Tình hình quản lý và sử dụng đất tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh quảng trị từ khi hoạt động theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp (Trang 68 - 80)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại tỉnh Quảng Trị

3.1.2.1. Hin trng s dụng đất và biến động đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, Cơ cấu diện tích đất đai theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trịđược thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.2 sau:

Bảng 3.1.Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2017 STT Mục đích sử dụng Tổng diện tích (ha) Cơ cấu diện tích (%) Tổng diện tích tự nhiên 473.744,0 1 Đất nông nghiệp NNP 388.042,0 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 121.543,0 31,32 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 263.434,0 67,89 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.909,0 0,75 1.4 Đất làm muối LMU 11,0 0,003 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 145,0 0,04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 40.885,6 100,00

2.1 Đất ở OTC 4.308,1 10,54

STT Mục đích sử dụng Tổng diện tích (ha) Cơ cấu diện tích (%)

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1.291,7 3,16

2.2 Đất chuyên dùng CDG 18.060,2 44,17

2.2.1 Đất trụ sởcơ quan công trình sự nghiệp CTS 1.131,5 2,77

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.342,1 3,28

2.2.3 Đất an ninh CAN 270,9 0,66

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh PNN CSK 1.288,3 3,15

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 14.027,4 34,31

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 467,6 1,14

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 4.827,9 11,81

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 13.214,1 32,32

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,7 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 44.816,4 100,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 6.774,5 15,12

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 37.626,3 83,96

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Quảng Trị năm 2017

Qua bảng số liệu bảng 3.4 cho thấy, tỉnh Quảng Trị có 473.744 ha đất tự nhiên, bình quân diện tích trên đầu người đạt 0,77 ha. Trong đó diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích là 428.927,6 ha (chiếm 90,54% diện tích tự nhiên), còn lại 44.816,4ha là đất chưa sử dụng, chiếm 9,46% tổng diện tích tự nhiên.

Quỹ đất tự nhiên của tỉnh phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính các thành phố, thị xã, huyện. Đơn vị có diện tích lớn như thành phố Đông Hà (7.309 ha), thị xã Quảng Trị (7.282 ha), huyện Vĩnh Linh (61.916 ha), huyện Hướng Hóa (115.236 ha), huyện Gio Linh (47.068 ha), huyện Đakrông (122.467 ha), huyện Cam Lộ (34.421 ha), huyện Triệu Phong (35.336 ha), huyện Hải Lăng (42.480 ha), huyện Đảo Cồn Cỏ (230 ha).

* Tình hình biến động diện tích các loại đất

Biến động đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2017 so với kiểm kê năm 2014 và kiểm kê năm 2010 được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Biến động đất đai của tỉnh Quảng Trị năm 2017 so với kiểm kê năm 2014 và kiểm kê năm 2010 TT LOẠI ĐẤT Diện tích thống kê năm 2017

So với năm 2014 So với năm 2010 Diện tích kiểm kê năm 2014 Tăng (+) giảm (-) Diện tích kiểm kê năm 2010 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích đất tự nhiên 473.744,0 473.744,00 0,00 473.982,00 -238,00 1 Đất nông nghiệp 388.042,0 387.286,00 756,00 381.008,00 7.034,00

1.1Đất sản xuất nông nghiệp 121.543,0 121.371,00 172,00 87.838,00 33.705,00 1.2Đất lâm nghiệp 263.434,0 262.877,00 557,00 290.476,00 -27.042,00 1.3Đất nuôi trồng thủy sản 2.909,0 2.926,00 -17,00 2.628,00 281,00 1.4Đất làm muối 11,0 11,00 0,00 9,00 2,00 1.5Đất nông nghiệp khác 145,0 101,00 44,00 58,00 87,00

2 Đất phi nông nghiệp 40.885,6 40.361,60 524,00 39.144,60 1.741,00

2.1 Đất ở 4.308,1 4.252,10 56,00 4.287,10 21,00 2.2 Đất chuyên dùng 18.060,2 17.589,20 471,00 16.238,20 1.822,00 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 467,6 465,60 2,00 392,60 75,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.827,9 4.829,90 -2,00 4.239,90 588,00

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 13.214,1 13.217,10 -3,00 13.919,10 -705,00 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,7 7,70 0,00 77,70 -70,00

3 Đất chưa sử dụng 44.816,4 46.096,40 -1.280,00 53.829,40 -9.013,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 6.774,5 6.774,55 -0,048 6.778,03 -3,525 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 37.626,3 37.627,53 -1,232 37.631,47 -5,174 3.3 Núi đá không có rừng cây 415,6 415,60 0,00 729,60 -314,00

(Nguồn : Báo cáo Kết quả thống kê năm 2017 và báo cáo kết quả Kiểm kê năm 2014

Theo kết quả tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 từ các cấp, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh có đến 31/12/2014 là: 473.744 ha, giảm 238 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 đã được duyệt: 473.982 ha.

