Giải pháp với nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 65 - 69)

3.3.2.1.Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè :

hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trồng chè đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu vềđầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ

sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một.

Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽđạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây chè.

Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè thì việc đầu tư

cho một quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất.

3.3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật :

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là tăng cường thâm canh toàn bộ diện tích trồng chè, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.

3.3.2.3.Về công tác cải tạo giống:

Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.

giống chè trung du vẫn đang phát triển, những khoản chi phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi ngay được vốn.

Mặt khác do các hộ hầu hết đã quen với giống cây cũ, ít hộ dám chấp nhận rủi ro, hơn nữa nương chè cũng cần có thời gian kiến thiết nhất định. Quá trình này phải được thực hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho nương chè đã cằn cỗi để từđó phát triển diện tích chè này.

3.3.2.4. Về kỹ thuật canh tác

Bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh như việc xây dựng các đồi, nương chè (mật độ trồng, tạo hình nương chè) đến việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kỹ thuật hái chè.

Tăng mật độ cây chè trên 1ha để sớm che phủđất (có tác dụng chống cỏ

dại và chống xói mòn) đang là một xu thế trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với việc trồng chè. Đặc biệt là những vườn mới trồng, cùng với tăng mật độ chè trên 1ha là việc áp dụng phương pháp tạo hình đốn chè cũng có tác dụng rất tốt

đến năng suất chè và bảo vệ đất giữ gìn môi trường sinh thái.

Việc bón phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng chè, bón phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo vệ

môi trường. Trồng cây bóng mát và để lại sản phẩm đốn trên vùng chè (cành và ngọn chè) nhờđó có thể giảm 50% lượng phân bón hàng năm.

Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây chè cũng rất quan trọng và là yếu tố chủ

yếu trong thâm canh chè, sâu bệnh có thể làm giảm sản lượng từ 10 đến 12%. Trên thực tế, khả năng phát hiện sâu bệnh của người nông dân thường rất kém, họ cũng không phát hiện được chính xác loại sâu bệnh. Do đó dẫn đến tình trạng phun thuốc một cách tràn lan, vừa lãng phí mà chất lượng sản phẩm lại giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và hiệu quả sản xuất.

Tăng năng xuất và chất lượng nguyên liệu, ở đây kỹ thuật tiến bộ về

giống mới, quy trình canh tác mới là yếu tố quyết định. Giống mới cùng cách trồng phổ biến bằng cành thay thế cho cách trồng bằng hạt tạo ra năng suất gấp 2 đến 3 lần giống cũ. Đổi mới cơ cấu giống cho từng vùng để tạo sự thay đổi mạnh mẽ chất lượng nguyên liệu cho chế biến.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 65 - 69)