Những lợi thế và khó khăn trong sản xuất chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 31 - 33)

2.2.3.1. Những lợi thế:

Lợi thếđầu tiên phải kểđến là tiềm năng vềđất đai và sự phân bốđất đai trên nhiều miền khí hậu khác nhau. Với gần 10 triệu ha đất nông nghiệp với các vùng đất cấu tạo khác nhau, các vùng khí hậu khác nhau đã hình thành các vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá đa dạng khác nhau.

+ Với khí hậu nhiệt đới chúng ta đã hình thành 2 vùng đồng bằng lớn sản xuất lúa nước, có thể sản xuất từ 2 - 3 vụ lúa và cây vụđông, cây ăn quả.

+ Vùng đất đỏ bazan ở Tây Nguyên và dải miền Trung đã hình thành vùng trồng cafe, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả.

+ Vùng núi phía Bắc trồng chè, cây ăn quả. Vì vậy, chúng ta có thể đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hàng hoá và lại hình thành các vùng chuyên canh với quy trình sản xuất có thể diễn ra quanh năm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Nước ta là một nước có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, 70% lao

động tham gia vào sản xuất nông nghiệp, hiện nay đang thiếu việc làm, công lao động lại rất thấp. Một ngày công lao động nông nghiệp ở Đài Loan là 30

USD còn cao hơn thu nhập một tháng của người lao động nông nghiệp chăm chỉ, cần cù, sáng tạo ở Việt Nam.

Nước ta có hệ thống cảng biển, cảng sông, giao thông đường sắt, đường bộ và hàng không có thể giao lưu thuận lợi với các Châu lục và các nước trong khu vực tạo điều kiện cho việc vận chuyển thuận lợi. Từ khi thay đổi cơ chế, hệ thống giao, thông giao thông của nước ta đã được đầu tư nâng cấp bước đầu

đáp ứng được yêu cầu giao lưu thuận tiện trong cả nước và Quốc tế.

Đường lối chính sách sách đổi mới kinh tế của nước ta đã được mở rộng, tự do hoá thương mại, hoà nhập thị trường Quốc tế. Các chính sách, luật đã tạo hành lang thông thoáng cho các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Đã có nhiều chính sách khuyến khích mở cửa cho các nhà

đầu tư nước ngoài và trong nước có điều kiện thuận lợi để tham gia liên doanh liên kết đầu tư phát triển sản xuất.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng ngày càng được Nhà nước quan tâm và ngày càng được nâng cao, thông qua nhiều kênh đểđến với người sản xuất nhằm năng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất.

2.2.3.2. Những khó khăn

Là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu là công cụ thủ công nên quá trình sản xuất của các hộ nông dân tạo ra nguyên liệu ban đầu chất lượng chưa cao, công nghệ sau thu hoạch chủ yếu còn lạc hậu nên thất thoát về

lượng cũng chiếm khoảng từ 10 - 15%, sự thất thoát về chất lượng bị giảm đi còn chưa tính được. Đây là vấn đề còn khó khăn nhất đòi hỏi phải có một cố

gắng lớn và thời gian dài, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ sinh học, việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao

đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và cho yêu cầu của công nghiệp chế

Để làm được điều này không chỉ người sản xuất mà còn là chiến lược phát triển chung của đất nước cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm khuyến khích các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

Phát triển công nghiệp nặng để chế tạo ra máy móc phục vụ công nghiệp chế biến. Hiện nay nền công nghiệp của nước ta chưa đủ sức để đảm nhiệm việc đó, vì vậy hầu như các loại máy móc phục vụ cho công nghiệp chế biến và bảo quản chúng ta phải nhập ở nước ngoài, giá của các công nghệ này còn quá cao.

Cụ thể là là công nghiệp chế biến chè của nước ta chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, công nghệ lạc hậu, cũ kỹ cho nên sản phẩm làm ra khó cạnh tranh, việc thay đổi lại công nghệ này không phải ngày một ngày hai đã làm được. Cho nên hiện nay Việt Nam phần lớn còn xuất khẩu sản phẩm thô, chưa đủ công nghệ để chế biến ra sản phẩm cuối cùng, điều chắc chắn là một bất lợi cho người sản xuất.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, bến cảng, kho tàng tuy

đã được nâng cấp nhưng chưa đủ đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất và lưu thông. Sản xuất vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên, gây nên hạn úng mất mùa. Chính sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng đã gây nên sự chậm trễ cho việc thu gom sản phẩm và đáp ứng yêu cầu sản phẩm của thị truờng.

Cơ chế chính sách: Chưa được hoàn thiện cho việc tạo ra hệ thống tổ

chức loại hình doanh nghiệp, đầu tư tài chính, chính sách đầu ra, thuế nhằm tạo ra sự hoà nhập với khu vực và thế giới là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 31 - 33)