Ảnh hưởng tương tác của thức ăn và nền chuồng đến khả năng sinh trưởng, năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến sinh trưởng và chất lượng thịt ở lợn lai duroc x nuôi tại tỉnh quảng trị (Trang 59 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Ảnh hưởng tương tác của thức ăn và nền chuồng đến khả năng sinh trưởng, năng

năng suất phẩm chất thịt lợn thí nghiệm.

Theo Merks (1986), cho rằng khái niệm tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường dựa trên quan điểm cho rằng sự biểu hiện của các tính trạng trong các môi trường khác nhau có thể không phải được điều khiển bởi cùng một nhóm gen do vậy hy vọng tương quan di truyền giữa các tính trạng được đo lường trong các môi trường khác nhau có thể không chính xác. Các thí nghiệm kiểm tra có thể bao gồm kiểu

phương thức cho ăn tự do hay hạn chế có thể tăng độ chính xác của số liệu đáp ứng công tác chọn giống. Ảnh hưởng tương tác của đồng thời của hệ thống thức ăn và hệ thống chuồng trại đến các chỉ tiêu sản xuất của lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng tương tác của thức ăn và nền chuồng đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất thịt lợn thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi Hệ thống thức ăn Hệ thống chuồng nuôi SEM Tương tác Thức ăn x chuồng (P-value) Trọng lượng cuối (kg) * * 0,604 0,001 Tăng trọng ngày(g/ngày) *** * 8,843 0,001

Lượng ăn vào (kg/ngày) NS * 0.001 0,435

FCR (kg/kg) * NS 0,003 0,112 Tỷ lệ thịt xẻ (%) * NS 0,549 0,117 Dài thân thịt (cm) NS NS 0,009 0,602 Độ dày mỡ lưng P2 (mm) NS NS 0,003 0,091 Độ dày mỡ lưng TB (mm) NS NS 0,002 0,352 Diện tích mắt thịt (cm2) * NS 1,132 0,155 Tỷ lệ mỡ dắt (%) * ** 0,016 0,046 pH 45p NS NS 0,079 0,593 pH 24h NS NS 0,017 0,820

Mất nước bảo quản (%) NS NS 0,034 0,860

Mất nước chế biến (%) * NS 0,018 0,116

Màu sắc thịt L*24 NS NS 0,582 0,938

Màu sắc thịt a*24 NS NS 0,019 0,438

Màu sắc thịt b*24 NS NS 0,012 0,421

NS) Không có ý nghĩa ; *) P<0,05; **) P<0,01; ***) P<0,001 so với các giá trị tương ứng Sự khác nhau giữa các điều kiện môi trường trong điều kiện chăn nuôi các trại thí nghiệm và điều kiện chăn nuôi công nghiệp có thể tạo ra tiềm năng cho các nghiên cứu về tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường để kiểm tra sự biểu hiện cua các gen khác nhau điều khiển các tính trạng sản xuất ở vật nuôi.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy có sự tương tác của yếu tố thức ăn và nền chuồng nuôi lên các chỉ tiêu sinh trưởng như khối lượng xuất chuồng, tăng trọng ngày. Không có ảnh hưởng tương tác của yếu tố thức ăn x nền chuồng lên các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt lợn ngoại trừ tỉ lệ mỡ dắt trong thịt.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Sam và cs (2004), Sundrum và cs (2011), Wandee và cs (2016), cho thấy không có tương tác giữa thức ăn

và chuồng trại lên các chỉ tiêu sinh trưởng năng suất thịt nhưng có ảnh hưởng đến tỉ lệ mỡ dắt trong thịt. Kozera và cs (2016) nghiên cứu trên lợn lai giữa nái (Large White x Landrace) được phối tinh lợn đực (Duroc x Pietrain) trong hai hệ thống chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi công nghiệp kết luận rằng không có ảnh hưởng tương tác có ý nghĩa thống kê giữa chuồng nuôi và thức ăn đối với tính trạng thịt xẻ của lợn thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu của Hamilton và cs (2006), cho thấy có sự tương tác giữa các dòng đực giống và môi trường đối với các tính trạng khối lượng thịt móc hàm là tỉ lệ thịt xẻ. Nghiên cứu của Hansen và cs (2006), cho thấy có tương tác giữa mùa và thức ăn hữu cơ và tương tác giữa giới tính lợn cơ đối với tính trạng tăng trọng ngày. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Lopez-Bote (1998), Daza và Lopez-Bote (2007) và Sundrum và cs (2000), cho thấy rằng có sự tương tác giữa thức ăn và chuồng trại đến các chỉ tiêu sinh trưởng nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu của Werner và cs (2007), cho thấy sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường đối với tính trạng sinh trưởng và tính trạng thịt xẻ khi so sánh các giống nuôi trong điều kiện môi trường hữu cơ và chăn nuôi nhưng không quan sát thấy giới hạn rõ rệt giữa các giống. Kelly và cs (2007), nhận thấy rằng không có tương tác có ý nghĩa thống kê giữa kiểu gen và điều kiện môi trường khi so sánh giữa các giống địa phương, giống hiện đại trong các điều kiện môi trường chăn nuôi chăn thả và nuôi nhốt. Brand và cs (2010), cho thấy ảnh hưởng sự tương tác có ý nghĩa (P<0,001) giữa kiểu gen và điều kiện môi trường đến các tính trạng như lượng ăn vào, tăng trọng ngày, chuyển đổi thức ăn và các tính trạng khối lượng móc hàm, tỉ lê nạc, diện tích mắt thịt và độ dày mỡ lưng.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Khánh Từ và Cs (2014), trên các đối tượng lợn Móng Cái, lợn F1( Yorkshire x Móng Cai) và lợn lai ba máu (Yorkshire x Móng Cái) x Landrace cho thấy có sự tương tác giữa giống và hàm lượng protein trong khẩu phần đối với các tính trạng sinh trưởng như lượng ăn vào, tăng trọng ngày, chuyển đổi thức ăn và các tính trạng năng suất chất lượng thịt như tỉ lệ thịt xẻ, độ dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt và tỉ lệ nạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đệm lót sinh học và khẩu phần ăn tự phối đến sinh trưởng và chất lượng thịt ở lợn lai duroc x nuôi tại tỉnh quảng trị (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)