Lý do chênh lệch diện tích: Do trong kỳ kiểm kê năm 2014, nguồn số liệu thực hiện trực tiếp trên bản đồđịa chính chính quy, đồng thời số liệu tổng hợp cũng được rà soát, chồng ghép tiếp biên địa giới hành chính trên bản đồ hiện trạng. Hơn nữa thời điểm kiểm kê năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều đơn vị cấp xã chưa hoàn thành đo vẽ bản đồđịa chính khép kín, nên diện tích tự nhiên kiểm kê năm 2010 và diện tích thống kê hàng năm được lấy trên cơ sở số liệu công bố kết quả khi thực hiện Chỉ thị 364/CP và điều chỉnh theo Công văn số 759/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 28/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà không tính toán lại diện tích theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Mặt khác, kết quả tính diện tích theo bản đồ địa giới 364/CP phần lớn được tính theo khoanh vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1:50.0000, hệ tọa độ UTM và cách tính theo phương pháp thủ công.

Từ các lý do trên, có thể kết luận nguyên nhân giảm diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Trị là do tính toán lại diện tích tự nhiên của các xã trên cơ sở bản đồ địa chính đã đo đạc khép kín địa giới của tỉnh theo đúng phương pháp quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT.

Biến động tăng, giảm các loại đất chi tiết chủ yếu theo hai nguyên nhân chính: Một là do chu chuyển các loại đất khi thực hiện thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và có nhiều trường hợp người dân đã tiến hành khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế; hai là do việc kiểm kê đất đai năm 2010 không lập bản đồ kết quảđiều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất không thống nhất với số liệu kiểm kê 2010 vì vậy số liệu các loại đất chưa phù hợp với hiện trạng sử dụng đất (nguyên nhân khác).

a) Biến động đất nông nghip

Diện tích đất nông nghiệp có đến 31/12/2017 là 388.042 ha tăng 7.034 ha so với năm 2010 do đo đạc xác định lại loại đất theo hiện trạng sử dụng đất.Diện tích đất nông nghiệp năm 2017tăng756 ha so với năm 2014. Nguyên nhân chính là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ bằng chưa sử dụng sang đất đất nông nghiệp...

- Đất sản xuất nông nghiệp:Năm 2017 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng

33.705ha so với năm 2010 và tăng 172 ha so với năm 2014 do đo đạc lại bản đồđịa chính, xác định lại diện tích và mục đích sử dụng đất theo hiện trạng.

- Đất lâm nghiệp:Năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp giảm 27.042 ha so với năm 2010 là do thực hiện thu hồi đất để xây dựng các công trình theo kế hoạch sử

dụng đất hàng nămvà tăng 557 ha so với năm 2014 do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng vào trồng cấy lâm nghiệp.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản:Năm 2017 diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 281ha so với năm 2010 là do xác định lại loại đất theo hiện trạng sử dụng và các hộ dân khai hoang đểđào ao nuôi cá; giảm 17 ha so với năm 2014 là doquy hoạch phân lô đấu giá đất ở một số xã và do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp.

- Đất làm muối: Năm 2017 tăng2 ha so với năm 2010do người dân chuyển từ

đất bằng chưa sử dụng và đất mặt nước chuyên dùng.

- Đất nông nghiệp khác: Năm 2017 diện tích đất nông nghiệp khác tăng87 ha so

với năm 2010 và tăng 44 ha so với năm 2014 là doxác định loại đất theo hiện trạng và do chuyển từ các loại đất khác như đất nuôi trồng thủy sản, đất có mục đích công cộng…

Trong những năm qua,việc cải tạo đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, diện tích đất đưa vào sử dụng cũng như bảo vệmôi trường. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nhằm phát triển lâm nghiệp và xây dựng đô thị... đã đạt được những kết quảđáng kể, việc chuyển mục đích sử dụng từđất nông nghiệp (đặc biệt ở các khu vực vùng ven nội thành) sang đáp ứng cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, làm nhà ở…cũng như xây dựng các công trình kinh tế là phù hợp với quy luật phát triển của Thành phố song trong sử dụng cũng cần hết sức cân nhắc, tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí.

b) Biến động đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp:Diện tích năm 2017 là 40.886 ha, thực tăng1.741 ha so với năm 2010 và tăng 524 so với năm 2014, trong đó có sự biến động tăng, giảm cụ thểnhư sau:

- Đất ở:Năm 2017 tăng 21 ha so với năm 2010 và tăng 56 ha so với năm 2014

do lấy từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, đất sông suối mặt nước chuyên dùng,…

