Các bài báo đã công bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.2. Các bài báo đã công bố

Bài báo: “Đánh giá việc thc hin bồi thường, h trvà tái định cư khi thu hồi đất để trin khai mt s d án ti huyện Vân Đồn, tnh Qung Ninh”. Tạp chí khoa học và phát triển năm 2015 của Đặng Tiến Sĩ, Phạm Thị Tuyền, Đặng Hùng Võ,

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2 dự án tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định.

Về vấn đề bồi thường, hỗ trợvà tái định cư được diễn ra dân chủ, công khai, đảm bảo đúng thời gian để các dự án diễn ra theo đúng kế hoạch.

Mặc dù còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, do một số hộ dân chưa nhất trí trong chính sách bồi thường, hỗ trợvà tái định cư. Đơn giá do UBND tỉnh Quảng Ninh

quy định về giá bồi thường, hỗ trợ vềđất nông nghiệp và tài sản trên đất mặc dù đã

được bổ sung kịp thời nhưng vẫn chưa thoảđáng, chưa phù hợp với giá xây dựng mới,

chưa phù hợp với thực tếvà chi phí đầu tư vào đất.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức nên hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn.

Các giải pháp đề xuất là cần thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, đặc biệt là

đăng ký biến động đất đai, đa dạng hoá phương án bồi thường, xây dựng chính sách hỗ trợ dài hạn và tạo việc làm, có hướng dẫn sử dụng các khoản tiền bồi thường, hỗ

trợ một cách hiệu quả [19].

Rất nhiều công trình đã được nghiên cứu và công bốliên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư của 02 dự án Hệ thống tưới La Ngà thuộc Dự án thành phần cải thiện nông nghiệp

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các dự án có thu hồi đất của người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Các bên liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợvà tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian:

Các dự án nghiên cứu bao gồm:

+ Dự án Hệ thống tưới La Ngà thuộc Dự án thành phần cải thiện nông nghiệp

có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị.

+ Dự án Mạch 2 đường dây 220 kv Đồng Hới – Đông Hà.

- Phạm vi về thời gian:

Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời gian từnăm

2015 - 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợvà bố trí tái định cư

tại một số dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợvà bố trí tái định cư tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài như: số liệu, tài liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình bồi thường, hỗ trợvà tái định cư,

báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,… của huyện Vĩnh

Linh, tỉnh Quảng Trị, các số liệu thu thập được sẽlàm cơ sở cho việc phân tích, xử lý.

* Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Thu thập thông tin của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong diện giải tỏa bồi thường và bố trí tái định cư thông qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp các

đối tượng có liên quan, như: Các cấp chính quyền, Ban quản lý các dự án, Hội đồng giải phóng mặt bằng và các cơ quan tổ chức có liên quan khác. Đồng thời phỏng vấn

người dân, cán bộđịa phương để tìm hiểu tình hình sử dụng đất cũng như đời sống của

người dân và thu thập các thông tin nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn người dân theo những nội dung có liên quan đến việc bồi

thường, hỗ trợvà tái định cư (30 phiếu/1 dự án).

2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu phải phù hợp với thực tế

của vùng nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đềtài, chúng tôi đã tiến hành đi thực

địa, điều tra khảo sát, quan sát, chụp ảnh,... để kiểm tra lại các thông tin đã thu thập

được và đểđánh giá đúng tình hình thực tế tại các dự án nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: Tất cả các tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập được, sẽ được thống kê, phân loại, lựa chọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu thập tiếp những số liệu còn thiếu và xác minh lại những số liệu chưa chính xác hoặc còn nghi ngờ.

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp: Thống kê qua kết quảthu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và thống kê qua các phiếu điều tra phỏng vấn các đối

tượng cán bộvà người dân theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó phân tích, xử lý số liệu

và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp tài liệu, số

liệu theo hệ thống bảng biểu. Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu, tiến hành phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.

Toạđộ: Địa lý ở vào khoảng 16o53’ đến 17o10’ vĩ độ Bắc. Từ 106o42’ đến 107o 07’ kinh độĐông.

Gii hn ranh gii hành chính.

Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá.

Phía Nam giáp huyện Gio Linh.

Phía Đông giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 61.915,81 ha

Vị trí trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 552 Km vềphía Nam và cách Đông Hà 30

Km về phía Bắc.

