, tr. 53-60.
[32] Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Thị Đoan Trinh (1995), Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Trường ĐNNN I – Hà Nội.
[33] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, 2014
[34] Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình – Số 2/2015
[35] Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2009), Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn
nuôi lợn trang trại đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Báo cáo tổng kết đề tài
cấp Bộ: Mã số B2008 – 11- 84.
[36] Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006a), Năng suất sinh sản, nuôi thịt, chất lượng thân thịt, chất lượng thịt của lợn nái Yorkshire phối với lợn đực Landrace và Pietrain, Tạp chí khoa học chăn nuôi 12.
[37] Nguyễn Thiễn và Võ Trọng Hốt (2007), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi và
chuồng trại nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nôi, tr.93-109.
[38] Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (LY) với đực Duroc, Landrace nuôi ở Bắc Giang, Tạp chí khoa học và phát triển2010, tập 8, số 1: tr.106-113.
[39] Vũ Đình Tôn và Nguyễn Văn Thắng (2010), Năng suất sinh sản, sinh