- Đất chuyên dùng: Năm 2017 tăng 1.822 ha so với năm 2010 và tăng 471 ha

so với năm 2014, chủ yếu do chuyển từ các loại đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp…

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Năm 2017 tăng 75 ha so với năm 2010 và tăng 2 ha so với năm 2014, chủ yếu do chuyển từ các loại đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất…

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: Năm 2017 tăng 588 ha so với năm 2010 là do chuyển từ nhóm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng như: Đất trồng cây hàng năm khác, đất lâm nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng… và giảm 2 ha

so với năm 2014 do thực hiện thu hồi đất để xây dựng các công trình theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:Năm 2017 giảm 705 ha so với năm 2010 và giảm 3 ha so với năm 2014, nguyên nhân giảm là do một số vùng người dân chuyển đổi sang hình thức thuê đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Một số vùng người dân đã cải tạo đểđưa vào sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2010 - 2017diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nguyên nhân là do đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, các trường học, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác do nhu cầu phát triển nhà ở, nên đã quy hoạch chuyển mục đích và giao thêm đất ởvà đểđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đã quy hoạch chuyển mục đích cho các doanh nghiệp thuê.

c) Biến động đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng có đến 31/12/2017 là 44.816 ha giảm 9.013 ha so với năm 2010 và giảm 1.280 ha so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng cho các mục đích phi nông nghiệp [15].

3.1.2.2. Tình hình qun lý Nhà nước vđất đai

a. Công tác tuyên truyền phổ biến, xây dựng văn bản pháp luật

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật vềđất đai mới ban hành. Tiếp tục triển khai thi hành Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thi hành Luật. Thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

Sở Tài nguyên và Môi trường trong năm 2016 đã kiểm tra, rà soát tình hình chấp hành pháp luật đất đai đối với 06 tổ chức sử dụng đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg của Thủtướng Chính phủ và Nghị quyết 13/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với số tiền 8 triệu đồng. Kết luận thanh tra đối với 18 tổ chức sử dụng đất thực hiện dự án theo Chỉ thị 134/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 13/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Lập kế hoạch triển khai Đềán tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 theo Quyết định số1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủtướng Chính phủ và văn bản số 4258/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/9/2016. Đến nay, Sở TN&MT đã hoàn thành các công tác chuẩn bịđể tổ chức triển khai Dựán VILG “Tăng

cường công tác quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, hiện đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉđạo thực hiện.

Ban hành lại Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số85/QĐ-STNMT ngày 14/01/2016).

Trong năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng bảng giá đất năm 2015 (định kỳ5 năm) theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đã được UBND tỉnh ra quyết định ban hành.

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Công tác xác định ĐGHC và giải quyết tranh chấp các cấp: Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính đến nay toàn tỉnh đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp.

Trên đường ĐGHC các cấp của tỉnh đã cắm được 310 mốc (trong đó mốc cấp

tỉnh có 10 mốc; cấp huyện có 10 mốc; cấp xã có 290 mốc). Mặc dù hoàn thành sớm, nhưng cho đến nay vẫn còn một số tồn tại chưa giải quyết dứt điểm:

- Đối với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình: liên quan đến 2 khu vực (khu vực từ động Ener đến mốc 2T.06 và khu vực từ mốc 2T.06 đến 2T.05).

- Đối với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế: liên quan đến 2 khu vực (khu vực xã A Bung – Hồng Thủy; khu vực Quốc lộ 1A và thôn Châu Nhi Phường).

- Đối với các huyện, thành phố, thị xã: Còn 10 điểm nhưng hiện nay đã cơ bản giải quyết xong.

- Đối với các xã, phường, thị trấn trong nội huyện, thành phố, thị xã: Còn 7 điểm, UBND các huyện, thành phố, thị xã đang tập trung giải quyết.

Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính: Đã hoàn thành việc chôn mốc ĐGHC, lập bộ hồ sơ, bản đồ. Riêng các đơn vị mới thành lập gồm thị xã Quảng Trị, các phường mới thành lập thuộc thị xã Quảng Trị, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Cửa Tùng đang tổ chức khảo sát thực địa, thi công chôn mốc ĐGHC, lập hồ sơ, bản đồ ĐGHC từ cuối năm 2009.

c. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 473.744 ha. Toàn tỉnh đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 141 xã phường, thị trấn. Trong năm 2017, tình hình đo đạc và lập bản đồđịa chính như sau:

- Huyện Triệu Phong: Đến nay đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính 19/19 xã, thị trấn.

- Huyện Cam Lộ: Đến nay đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồđịa chính 9/9 xã, thị trấn.

- Huyện Vĩnh Linh: Thị trấn Cửa Tùng đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính 491/491 ha; thị trấn Hồ Xá đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh quảng trị từ khi hoạt động theo mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)