⃰ Các đơn vị hành chính trực thuộc

Huyện Vĩnh Linh gồm 19 xã và 03 thị trấn

Bng 3.1. Các đơn vị hành chính trực thuộc Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

STT Xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Cơ cấu (%)

1 Thị trấn Hồ Xá 736,78 1,19 2 Thị trấn Cửa Tùng 490.95 0,79 3 Thị trấn Bến Quan 420.90 0,68 4 Xã Vĩnh Chấp 5461.40 8,82 5 Xã Vĩnh Giang 915.33 1,48 6 Xã Vĩnh Hà 16.406,30 26,50 7 Xã Vĩnh Hiền 675,94 1,09 8 Xã Vĩnh Hòa 1.506,52 2,43 9 Xã Vĩnh Khê 2.426,46 3,92 10 Xã Vĩnh Kim 1.235,43 2,00 11 Xã Vĩnh Lâm 1.364,33 2,20 12 Xã Vĩnh Long 2.798,07 4,52 13 Xã Vĩnh Nam 935,45 1,51 14 Xã Vĩnh Ô 8.594,43 13,88 15 Xã Vĩnh Sơn 4.126,49 6,66 16 Xã Vĩnh Thạch 1.047,05 1,69 17 Xã Vĩnh Thái 1.448,29 2,34 18 Xã Vĩnh Thành 1.062,27 1,72 19 Xã Vĩnh Thuỷ 4.883,41 7,89 20 Xã Vĩnh Trung 1.369,61 2,21 21 Xã Vĩnh Tú 3.454,08 5.58 22 Xã Vĩnh Tân 559.30 0,90

3.1.1.2. Địa hình

Nhìn tổng quát, địa hình Vĩnh Linh có hình lòng máng dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam. Từđiểm cực Tây là Động Châu, cao 1.250m với những dãy núi kế tiếp lô nhô đến trung và hạlưu sông Sa Lung bằng phẳng và thấp trũng, rồi nhô cao phía Đông bằng các thoải của Macma Bazan và cồn cát trắng. Hình thái địa hình này là yếu tố thuận lợi cho việc bố trí các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc theo hướng Bắc Nam nhưng

cách trở và không thuận lợi theo hướng Đông Tây. Vùng trung và hạ lưu sông Sa Lung

quá thấp trũng nên nước mặn vào sâu trong đất liền, lại là nơi tập trung các dòng chảy lớn

khi mùa mưa lũ nên việc chống nhiễm mặn nguồn nước, nhiễm mặn ruộng đất và xây dựng các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, nhà ở vượt lũ... cần có mức chi phí cao hơn mức chi phí bình quân. Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu,

độ dốc lớn đã làm cho xã Vĩnh Ô trở thành vùng xa xôi hẻo lánh.

3.1.1.3. Khí hậu

- Có 2 mùa rõ rệt:

+ Từ tháng 9 đến tháng 3 là mùa mưa và lạnh, lượng mưa từ 1.200mm đến

4.000mm, biên độ từ 8o đến 30oc, vận tốc gió bình quân từ 6.5 đến 7.8m/s. Khi có trung tâm bão lớn đi qua có thểlên đến 42 m/s .

+ Từtháng 4 đến tháng 8 là mùa khô và nóng, tổng lượng mưa từ 200 đến 700 mm, nhiệt độ từ 18ođến 39oc, vận tốc gió từ6 đến 8m/s.

- Nhiệt độ trung bình năm là 24.9oc lượng mưa 2.608mm độ ẩm 80.8%. Đặc

trưng nổi bật là tính thất thường, tính khác biệt đối nghịch nhau giữa 2 mùa.

- Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt, trong đó đáng chú ý là thiên tai liên tục xảy ra như bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây lũ lụt; gió mùa Tây Nam khô nóng gây hạn hán ảnh

hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người.

+ Bão: Là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất và có thể gây tác hại trên diện rộng. Vĩnh Linh hàng năm chịu ảnh hưởng của gió bão rất lớn; theo số liệu thống kê, tính trung bình mỗi năm có từ 1 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Vĩnh Linh, bão có thể xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10. Tác hại chủ yếu của bão là gây gió mạnh, mưa

lớn, lũ lụt.. làm đổ cây cối, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, gây hiện tượng lũ lụt, chia cắt cục bộ. Nhằm hạn chế tác hại của bão, huyện Vĩnh Linh đã trồng rừng phòng hộ dọc bờ

+ Lũ lụt và xói lở: Địa hình Vĩnh Linh dốc từ Tây xuống Đông, nằm trong lưu vực sông Bến Hải có chiều dài 59 km; do các con sông ngắn, lưu vực hẹp, tốc độ chảy lớn và

độ che phủ thảm thực vật thấp nên khi có mưa lớn ở thượng nguồn, hay mưa trên diện rộng thường gây ra lũ, lụt nhiều vùng, gây sạt lở và bồi lấp diện tích canh tác nông nghiệp. Mặc khác, bờ biển dài và gấp khúc nên thường bị xói lở ảnh hưởng đến cảnh quan môi

trường. Những năm qua Vĩnh Linh đã tăng cường công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và tái sinh rừng đầu nguồn để hạn chế lũ lụt và xói lở.

