Bài học kinh nghiệm cho huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 36)

Một là, đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao đưa các loại giống giống mới tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hai là, lựa chọn và ứng dụng một cách hiệu quả, phù hợp các quy trình sản xuất tiến bộ như: VietGAP, GlobalGAP… vào sản xuất.

Ba là, tăng cường sự tham gia của nông dân trong giới thiệu sản phẩm. Bốn là, chú trọng đầu tư công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và chỉ

dẫn địa lý.

Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên và v trí địa lý

a. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 57.335 ha. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang; phía đông giáp huyện Phú Lương; phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Đại Từ là “Vùng địa lợi” nằm giữa khu vực căn cứ kháng chiến cũ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa; nằm trên quốc lộ 37, cách Hà Nội 100 km, cách thành phố Thái Nguyên 25km, cách thành phố Tuyên Quang 50 km, là cầu nối giữa vùng An toàn khu Thái Nguyên với tỉnh Tuyên Quang.

Đặc điểm địa hình: huyện Đại Từ được bao bọc bởi các dãy núi ở bốn phía, phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo với độ cao từ 300 - 600m, phía

Đông là dãy núi Pháo với độ cao từ 150 - 300m, phía Bắc có núi Hồng và núi Chúa, phía Nam có núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đặc điểm địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng vùng núi, trung du. Hướng chủ đạo

địa hình của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

b. Điều kiện khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam chiếm ưu thế, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.

Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình từ 22, 90 C; tổng tích ôn từ 7.000-8.0000 C.

Đại Từ có lượng mưa cao, bình quân 1.872 mm/năm, phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều, có chênh lệch lớn

giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

Độẩm không khí khá cao, trung bình năm 82%. Chênh lệch độẩm giữa mùa mưa và mùa khô lớn. Về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao 81-86%, mùa khô độẩm thấp, cây trồng thường thiếu nước vào vụđông.

- Thủy văn: Địa bàn huyện có hệ thống sông, suối, ao, hồ khá dày đặc, với nguồn nước rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Sông Công chảy từ huyện Định Hoá, chiều dài chạy qua địa phận của huyện là 24km. Ngoài ra còn có hệ thống các suối như: suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh... là nguồn cung cấp nước rất quan trọng trong huyện. Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với dung tích 175 triệu m3 nước, phần diện tích thuộc địa bàn huyện Đại Từ khoảng 769ha, là khu du lịch và là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh sinh hoạt cho nhân dân.

c. Địa hình, đất đai

-Đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi, địa hình dốc dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.

-Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2019 là 57.335 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 19.898 ha (chiếm 34,70% tổng diện tích đất tự

nhiên toàn huyện, chiếm 17,76 % diện tích đất theo cơ cấu huyện, thành phố, thị xã, diện tích lớn nhất tỉnh Thái Nguyên), đất lâm nghiệp 28.503 ha (chiếm 49,71%), đất chuyên dùng 3.514ha (chiếm 6,13%), đất ở 2.115ha (chiếm 3,69%). Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 4 nhóm đất chính là: Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%, Đất Feralit phát triển trên

đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14%, Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55%, Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94% đất Sông ngòi, thủy văn.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đại từ qua 3 năm 2017 – 2019 Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất TN 57.334,59 100,00 57.334,61 100,00 57.334,61 100,00 1. Đất sản xuất NN 19.936,87 34,77 19.897,71 34,7 19.897,71 34,7 - Đất trồng cây hàng năm 7.861,79 13,71 7.827,48 13,65 7.827,48 13,65 - Đất trồng cây lâu năm 12.075,09 21,06 12.070,22 21,05 12.070,22 21,05 2. Đất lâm nghiệp 28.515,21 49,73 28.502,84 49,71 28.502,84 49,71 3. Đất nuôi trồng thủy sản 815,17 1,42 809,71 1,41 809,71 1,41 4. Đất nông nghiệp khác 8,05 0,01 17,72 0,03 17,72 0,03

