3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vịtrí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: Cực Bắc là 17°10′ vĩ Bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cực Nam là 16°18′ vĩ Bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyệnĐaKrông; cực Đông là 107°23′58″ kinh Đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng; cực Tây là 106°28′55″ kinh Đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Phía Bắc của tỉnh Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), phía Tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 75km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 17°9′36″ vĩ Bắc và 107°20′ kinh Đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km². Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).
Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông Dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, trong đó thành phốĐông Hà là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh.
b. Địa hình
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 7 hệ thống sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Ô Lâu, sông Bến Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt - Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Các sông lớn như Sê Păng Hiêng, Sê Pôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải...
Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía Tây thì lộ đá gốc, phía đông là địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị ngập úng.
c. Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70- 80 Kcalo/cm² năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1.700-1.800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ). Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25oC ở vùng đồng bằng, 3 - 22oC ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22oC ở đồng bằng, dưới 20oC ở độ cao trên 500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao trung bình trên 28oC, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 - 42oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 7 - 9oC.Gió phơn tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12, với lượng mưa trong thời gian này chiếm khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2.000– 2.700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85- 90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Thành phố Đông Hà vào mùa hè bị khô cạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hóa) có khí hậu quanh năm ẩm. Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300–400 mm, có khi lên tới 1.000 mm.
Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh).
- Hệ thống sông Bến Hải.Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 1.257 m, có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Diện tích lưu vực rộng khoảng 809 km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.
- Hệ thống sông Thạch Hãn.Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh Đakrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh).Được hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực của hai nhánh sông khoảng 900 km2, chiều dài 65 km. Sông đổ ra phá Tam Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).
- Hệ thống suối phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp. Nhìn chung, hệ thống sông suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.
Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Biên độ triều lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động từ 59 - 116 cm. Biên độ triều xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều so với giá trị trên. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5m.
e. Tài nguyên nước
Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính đổ ra biển là Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các sông này là nguồn nước mặt chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa
mưa. Trong những năm mưa ít thì các sông nhánh và khe suối nhỏ thường bị cạn kiệt gây nên hạn hán.
Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các địa hình núi thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Nguồn nước này rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi. Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu là các giếng đào theo quy mô hộ gia đình với lưu lượng thấp.
f. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngoài ra còn có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn...
- Đá vôi xi măng: Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ: Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét ximăng ở Cam Tuyền, Tà Rùng, phụ gia xi măng khác ở Cùa, Tây Gio Linh...
- Đá xây dựng, ốp lát: Toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng 500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây, có điều kiện giao thông khá thuận lợi. Đá ốp lát có 4 điểm là đá granit Chân Vân, đá hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.
- Sét gạch ngói: Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu m3,
phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.
- Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu
m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sông, nằm ở những vùng có giao thông thuận lợi cho việc khai thác.
- Cát thủy tinh: Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, phân bố
chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực Cửa Việt; có khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
- Cao lanh: Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey (Đăkrông)
và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào khai thác.
- Than bùn: Phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn.
- Ti tan: Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh,
Hải Lăng, có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 - 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.
- Nước khoáng: Phân bố ở Cam Lộ, Đakrông cho phép phát triển công nghiệp sản xuất nước khoáng, phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Vàng: Phân bố ở Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrông) với trữ
lượng khoảng 20 tấn, trong đó điểm mỏ vàng góc A Vao đã được thăm dò có thể tổ chức khai thác với quy mô công nghiệp.
- Ngoài ra còn có pirít phân bố ở Vĩnh Linh.
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có sơ sở thu hút đầu tư, tổ chức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
g. Tài nguyên đất
Tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất và chia thành 32 loại đất. Diện tích và phạm vi phân bố như sau:
a. Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển - C (Arenosols - AR): chiếm 7,32% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này bao gồm các loại đất cụ thể như sau:
- Bãi cát ven sông, ven biển (Cb): chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. Loại đất này tập trung chủ yếu ở Đa Krông và huyện Hải Lăng.
- Cồn cát trắng (Cc): chiếm 4,58% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh.
- Cồn cát vàng (Cv): chiếm 0,75% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ.
- Đất cát biển (C): chiếm 1,95 % diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ và đảo Cồn Cỏ.
b. Nhóm đất mặn - M (Salic Fluvisols - FLS): chiếm 0,30% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
- Đất mặn nhiều (Mn): chiếm 0,04% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng, địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều.
- Đất mặn trung bình (M): chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh.
- Đất mặn ít: chiếm 0,24% diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh.
c. Nhóm đất phèn - Sj (Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): chiếm 0,09% diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất phèn mặn ít và trung bình). Phân bố ở 2 cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng.
d. Nhóm đất phù sa - P (Fluvisols - FL): chiếm 8,53% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố ven sông, suối trong tỉnh. Trong đó:
- Đất phù sa được bồi (Pb): chiếm 1,65% diện tích tự nhiên của tỉnh. - Đất phù sa không được bồi (P): chiếm 1,48% diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa glây (Pg): chiếm 4,17% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Loại đất này phân bố ở 7/10 huyện, thị (trừ huyện Đakrông, Hướng Hoá và huyện đảo Cồn Cỏ ), trong đó nhiều nhất là huyện Hải Lăng và Triệu Phong.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): chiếm 1,16% diện tích tự nhiên. - Đất phù sa ngòi suối (Py): chiếm 0,08% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố ở các huyện Cam Lộ, Hướng Hoá, Triệu Phong, Hải Lăng, thành phố Đông Hà.
e. Nhóm đất lầy và đất than bùn - GL (Gley sols and histosols): Có 405 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành ở những nơi thấp, trũng, ứ đọng