+ Hạn hán: Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, số ngày

khô nóng thường kéo dài từ 45 - 50 ngày, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn hơn 35oc, độ ẩm không khí thấp tuyệt đối nhỏhơn 65%. Hiện tượng khô nóng ảnh hưởng trực tiếp

đến sản xuất và đời sống. Để hạn chế tác hại của hạn hán, Vĩnh Linh đã đầu tư xây

dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 2 thị trấn, hệ thống thuỷ lợi, trồng rừng tăng độ

che phủ rừng, trồng cây xanh ở các thị trấn, thị tứ.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi huyện Vĩnh Linh tương đối đơn giản, có hệ thống sông chính là sông Bến Hải - sông Sa Lung và sông Hồ Xá.

Sông Bến Hải nằm ở phía nam huyện là ranh giới giữa huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển tại Cửa Tùng có diện tích lưu vực 963 km2.

Sông Sa Lung là một nhánh cấp 1 của sông Bến Hải chảy qua trung tâm huyện, chia diện tích đất canh tác của huyện ra làm 2 vùng: Bắc và nam sông Sa Lung, độ dốc

các sông này tương đối nhỏ. Diện tích lưu vực tính đến cửa ra Hiền Lương là 362,8

km2, dòng chảy phân bổkhông đều, nước tập trung vào các tháng 10, 11, 12 và gây ra lũ, mùa khô dòng chảy kiệt thường, xuất hiện vào các tháng 7,8 hàng năm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vc kinh tế nông nghip

Bng 3.2. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn

2014 - 2018 Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đồng) Năm 2015 (Tr.đồng) Năm 2016 (Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) 1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311 - Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343 - Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535 2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470 - Trồng và nuôi rừng 15.837 25.836 22.926 24.651 22.411 - Khai thác rừng và lâm sản 45.033 94.121 68.625 107.817 74.970 - Dịch vụ và lâm nghiệp khác 2.145 10.286 4.295 8.932 13.089 3. Thuỷ sản 144.571 219.688 173.480 262.342 336.555 - Nuôi trồng 89.798 146.900 91.020 169.388 230.537 - Khai thác 54.773 72.788 82.460 92.945 106.018

Nguồn: UBND huyện Vĩnh Linh

Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất qua các năm của khu vực kinh tế

nông nghiệp tăng trưởng bền vững.

Ngành nông nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp như cao su không ổn định với 6.551 tấn năm 2014, 7.505 tấn năm 2015, năm 2016 là 7.415 tấn; năm 2017 là 5.733,8 tấn, năm 2018 là 6.578 tấn, nguyên nhân năm 2017 giảm sản lượng do một số diện tích bị bão làm gảy

đổ, đến năm 2018 sản lượng tăng lên vì một số diện tích trồng mới được đưa vào khai

Cây hồ tiêu là một thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của vùng Đông Vĩnh Linh, năm 2014 là 840,8 tấn, tăng trưởng mạnh qua các năm và đến năm 2018 đạt 1.213 tấn tiêu khô, phục vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Sản lượng cây lương thực có hạt chủ yếu năm 2014 là 31.753,2 tấn, năm 2018 là 34.481,1 tấn, năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha năm 2014 và 49,55 tạ/ha năm 2018, sản

lượng lương thực bình quân đầu người là 374kg/người năm 2014; năm 2018 là

388,51kg/người.

Bên cạnh đó, một số loại cây lấy bột như sắn, khoai có năng suất, sản lượng

tăng đáng kể, sản lượng khoai lang năm 2014 đat 4.044,30 tấn, năm 2018 là 3.803 tấn; sản lượng sắn năm 2014 là 17.712,4 tấn, năm 2018 là 24.691 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng tốt qua các năm, đàn trâu bò năm 2018 đạt 4.455 con trâu và 10.315 con bò; đàn lợn đạt 44.879 con. Lượng gia cầm năm 2018 có tổng đàn là 411.000 con.

Ngành lâm nghiệp

Lâm ngiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Vĩnh Linh, với diện tích chiếm 54 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ, trồng rừng được quan tâm đặc biệt, sản lượng gỗđược khai thác từ rừng trồng sản xuất tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45)