5. Đất phi nông nghiệp 7.859,27 13,71 7.910,37 13,8 7.910,37 13,8

6. Đất chưa sử dụng 200,02 0,35 196,26 0,34 196,26 0,34

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019; Niên giám thống kê huyện Đại Từ năm 2019

2.1.2. Điu kin kinh tế xã hi, dân s và lao động

a. Đặc điểm vềđiều kiện dân số, lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như

số lượng của sản phẩm hàng hoá, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách

đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chè là loại cây đòi hỏi phải cần lực lượng lao động sống lớn trong cả thời kỳ sản xuất (thường kéo dài từ 7 - 9 tháng). Chè mang tính thời vụ khá rõ, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất chè, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc

đẩy sản xuất phát triển.

Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động huyện Đại Từ 3 năm 2017 - 2019 Diễn giải ĐVT 2017 2018 2019 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 167.751 176.821 172.289 2. Tổng số hộ Hộ 49.668 50.144 50.110 - số hộ trồng chè Hộ 35.000 35.000 35.000 3. Nguồn lao động

+ số người trong độ tuổi lao

động

Người 104.050 106.075 109.111 - Có khả năng lao động Người 102.235 104.540 107.610 - Mất khả năng lao động Người 1815 1535 1501 + Số người ngoài độ tuổi có

tham gia thực tế lao động

Người 11000 12000 12.257 - Trên độ tuổi lao động Người 11000 12000 12.257

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ 2019 b. Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội

của mạng lưới đường tỉnh. Trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài trên 60km. Nhìn chung chất lượng đường tỉnh tốt đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn. Đường huyện tổng số có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 111,2km cơ bản đã được cứng hóa. Đường xã và xóm: Địa bàn huyện hiện có 462,3km đường xã (trong đó 90km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất).

- Thủy lợi: Trên địa bàn huyện có 33 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ với tổng dung tích hồ trên 9 triệu m3 nước; toàn huyện có 27 trạm bơm các loại, 53 đập, 294 km kênh mương được kiên cố hoá (tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá 39,2%), cung cấp nước tưới tiêu cho 30 xã, thị trấn trong huyện. Tỷ lệ diện tích chè được tưới chiếm khoảng 20% tổng diện tích (tương đương khoảng 1.260 ha); các xã có diện tích chè được tưới nhiều là Phú Cường (khoảng 123 ha), Tân Linh (khoảng 120 ha) và Tiên Hội (khoảng 111,5 ha).

- Nước sinh hoạt: Toàn huyện có 13 công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã. Theo số liệu thống kê, năm 2019, tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ

sinh trên 98%.

- Chợ nông thôn: Chợ huyện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh cả về

quy mô, diện tích, hệ thống hạ tầng và có ban quản lý chợ quản lý, 5 chợ xã đủ

diện tích chợ nông thôn song việc đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Trong số 25 chợ xã có 4 chợ được xây dựng kiên cố (Yên Lãng, Ký Phú, La Bằng, Tân Thái), 19 chợ chưa kiên cố. 9 xã còn lại chưa có chợ, dân tự tổ chức họp chợ tạo các điểm thị tứ của xã. Việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện còn hạn chế.

c. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ

Năm 2015 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXIII trong bối cảnh tình hình đất nước và tỉnh Thái Nguyên có những thuận lợi, khó khăn đan xen. Bên cạnh thuận lợi cơ

Đảng và Nhà nước tiếp tục có các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2017 - 2019 đạt được những kết quả quan trọng:

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Đại Từ 3 năm 2017 – 2019

Diễn giải

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 13.007,3 100 14.664,4 100 14.982,5 100 - NLN và TS 2.088,2 16,05 2.210,1 15,07 2.890,5 19,29 - CN và XD 10.206,9 78,47 11.697,2 79,77 11.220 74,88 - Dịch vụ và thương mại 712,2 5,48 757,1 5,16 872,0 5,82

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ năm 2019

Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 13.007,3 tỷđồng

đến năm 2019 đạt 14.982,5 tỷđồng (tăng 1.975,2 so với 2017) trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 đạt 16,05%, năm 2018 đạt 15,07%, năm 2019 đạt 19,29% . Dịch vụ và thương mại năm 2017 đạt 5,48% đến năm 2019

đạt 6,07%, lý do tăng khối ngành dịch vụ thương mại do huyện Đại Từ đã chú trọng phát triển du lịch, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng.

Có được kết quả này phải khẳng định sự lãnh đạo, chỉđạo sát sao, sáng suốt của Đảng bộ, HĐND và UBND huyện, nắm bắt và triển khai kịp thời các

đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đất nước bước vào thời kỳđổi mới, người nông dân cũng nhận thức được vị trí vô cùng quan trọng của ngành nông nghiệp, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống đòi hỏi phải phát triển một nền nông nghiệp đảm bảo kết hợp cân đối hài hoà giữa trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời đi sâu khai thác thế mạnh riêng của mỗi vùng. Huyện Đại

Từ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa,

ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thực hiện tốt việc cải tạo giống chè cũ, hiệu quả thấp sang trồng chè mới chất lượng cao, giai đoạn 2017 - 2020 diện tích chè trồng mới, trồng thay thếđược 1.280 ha (năm 2017: 500 ha, năm 2018: 300 ha, năm 2019: 300 ha, đến tháng 9 năm 2020: 180 ha), thúc đẩy sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, ưu tiên phát triển vùng chè đặc sản; duy trì tổ chức Lễ hội trà Đại Từ, qua đó quảng bá sản phẩm chè, thu hút đầu tư trong sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện cho các làng nghề, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, người làm chè giao lưu, quảng bá và hội nhập để phát triển kinh tế.

2.1.3. Đánh giá nhng thun li và khó khăn trong phát trin sn xut nông nghip huyn Đại T, tnh Thái Nguyên nông nghip huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua thấy được một số những thuận lợi và khó khăn của huyện trong phát triển sản xuất nói chung và phát triển cây chè nói riêng, cụ thể:

* Thuận lợi:

Đất đai của huyện Đại Từ tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè và 1 số loại cây ăn quả. Mặt khác, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn 196,26 ha, là điều kiện tốt cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao như cây

ăn quả, cây chè...

Huyện Đại Từ có trục đường quốc lộ 37 trải theo chiều dài của huyện, cùng với các tuyến đường liên huyện là nhân tố thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội giữa huyện Đại Từ với các vùng lân cận của miền núi và các tỉnh miền xuôi, đây là lợi thế tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các nhà

Với nguồn lao động dồi dào, năm 2017 tổng số hộ là 167.751 hộ (trong

đó số hộ trồng chè là 49.668); năm 2019 tổng số hộ là 172.289 hộ (trong đó hộ

trồng chè 50.110 hộ) qua đó ta thấy lực lượng lao động chiếm đông đảo với truyền thống cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện nhiều giải pháp như đào tạo nghề cho lao động, phát triển ngành nghề sản xuất, hỗ trợ vay vốn, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư

vấn đi lao động nước ngoài…, giải quyết việc làm mới cho 3.200 lao động/năm, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 75%. Chương trình giảm nghèo

được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp thu hút nhiều nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,27% (năm 2016) xuống còn 6,43% (năm 2019). Đểđạt được kết quả trên có đóng góp quan trọng của ngành nông nghiệp, trong đó có đóng góp rất lớn của cây chè.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng, Đại Từ là huyện có xã đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên đạt Nông thôn mới, tính đến nay huyện có 21/28 xã đạt chuẩn NTM (năm 2017: 14 xã). Tỷ lệ người dân

được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 98,5%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 9,2%.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Triển khai hiệu quả kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 97/97 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Quản lý nhà nước về giáo dục có nhiều đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; kỷ

xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh cho học sinh trong các cấp học được quan tâm hơn. Xã hội hoá giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, học tập cộng đồng có nhiều tiến bộ và phát huy tác dụng tích cực.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả; tiếp tục củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở; dịch vụ y tế phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bình quân có 3,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)